Quy định về góp vốn bằng tài sản mới nhất

Kính gửi công ty xin giấy phép, những loại tài sản nào có thể được góp vào công ty, tôi có phải chịu trách nhiệm gì về loại tài sản mà mình góp không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề mà mình gặp phải. Xin cảm ơn

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục của công ty chúng tôi. Câu hỏi của bạn được chúng tôi trả lời như sau:

1. Tài sản là gì? Tài sản góp vốn là gì?

Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị , công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền khác theo quy định của luật Sở hữu trí tuệ. Lưu ý: chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp của quyền tác giả, quyền liên quan nói tên mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn.

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.

2. Tài sản góp vốn có thể chuyển quyền sở hữu không?

Khi cá nhân , tổ chức góp vốn vào công ty phải thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn.

Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu (như ô tô, xe máy, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất) hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì cá nhân, tổ chức góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu thì cá nhân, tổ chức góp vốn phải thực hiện bằng việc góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

Lưu ý: Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

3. Tại sao phải góp vốn?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi cá nhân, tổ chức góp đúng và đủ loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì cá nhân, tổ chức đó có các quuyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp.

Trường hợp cá nhân, tổ chức không góp đủ hoặc chưa góp đủ số vốn như đã cam kết sẽ bị xử lý như sau:

– Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa góp vốn theo cam kết thì đương nhiên không còn là thành viên, cổ đông công ty;

– Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa góp đủ vốn theo cam kết thì có các quyền tương ứng với phần vốn góp hoặc cổ phần đã góp;

– Cổ phần hoặc phần vốn góp chưa góp của thành viên được chào bán theo quyết định của Đại hội đồng Cổ đông công ty cổ phần hoặc Hội đồng thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên

4. Khi nào cần góp vốn

– Đối với công ty TNHH một thành viên, Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

– Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Các cổ đông trong công ty cổ phần phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn là 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định một thời hạn khác ngắn hơn.

– Đối với doanh nghiệp tư nhân: Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

5. Không góp đủ vốn như đã cam kết sẽ bị xử phạt thế nào?

Ngoài việc không có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp, thì doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký, ngoài ra buộc phải điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp cổ phần của các thành viên, cổ đông công ty bằng số vốn đã góp.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong sớm nhận được sự hợp tác của khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận Doanh nghiệp – Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *