Quy định mới về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Việt Nam

Quyền bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam được quy định như thế nào ? Các bước, thủ tục, quy trình để có thể đăng ký được một thương hiệu thành công tại Việt Nam được quy định như thế nào ? Luật sư tư vấn và cung cấp một số thông tin pháp lý cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Việt Nam

Nhãn hiệu hàng hóa là một tài sản trí tuệ quý giá, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh, cạnh tranh và phát triển thị trường của một doanh nghiệp, dù doanh nghiệp đó thực hiện sản xuất hàng hóa hay cung cấp dịch vụ. Theo thời gian, cùng với sự phát triển kinh doanh, uy tín của nhãn hiệu ngày càng được bồi đắp, dẫn đến giá trị của nó ngày càng tăng tiến, nhất là khi nhãn hiệu đã trở thành nhãn hiệu nổi tiếng và được đông đảo người tiêu dùng biết đến.

Một hệ quả tất yếu đối với các nhãn hiệu nổi tiếng là sự thu hút khách hàng lớn hơn, thị phần cũng nhiều hơn so với các nhãn hiệu không nổi tiếng khác, vì vậy, sự xâm phạm dù vô tình hay hữu ý cũng nhiều và khốc liệt hơn. Do đó, vấn dể bảo hộ hữu hiệu nhãn hiệu nổi tiếng và tạo cho chúng sự bảo hộ đặc biệt hơn đã trở thành mối quan tâm cũng như đồng thuận của các quốc gia từ cuối thế kỷ XIX. Việt Nam là quốc gia đang từng bước đi vào nền kinh tế thị trường và là thành viên của công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp và đang thực hiện các quy định của hiệp định TRIPS nên có trách nhiệm phải thực hiện các cam kết về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng quy định trong các điều ước quốc tế này.

Ta có thể thấy rằng, các dấu hiệu muốn trở thành nhãn hiệu và được pháp luật bảo vệ phải đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo hộ. Các nước khác nhau quy định tiêu chuẩn bảo hộ khác nhau. Dù khác nhau về chi tiết nhưng các tiêu chuẩn bảo hộ có thể được chia thành hai loại. Tiêu chuẩn bảo hộ thứ nhất liên quan đến chức năng cơ bảo của nhãn hiệu nhằm phân biệt hàng hoá, dịch vụ của nhà sản xuất này với hàng hoá, dịch vụ của nhà sản xuất khác. Tiêu chuẩn thứ hai liên quan đến tính ảnh hưởng của nhãn hiệu. Những nhãn hiệu có tính lừa dối công chúng, hoặc xâm phạm đạo đức, trật tự công cộng sẽ bị coi là những dấu hiệu loại trừ, những dấu hiệu không được bảo hộ là nhãn hiệu. Điều 6 (quinquies) của Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp quy định nhãn hiệu được bảo hộ theo điều 6 (quinquies) A có thể bị từ chối nếu không có bất kì một đặc tính phân biệt nào hoặc trái với đạo đức hoặc trật tự công cộng và cụ thể là có tính lừa dối công chúng.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền

: 0986.386.648

Tuy cả trong bộ luật dân sự 1995 cũng như nghị định hướng dẫn không có những quy định cụ thể về nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có dành cho những nhãn hiệu loại này một sự bảo hộ bước đầu: không chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá có các dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác được coi là nổi tiếng. Trong thực tiễn, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (trước đây là cục Sở hữu Công nghiệp) đã áp dụng điều khoản trên để từ chối bảo hộ các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng (cả trong trường hợp những nhãn hiệu này chưa đăng kí bảo hộ tại Việt Nam). Năm 1992, Cục Sở hữu Công nghiệp đã bác bỏ đơn đăng kí nhãn hiệu hàng hoá “McDonald’s” cho một công ty Australia cho các sản phẩm đồ ăn nhanh, dịch vụ ăn uống và các nhóm sản phẩm khác. Sự ra đời của bộ luật chuyên ngành Sở hữu trí tuệ năm 2005 đánh dấu bước tiến vô cùng quan trọng của Việt Nam trong vấn đề bảo hộ các đối tương sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng. Luật mới đưa ra một khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng chuẩn xác hơn cũng như các tiêu chí cụ thể để xác định nhãn hiệu nổi tiếng. Ngoài ra, các nghị định hướng dẫn thi hành luật được ban hành như nghị định 103,105 càng khẳng định vị trí và vai trò của nhãn hiệu nổi tiếng không ngừng được chú trọng trong các văn bản pháp quy cũng như trong đời sống.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong Nghị định 06/2001/NĐ–CP ngày 01/02/2001 đã đưa ra quy định về nhãn hiệu nổi tiếng: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được sử dụng liên tục cho sản phẩm, dịch vụ uy tín khiến cho nhãn hiệu đó được biết đến một cách rộng rãi.” Định nghĩa này đã bộc lộ một số bất cập trong cách hiểu cũng như là trong quá trình áp dụng pháp luật và chỉ đến năm 2005 khi luật Sở hữu trí tuệ ra đời mới có những tiêu chí cụ thể rõ ràng để xác định một nhãn hiệu là nổi tiếng. Theo như khái niệm trên, một nhãn hiệu nổi tiếng phải đáp ứng được hai yếu tố là “được sử dụng liên tục” và “được biết đến một cách rộng rãi”. Quy định như vậy là không rõ ràng. Thứ nhất, nếu “liên tục” dưới góc độ thời gian là liên tiếp, kế tiếp mà không có sự gián đoạn thì một nhãn hiệu phải được sử dụng trong khoảng thời gian là 10 năm, 20 năm hay lâu hơn mới đuợc coi là “liên tục”? Thứ hai, một nhãn hiệu như thế nào thì được coi là có “uy tín” để được biết đến “rộng rãi” . Đối với sản phẩm hàng hóa, “uy tín” được tạo nên bởi những yếu tố nào và nếu “được biết đến rộng rãi” là nói tới số lượng người biết đến trong nước hay ngoài nước? Khắc phục những thiếu sót này, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 đã đưa ra khái niệm mới về nhãn hiệu nổi tiếng: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam” , cùng với các tiêu chí cụ thể để xác định một nhãn hiệu là nổi tiếng được quy định tại điều 75.

Chế định “nhãn hiệu nổi tiếng” trong Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam là việc thực thi Điều 6 bis Công ước Pari 1883 mà Việt Nam là thành viên. Nội dung điều 6 quy định: “Các nước thành viên có trách nhiệm từ chối hoặc hủy bỏ đăng ký, ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu mà nhãn hiệu đó có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được cơ quan thẩm quyền của nước đăng ký hoặc sử dụng coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại nước đó”. Để đánh giá sự nổi tiếng của nhãn hiệu, không nhất thiết phải đánh giá tất cả các tiêu chí trên mà tuỳ từng trường hợp cụ thể. Nếu là sản phẩm thông dụng, rẻ tiền thì sự nổi tiếng của nhãn hiệu có thể đòi hỏi số lượng sản phẩm phải nhiều, tuy nhiên, có sản phẩm được rất nhiều người biết đến nhưng người ta lại không có điều kiện để sử dụng. Tại quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành mộ số điều của Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Thế nhưng, luật cũng như nghị định hướng dẫn thi hành lại chưa quy định cụ thể các bước để nhãn hiệu được công nhận là nổi tiếng, do vậy theo quy định trong nghị định 06/CP tại điều 8 khoản 3: “ Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng phát sinh trên cơ sở quyết định công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” vẫn được áp dụng. Tuy vậy, đây là bước nhảy rất ý nghĩa trong pháp luật nước ta về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Mặc dù trên đây chỉ là những tiêu chí mang tính định tính nhưng ít nhiều nó đã nói lên được những hành động mang tính tích cực trong việc bảo vệ nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam. Theo quan điểm của tôi, việc quy định các tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng như tại điều 75 là chưa hoàn toàn triệt để. Các tiêu chí này nên phải thoả mãn được lợi ích của ba phía: nhà nước, doanh nghiệp và khách hàng. Tám tiêu chí được quy định trong luật Sở hữu trí tuệ của chúng ta hầu như chủ yếu xuất phát từ lợi ích của khách hàng rồi đến doanh nghiệp mà chưa chú trọng đến lợi ích của nhà nước. Ví dụ như, một nhãn hiệu trên thực tế có thể là không nổi tiếng hoặc không thật sự nổi tiếng nhưng, để bảo vệ lợi ích công, nhà nước vẫn có thể cho nhãn hiệu này một cơ chế bảo hộ như một nhãn hiệu nổi tiếng bằng việc quyết định nhãn hiệu đó là nổi tiếng. Điều này là hoàn toàn phù hợp với bản Khuyến nghị chung của WIPO có quy định như sau: “ Quốc gia thành viên có thể quyết định một nhãn hiệu là nổi tiếng, cho dù nhãn hiệu không nổi tiếng hoặc, nếu quốc gia thành viên áp dụng khoản (c) trên, biết rõ rằng, nhãn hiệu không là nổi tiếng trong bất kì một lượng công chúng hợp lí nào trong quốc gia mình”. Để một nhãn hiệu trở nên nổi tiếng, chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, đòi hỏi chủ nhãn hiệu phải mất hàng chục năm dày công xây dựng. Đây không chỉ đơn thuần là nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của chủ nhãn hiệu mà trong nhiều trường hợp đó còn là phần di sản và niềm tự hào của quốc gia (như HONDA của người Nhật, Coca Cola của người Mỹ). Cũng do vậy, Luật Sở hữu trí tuệ dành cho những nhãn hiệu nổi tiếng mức độ bảo hộ rất cao. Cụ thể, đối với nhãn hiệu nổi tiếng, phạm vi bảo hộ của một nhãn hiệu nổi tiếng rộng hơn nhãn hiệu thông thường và bao trùm lên cả các sản phẩm, dịch vụ không cùng loại. Mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không cùng loại, không tương tự với, và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nếu có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng đều bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng. Điều này được quy định tại điều 129 khoản 1 điểm d. Luật nhãn hiệu của Anh quy định hành vi sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng cho bất kỳ hàng hoá hay dịch vụ, không xét đến bản chất hàng hoá hay dịch vụ đó trùng hay tương tự đều bị coi là hành vi xâm phạm nếu việc sử dụng đó có thể gây ra một trong các hệ quả sau:

Tạo ra lợi thế cạnh tranh không công bằng

Gây tổn hại đế khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng

Gây tổn hại đến danh tiếng của nhãn hiệu nổi tiếng

Như vậy, mặc dù Luật Sở hữ trí tuệ Việt Nam cũng có quy định giống với luật nhãn hiệu của Anh về tiêu chí nhãn hiệu song lại rất khác về mặt hệ quả: theo luật nhãn hiệu của Anh, hệ quả của hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng là xuất phát từ bản chất của nhãn hiệu đó là tính phân biệt, xuất phát từ lợi ích thực tiễn là khả năng cạnh tranh và xuất phát từ giá trị vô hình của quyền Sở hữu trí tuệ và đặc thù của nhãn hiệu nổi tiếng đó là danh tiếng của nhãn hiệu. Còn hệ quả theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam lại xuất phát từ hệ quả rất chung được áp dụng cho mọi loại nhãn hiệu. Hệ quả thứ hai trong Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng chỉ là mở rộng của hệ quả thứ nhất đó là khả năng gây ấn tượng sai lệch mối quan hệ giữa chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng với người sử dụng. Nội hàm của sự sai lệch về mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người sử dụng cũng đã hàm chứa sự sai lệch về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ và từ đó dẫn đến sự nhầm lẫn. Cụ thể, các hệ quả xác định hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng là :

Có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá ; hoặc

Gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Đặc thù của nhãn hiệu nổi tiếng, xét về mặt lý luận là tính phân biệt của nhãn hiệu rất cao, cao hơn nhiều với nhãn hiệu thông thường khác, phạm vi bảo hộ nhãn hiệu cũng triệt để hơn, và xét về mặt thực tiễn là được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. Người tiêu dùng nhận thức được rất rõ nguồn gốc của các nhãn hiệu nổi tiếng, do đó, khả năng xảy ra nhầm lẫn về nguồn gốc giữa hàng hoá hoặc dịch vụ gắn nhãn hiệu nổi tiếng với hàng hoá hoặc dịch vụ gắn nhãn hiệu thông thường là ít xảy ra hơn với cá nhãn hiệ thông thường với nhau. Mục đích của việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng không chỉ là ngăn ngừa hành vi sử dụng gây nhầm lẫn mà còn là ngăn ngừa hành vi sử dụng có thể làm tổn hại đến danh tiếng của nhãn hiệu nổi tiếng. Do đó, quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam chưa đáp ứng được mục đích này.

Khi một đơn dăng kí nhãn hiệu hàng hoá được nộp tới Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi xem xét về hình thức cũng như tính hợp lệ của đơn, Cục sẽ tiếp nhận đơn và thực hiện xét nghiệm nội dung. Một trong những vấn đề được xét tới là khả năng phân biệt của nhãn hiệu được quy định tại điều 74 , . Trong đó, nhãn hiệu không được coi là có khả năng phân biệt nếu nó là một dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng. Quy định như vậy là phù hợp với thực tế cũng như thông lệ trên thế giới. Tuy nhiên, Luật chưa quy định cụ thể những dấu hiệu như thế nào thì được coi là “trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu nổi tiếng. Khắc phục điều này, có hướng dẫn như sau: dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu: hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Hoặc hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Ngoài ra, ta có thể tham khảo đến bản Khuyến nghị chung của WIPO về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng (những nhãn hiệu như vậy được gọi là nhãn hiệu gây xung đột). Theo đó, nhãn hiệu sẽ bị coi là gây xung đột với nhãn hiệu nổi tiếng khi nhãn hiệu này, hoặc một phần của nhãn hiệu này, có chứa sự sao chép, sự bắt chước, sự phiên dịch, hoặc sự phiên chữ của nhãn hiệu nổi tiếng, có khả năng gây nhầm lẫn, nếu nhãn hiệu, hoặc phần cơ bản của nhãn hiệu này, được sử dụng, là đối tượng của đơn đăng kí hoặc đã được đăng kí đối với loại hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu. Không kể đến các loại hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu này là đối tượng của đơn đang kí hoặc đã được đăng kí, nhãn hiệu này sẽ bị coi là xung đột với nhãn hiệu nổi tiếng khi nhãn hiệu này hoặc một phần cơ bản của nhãn hiệu này có chứa sự sao chép, sự bắt chước, sự phiên dịch, hoặc sự phiên chữ của nhãn hiệu nổi tiếng, và khi có ít nhất một trong các điều kiện sau đây:

Sự sử dụng nhãn hiệu đó biểu thị một mối liên hệ giữa hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu, là đối tượng của đơn đăng kí, hoặc đã được đăng kí, và của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng, và có nguy cơ đe dọa lợi ích của họ;

Sự sử dụng nhãn hiệu đó có khả năng làm suy yếu hoặc lu mờ theo cách không công bằng những đặc tính khác biệt của nhãn hiệu nổi tiếng;

Sự sử dụng nhãn hiệu đó có thể sẽ gây bất lợi cho những đặc tính khác biệt của nhãn hiệu nổi tiếng.

Về thời hạn bảo hộ, pháp luật cũng dành cho những nhãn hiệu loại này một ưu đãi đặc biệt: quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ vô thời hạn tính từ ngày nhãn hiệu được công nhận là nổi tiếng ghi trong quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy vậy, ta cũng không loại trừ trường hợp một nhãn hiệu nổi tiếng không được bảo hộ nữa. Đó là khi nhãn hiệu không còn nổi tiêng nữa, hay nói cách khác là khi các tiêu chí làm nhãn hiệu đó trở thành nổi tiếng không còn trên thực tế hoặc nhãn hiệu đã trở thành tên gọi chung của một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định (trường hợp này còn gọi là sự lu mờ nhãn hiệu). Ở Hoa Kỳ, thậm chí còn có Đạo luật Liên bang về sự lu mờ nhãn hiệu (FTDA) vào năm 1995. Đạo luật này có những quy định về sự đền bù hay bồi thường cho việc làm lu mờ đối với nhãn hiệu nổi tiếng, các yếu tố để xác định một nhãn hiệu là phân biệt và nổi tiếng, đồng thời cũng đưa ra định nghĩa chính xác về thuật ngữ “sự lu mờ” (dilution), theo đó, sự lu mờ sẽ được hiểu là việc làm giảm khả năng của nhãn hiệu nổi tiếng trong việc xác định và phân biệt đối với hàng hóa hay dịch vụ mang nhãn hiệu. Lịch sử đã từng có những trường hợp như vậy mà điển hình là trường hợp của viên thuốc ASPIRIN. Trong hệ thống pháp luật về nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng của Việt Nam chưa đề câp đến các biện pháp cũng như chế tài ngăn cấm việc làm lu mờ nhãn hiệu.

Ðể hoàn thiện pháp luật thực thi và đặc biệt là quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng, theo tôi thời gian tới cần tập trung:

Một là, hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực thi quyền Sở hữu trí tuệ, quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng trong pháp luật dân sự như: hoàn thiện các quy định về việc xác định các hành vi xâm phạm; nâng cao vai trò của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp về nhãn hiệu, xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn thực thi quyền Sở hữu trí tuệ một cách kịp thời và có hiệu quả, xác định rõ thẩm quyền vụ việc của Tòa án trong việc xét xử các tranh chấp về Sở hữu trí tuệ, bổ sung những quy định chi tiết về các chế tài đủ mạnh để chống lại các hành vi xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu nổi tiếng, sớm ban hành những văn bản hướng dẫn chi tiết về vấn đề bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần gây ra do các hành vi xâm phạm. Đối với trường hợp xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng, cần sử đổi hành vi xâm phạm là hành vi gây tổn hại đến tính phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng. Ngoài ra, các tiêu chí để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng cần dành phần chủ động cho các doanh nghiệp bằng cách quy định thêm rằng doanh nghiệp có thể đệ trình bất kỳ yếu tố nào của doanh nghiệp mình để chứng minh cho nhãn hiệu là nổi tiếng, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét các yếu tố đó và quyết định cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu nổi tiếng hay không.

– Hai là, hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực thi quyền Sở hữu trí tuệ và quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng trong pháp luật hành chính.

– Ba là, hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực thi quyền Sở hữu trí tuệ trong pháp luật hình sự, cần ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Hình sự liên quan việc xét xử các vụ án hình sự về xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ cũng như là nhãn hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, về lâu dài Việt Nam cũng cần phải thay đổi cách nhìn và nên đi theo xu hướng chung, đó là việc đưa các vụ tranh chấp, xâm phạm về Toà án để giải quyết theo đúng bản chất dân sự của nó. Có thế Việt Nam mới thật sự hội nhập trong cộng đồng quốc tế.

2. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho công ty như thế nào ?

Kính chào công ty Minh Khuê! Chúng tôi là công ty Techno Excel Việt Nam, chuyên sản xuất linh kiện điện tử tại KCN VietNam-Singapore II, tỉnh Bình Dương. Hiện nay chúng tôi có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu (2 logo) sản phẩm thuộc nhóm 9 và nhóm 11 theo bản danh mục quốc tế phiên bản X-2015. Dự kiến chúng tôi sẽ đăng ký 10 sản phẩm cho nhóm 9, và 6 sản phẩm cho nhóm 11. Minh Khue Lawfirm vui lòng báo giá chi phí thực hiện và cho biết rõ:

1. Chi phí đăng ký theo nhóm (bất kể số lượng sản phẩm) hay là đăng ký theo nhóm với chi phí cho từng hạng mục sản phẩm trong nhóm đó (nhiều sản phẩm thì phải thêm chi phí)?

2. Trong trường hợp đăng ký tương tự như vậy không chỉ tại Viet Nam mà ở các nước ASEAN (trừ Laos, Cambodia, Myanmar) bao gồm Thai, Singapore, Mayasia,Indonesia, Brunei, Philipines thì xin vui lòng cho biết thủ tục và kinh phí. Chúng tôi xin cảm ơn!

Người gửi: H

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho công ty như thế nào?

Trả lời:

2.1. Chi phí đăng ký theo nhóm (bất kể số lượng sản phẩm) hay là đăng ký theo nhóm với chi phí cho từng hạng mục sản phẩm trong nhóm đó (nhiều sản phẩm thì phải thêm chi phí)

của Bộ Tài chính ngày 04/02/2009 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp như sau:

Các khoản phí, lệ phí

Lệ phí (đồng)

Lệ phí nộp đơn (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ)

– Nếu tài liệu đơn dạng giấy

180.000

– Nếu đơn kèm tài liệu điện tử mang toàn bộ nội dung tài liệu đơn

150.000

– Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi

30.000

Lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu)

600.000

Phí thẩm định nội dung (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ)

300.000

– Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi

60.000

Phí tra cứu thông tin (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ)

60.000

– Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi

24.000

Lệ phí đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

120.000

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

120.000

Lệ phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

120.000

Lệ phí gia hạn hiệu lực (cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ)

540.000

Theo đó chi phí đăng kí theo nhóm sẽ được tính cho 6 sản phẩm, nếu một nhóm có từ 7 sản phẩm trở lên bạn sẽ phải nộp thêm tiền cho mỗi sản phẩm, dịch vụ từ thứ 7 trở đi.

2.2. Trong trường hợp đăng ký tương tự như vậy không chỉ tại Việt Nam mà ở các nước ASEAN (trừ Laos, Cambodia, Myanmar) bao gồm Thai, Singapore, Mayasia, Indonesia, Brunei, Philipines

Các nước bạn muốn đăng kí nhãn hiệu đều không phải thành viên của Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa nên doanh nghiệp bạn muốn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại các nước trên phải đăng ký theo hệ thống đăng ký quốc gia tại Cục sở hữu trí tuệ của các nước đó hoặc đăng ký trực tuyến qua mạng internet

Các tài liệu cần thiết trong quá trình đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia ASEAN

a) Các tài liệu chung cần cung cấp:

– Tên đầy đủ, địa chỉ của chủ đơn

– Mẫu nhãn hiệu đăng ký

– Danh sách sản phẩm/dịch vụ

– Giấy ủy quyền công chứng

b) Các tài liệu cần chuẩn bị thêm tại các quốc gia

– Singapore: Bản tuyên bố sử dụng

– Indonesia: Giấy tuyên bố quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đã công chứng

– Malaysia: Giấy tuyên bố quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đã công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự

Còn chi phí sẽ tùy thuộc vào từng nước. Bạn có thể tham khảo bài viết sau của chúng tôi về thủ tục và chi phí .

3. Đăng ký nhãn hiệu URBAN DISTRICT

Công ty Xin giấy phép là đối tác tin cậy trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói riêng và các dịch vụ pháp lý trong các lĩnh vực khác nói chung với tiêu chí trung thực, uy tín và chất lượng.

1. Thông tin chủ đơn:

Tên đầy đủ: LƯƠNG ĐỨC DUY

Địa chỉ: Số nhà 31, Ngõ 54, Tổ 37, Phường Bồ Xuyên, Thành phố Thái Bình, Tỉnh Thái Bình.

2. Thông tin nhãn hiệu:

– Mẫu nhãn hiệu:

Đăng ký nhãn hiệu URBAN DISTRICT

– Mô tả nhãn hiệu:

Màu sắc: Màu đen và màu trắng.

Mô tả: Nhãn hiệu bao gồm phần hình và phần chữ trên nền màu trắng.

Phần hình: Là một hình tròn màu đen có hai đường viền. Đường viền bên ngoài có màu đen, đường viên bên trong có màu trắng và có tiết diện nhỏ hơn đường viền bên ngoài. Ở giữa hình tròn là hình chân dung khuôn mặt của một người đàn ông có đeo kính màu đen, được thiết kế cách điệu kết hợp màu đen trắng.

Phần chữ: Bên trong hình tròn, phía trên hình chân dung khuôn mặt người đàn ông và cong theo viền của hình tròn là chữ “URBAN DISTRICT” có màu trắng, được viết in hoa, in đậm, được thiết kế cách điệu và có nghĩa là “khu đô thị”. Bên trong hình tròn và đối xứng bên dưới với chữ “URBAN DISTRICT” là dòng chữ “https://www.facebook.com/UrBan.cf ” có màu trắng, có cỡ chữ nhỏ hơn chữ “URBAN DISTRICT” và không có nghĩa. Trong đó, chữ “U, B” được viết in hoa, các chữ còn lại được viết in thường.

Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tổng thể.

Lĩnh vực đăng ký bảo hộ:

Nhóm 43: Dịch vụ quán cà phê; Quán ăn tự phục vụ; Dịch vụ quầy rượu.

Số đơn: 4-2016-30115

4. Có thể sử dụng tiếng Pháp trong hồ sơ đăng ký Nhãn hiệu tại Việt Nam hay không

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi có một người bạn là người Pháp muốn đăng ký một Nhãn hiệu tại Việt Nam. Luật sư có thể cho tôi biết, bạn của tôi có thể sử dụng tiếng Pháp trong hồ sơ đăng ký Nhãn hiệu tại Việt Nam hay không?

Tôi xin cảm ơn luật sư!

Có thể sử dụng tiếng Pháp trong hồ sơ đăng ký Nhãn hiệu tại Việt Nam hay không

Trả lời:

– Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện nay, tất cả các thông tin trong Tờ khai đăng ký nhãn hiệu phải sử dụng tiếng Việt. Như vậy, tiếng Pháp sẽ không được chấp nhận sử dụng khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi, đối với những đơn nhãn hiệu của Chủ đơn nước ngoài, việc sử dụng cả tiếng Việt và tiếng Anh khi mô tả hàng hóa, dịch vụ sẽ rất hữu ích cho việc xem xét của xét nghiệm viên. Điều này sẽ giúp các xét nghiệm viên hiểu chính xác hơn bản chất của một hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp chưa rõ ràng hoặc gây nhầm lẫn. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh mô tả hàng hóa, dịch vụ sau khi nộp đơn (nếu có) có thể được thuận lợi chấp nhận hơn.

– Ngoài ra, theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, trường hợp cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam thì phải nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thông qua tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp hợp pháp tại Việt Nam. Bạn của bạn là người Pháp, do vậy, có thể ủy quyền cho một Tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp uy tín để thực hiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam vui lòng liên hệ trực tiếp với Chúng tôi để được tư vấn!

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ.

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư Sở hữu trí tuệ: 0986.386.648 hoặc gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: .

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Sở hữu trí tuệ – Công ty Xin giấy phép

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *