Quy định về người mất năng lực hành vi dân sự? Người bị tâm thần đánh người thì có bị xử phạt hay không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, Hàng xóm bên cạnh nhà tôi có 1 người tâm thần, người này thường xuyên chửi bới mọi người và còn nhiều lần đánh mẹ, gây mất trật tự an toàn khu vực. Cha của người tâm thần lại còn bảo vệ con. Và theo tôi biết ông ta còn đang lợi dụng con mình để gây ảnh hưởng với gia đình con riêng về chuyện tranh giành tài sản.

Vậy, người này và con bị tâm thần của mình thường xuyên chửi bới mọi người rồi còn nói sẽ giết hết ai đụng đến họ thì trường hợp này sẽ bị xử lý  như thế nào? Người con có hành vi đánh người thì có bị bắt giữ hay không?

Cảm ơn Luật sư!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

 

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

 

 

2. Luật sư tư vấn:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì người con ( anh A ) có dấu hiệu của bệnh tâm thần. Tuy nhiên tình trạng sức khỏe này của bệnh nhân là do có hồ sơ bệnh án xác nhận hay chỉ do mọi người trong xóm nghĩ và biết với nhau vậy thôi. Theo quy định tại điều 22  về mất năng lực hành vi dân sự thì: 

1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Như vậy, nếu cá nhân anh A bị bệnh tâm thần khiến cho người đó không thể nhận thức, làm chủ hành vi thì bố mẹ của anh A có thể thực hiện giám định sức khỏe cho A sau đó làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố  A bị mất năng lực hành vi dân sự. 

Tất cả các giao dịch dân sự do A thực hiện kể từ khi có Quyết định của Tòa án đều sẽ do bố mẹ của A- người đại diện theo pháp luật của A chịu trách nhiệm. Vì vậy, nếu A có hành vi đánh người khác thì A cũng sẽ không bị bắt giữ hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ theo Điều 21  quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự như sau:

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

 Đối với hành vi chửi bới hàng xóm do A và bố A thực hiện thì bố A sẽ phải chịu trách nhiệm cả cho mình cũng như cho con ( vì bố A là người đại diện theo pháp luật của A), trường hợp này pháp luật quy định sẽ xử phạt hành chính trước, mức phạt được xác định là từ 100.000 đồng- 300.000 đồng căn cứ theo khoản 1 điều Điều 5  như sau:

 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự về hành vi dân sự, gọi:    để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *