Quy định về ký kết hợp đồng liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào xin giấy phép,
Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Hiện công ty tôi đang có nhu cầu ký kết các hợp đồng liên doanh đối với các đối tác nước ngoài tại Myanmar để kinh doanh. Tôi muốn tìm hiểu các quy định pháp lý về lĩnh vực này? Luật sư có thể tư vấn sơ bộ giúp tôi được không?

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

Kính thư

Người gửi: VK Oanh

Hợp đồng liên danh với nước ngoài?

– Ảnh minh họa

 

Trả lời:

Chào bạn! Với câu hỏi của bạn Công ty Luật Minh Khuê xin giải đáp như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

– 

– 

– 

2. :

Theo như chúng tôi được biết, Quý khách hàng có nhu cầu ký kết các hợp đồng liên doanh với đối tác nước ngoài tại Myanmar để kinh doanh. Ở đây, chúng tôi xin đề cập đến việc hỗ trợ Quý khách hàng trong việc chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và tiến hành thủ tục yêu cầu cấp giấy chứng nhận đầu tư cho việc thành lập công ty liên doanh giữa Quý khách hàng và đối tác Myanmar. Thành lập công ty liên doanh là thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời với việc thành lập công ty tức là Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Để thành lập công ty liên doanh nhà đầu tư tiến hành như sau:

Soạn thảo hợp đồng liên doanh:

( Tham khảo Điều 54 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 Hoặc )

Hợp đồng liên doanh có những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân đầu tư tham gia liên doanh và người đại diện theo pháp luật của các bên liên doanh; tên, địa chỉ của doanh nghiệp liên doanh.

2. Loại hình doanh nghiệp.

3. Lĩnh vực, ngành nghề và phạm vi kinh doanh.

4. Vốn điều lệ, phần góp vốn của mỗi bên, phương thức, tiến độ góp vốn điều lệ.

5. Tiến độ thực hiện dự án.

6. Thời hạn hoạt động của dự án.

7. Địa điểm thực hiện dự án.

8. Quyền và nghĩa vụ của các bên liên doanh.

9. Các nguyên tắc quản lý tài chính; phân chia lợi nhuận và xử lý lỗ trong kinh doanh.

10. Thể thức sửa đổi và chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng, điều kiện chấm dứt hoạt động, giải thể doanh nghiệp.

11. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Ngoài các nội dung trên, các bên liên doanh có quyền thỏa thuận những nội dung khác trong hợp đồng liên doanh nhưng không trái với quy định của pháp luật.

Hợp đồng liên doanh phải do đại diện có thẩm quyền của các bên liên doanh ký tắt vào từng trang và ký đầy đủ vào cuối hợp đồng. Hợp đồng liên doanh có hiệu lực kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Nếu bên Quý khách hàng gặp khó khăn trong việc soạn thảo Hợp đồng liên doanh với đối tác Myanmar, Công ty Luật Minh Khuê sẽ hỗ trợ tham gia đàm phán với đối tác Myanmar trong việc ký kết hợp đồng liên doanh thành lập công ty, đồng thời soạn thảo Hợp đồng liên doanh. 

Tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

a) Trình tự: 

1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa (BPMC) Sở kế hoạch và đầu tư/ Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (SKH&ĐT/BQLKCN). Một số cơ quan chưa có BPMC nhà đầu tư thực hiện nộp hồ sơ tại phòng văn thư hoặc phòng ban khác theo quy định cụ thể của từng địa phương;

2. Sở KH&ĐT/BQLKCN: thụ lý hồ sơ, ra Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc trình UBND Thành phố/Giám đốc BQLKCN phê duyệt;

3. Nhà đầu tư nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại BPMC. Nếu hồ sơ không hợp lệ: kết quả là Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau khi sửa đổi hồ sơ, nhà đầu tư nộp lại hồ sơ tại BPMC và thực hiện theo trình tự như lần nộp đầu tiên.

b) Thành phần, số lượng hồ sơ chuẩn bị gồm: 

1. Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu I-3. Nhà đầu tư tham khảo hướng dẫn cách ghi các mẫu văn bản trên tại phụ lục IV-1 của Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH ngày19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

2. Báo cáo năng lực tài chính của Nhà đầu tư do Nhà đầu tư tự lập và chịu trách nhiệm. Nội dung báo cáo phải thể hiện rõ nguồn vốn đầu tư mà Nhà đầu tư sử dụng để đầu tư và Nhà đầu tư có đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án. Nhà đầu tư có thể chứng minh bằng các tài liệu nộp kèm:

– Báo cáo tài chính (đối với nhà đầu tư là pháp nhân);

– Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng (đối với Nhà đầu tư là cá nhân hoặc Nhà đầu tư là pháp nhân mới thành lập).

3. Bản giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của phápluật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện (quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư và Phụ lục III Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ). Điều kiện đầu tư được quy định tại các luật chuyên ngành của Nhà nước Việt Nam và các cam kết quốc tế trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nhà đầu tư có thể tham khảo tại Biểu cam kết thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO; tra cứu hệ thống CPC tại trang web của Liên hiệp quốc.

Đối với các dự án thực hiện quyền phân phối, quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, hồ sơ bổ sung thêm:

– Bản giải trình việc đáp ứng các về quốc tịch pháp nhân, hình thức đầu tư, hàng hóa và dịch vụ kinh doanh, phạm vi hoạt động.

Lưu ý: Nhà đầu tư tham khảo Quyết định 10/2007/QĐ-BTM ngày 21/05/2007 của BộThương mại, Thông tư 09/2007/TT-BTM ngày 17/07/2007 của Bộ Thương mại, Thông tư 05/2008/TT-BCT ngày 14/04/2008 của Bộ Công Thương, Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 của Chính Phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Công Thương: số 6656/BCT-KH ngày 13/7/2009; văn bản số 9093/BCT-KH ngày 29/09/2011.

– Bản đăng ký nội dung thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu (trường hợp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu mà không kinh doanh phân phối hoặc các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa), hoặc Bản đăng ký nội dung thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (trường hợp đầu tư để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan mua bán hàng hóa).Trong các bản đăng ký, Nhà đầu tư nêu rõ danh mục mã số HS các hàng hóa xuất, nhập khẩu, phân phối.

4. Giải trình kinh tế – kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường (chỉ áp dụng đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên).

5. Dự thảo Điều lệ công ty có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền.

6. Danh sách thành viên (lập theo mẫu II-1 của Thông tư 14/2010/TT-BKH ngày 04/6/2010 hoặc mẫu I-8 của Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 21/9/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

7. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của Nhà đầu tư:

7.1. Đối với Nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:

– Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (còn hiệu lực)

– Cá nhân có quốc tịch nước ngoài:

+ Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Giấy do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và hộ chiếu.

+ Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam: Hộ chiếu.

7.2. Đối với Nhà đầu tư là tổ chức:

+ Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác.

+ Văn bản uỷ quyền của chủ sở hữu cho người được uỷ quyền (tham khảo nội dung ủy quyền tại Điều 48 Luật Doanh nghiệp) và Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền.

Lưu ý: Đối với tài liệu của tổ chức nước ngoài thì các văn bản trên phải được hợp pháp hóa lãnh sự (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ).

8. Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

9. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

10. Trường hợp kinh doanh kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề, thì hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư phải kèm Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) và/hoặc các cá nhân khác quy định tại Điều 9 Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ và giấy tờ chứng minh cá nhân đó đang hoặc sẽ làm việc cho doanh nghiệp.

11. Trường hợp dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước thì phải có văn bản chấp thuận việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.

12. Nhằm phục vụ cho công tác quản lý trên địa bàn cũng như thuận tiện trong việc xem xét về tính hợp pháp của địa điểm, đề nghị Nhà đầu tư xuất trình hồ sơ pháp lý liên quan đến địa chỉ trụ sở chính và địa điểm thực hiện dự án (Bản sao hợp lệ Hợp đồng thuê địa điểm có công chứng hoặc các giấy tờ pháp lý liên quan chứng minh được quyền sử dụng hợp pháp địa điểm) kèm theo hồ sơ.

Lưu ý:

– Trong trường hợp, Nhà đầu tư ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác làm thủ tục đầu tư thì khi nộp hồ sơ tại Sở KHĐT phải xuất trình Giấy CMND/hộ chiếu/Chứng thực cá nhân hợp pháp và Văn bản ủy quyền.

– Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có xác nhận của tổ chứccó chức năng dịch thuật.

– Số lượng hồ sơ nộp: 08 bộ hồ sơ (trong đó 01 bộ gốc).

Trường hợp dự án đầu tư  thuộc thẩmquyền chấp thuận của Thủ tướng chính phủ: 10 bộ hồ sơ.

– Quy cách hồ sơ: + Hồ sơ làm bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng.

+ Đóng thành từng quyển.

+ Bìa cứng (không sử dụng bìa còng).

+ Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự các đầu mục hồ sơ đã hướng dẫn như trên)

+ Trên bìa hồ sơ ghi rõ : Tên Công ty/ Dự án, Loại hồ sơ (Cấp mới/Điều chỉnh/Giải thể), thông tin của người nộp (Tên, số điện thoại, địa chỉ).

– Thời gian xem xét, cấp Giấy chứng nhận đầu tư kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ:

+ 30 ngày làm việc nếu dự án đầu tư thuộc diện thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư .

+ 45 ngày làm việc nếu dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Tiến hành xin cấp Giấy chứng nhận mã số thuế và dấu công ty:

Sau khi Giấy chứng nhận đầu tư được cấp, nhà đầu tư liên hệ:

– Cục thuế tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương để xin cấp Giấy chứng nhận công ty.

– Công an tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương để xin cấp Dấu và Giấy chứng nhận mẫu dấu công ty.

Trên đây là các khâu và giấy tờ tài liệu cần chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng liên doanh. Nếu bạn muốn làm hồ sơ thành lập công ty liên doanh vui lòng liên hệ với Ban Tư vấn luật để Công ty  chúng tôi để tiếp tục được hỗ trợ tư vấn cho Quý khách hàng. 

Trân Trọng!

Bộ phận sở hữu trí tuệ – Minh KHuê 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *