Quy định mức lương tối thiểu vùng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2019

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Mức lương tối thiểu vùng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2019 là bao nhiêu? Nếu đóng dưới mức lương tối thiểu quy định thì bị xử phạt như thế nào? Nếu doanh nghiệp không đóng BHBB cho người lao động

1. Hỏi về mức lương tối thiểu vùng để đóng bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2019

Hiện em đang sinh sống và làm việc tại quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh, vậy quy định về mức lương tối thiểu vùng để đóng Bảo hiểm xã hội hiện nay là bao nhiêu ạ? Em xin cảm ơn ạ

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Bộ phận Công ty Xin giấy phép. Dựa trên các căn cứ của pháp luật, chúng tôi đưa ra nội dung tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý

– Nghị định 72/2018/NĐ-CP

– Quyết định 595/2018/NĐ-CP

1. Mức tiền lương đóng bảo hiểm tối thiểu

Căn cứ theo quy định tại Điều 3,

“Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng

1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

a) Mức 4.180.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I;

b) Mức 3.710.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II;

c) Mức 3.250.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III;

d) Mức 2.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”

– Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

– Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề), mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Cách tính như sau:

Vùng

Mức lương đóng BHXH tối thiểu cho người lao động
đã qua học nghề

Địa bàn thuộc vùng I

= 4.180.000 + (4.180.000 x 7%) = 4.472.600 đồng/tháng

Địa bàn thuộc vùng II

= 3.710.000 + (3.710.000 x 7%) = 3.969.700 đồng/tháng

Địa bàn thuộc vùng III

= 3.250.000 + (3.250.000 x 7%) = 3.477.500 đồng/tháng

Địa bàn thuộc vùng IV

= 2.920.000 + (2.920.000 x 7%) = 3.124.400 đồng/tháng

– Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.(Điều 5 Nghị định 157/2018/NĐ-CP)

2. Mức lương đóng bảo hiểm tối đa

– Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở.

Từ ngày 1/7/2018 đến ngày 30/6/2019, mức lương cơ sở là: 1.390.000 đ/tháng.

Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT tối đa bằng 1.390.000 x 20 = 27.800.000 đ/tháng

– Mức tiền lương tháng đóng BHTN tối đa bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

Vùng

Mức tiền lương tháng đóng BHTN mức tối đa

Địa bàn thuộc vùng I

= 4.180.000 x 20 = 83.600.000 đồng/tháng

Địa bàn thuộc vùng II

= 3.710.000 x 20 = 74.200.000 đồng/tháng

Địa bàn thuộc vùng III

= 3.250.000 x 20 = 65.000.000 đồng/tháng

Địa bàn thuộc vùng IV

= 2.920.000 x 20 = 58.400.000 đồng/tháng

Như vậy, nếu bạn ở Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh thì mức lương tối thiểu vùng để đóng BHXH của bạn là 4.180.0000 đồng/tháng

Trên đây là nội dung tư vấn của Xin giấy phép, nếu còn vướng mắc xin vui lòng gọi điện theo số tổng đài để được hỗ trợ và giải đáp.

2. Đóng Bảo hiểm bắt buộc cho người lao động dưới mức lương tối thiểu vùng theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?

Hiện nay, tôi đang ở vùng 1 theo quy định thì mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp đóng cho tôi là 4.180.000 đồng/tháng, nhưng tôi lại được đóng theo mức 3.710.000 đồng/tháng. Cho tôi hỏi, như vậy doanh nghiệp có đang vi phạm luật hay không? Và doanh nghiệp bị xử lý thê nào? xin chân thành cảm ơn

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Xin giấy phép, với câu hỏi của bạn chúng tôi đưa ra nội dung tư vấn như sau:

Căn cứ Quy định tại Khoản 2, Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP

“2.Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, tại thời điểm lập biên bản nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”

Như vậy, nếu doanh nghiệp của bạn đóng Bảo hiểm bắt buộc dưới mức quy định thì sẽ bị theo quy định như trên và buộc truy nộp số tiền bảo hiễm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Xin giấy phép, nếu còn vướng mắc và cần giải đáp bạn vui lòng gọi đến số tổng đài để được hỗ trợ, giải đáp.

Trân trọng./.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *