Quy định mới về bảo hiểm xã hội 1 lần đối với người tham gia bảo hiểm tự nguyện ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Người tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hay không ? Khi nào nên rút bảo hiểm xã hội một lần ? Hồ sơ và điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần là gì ? Những vấn đề này sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Quy định mới về đối với người tham gia bảo hiểm tự nguyện ?

Thưa luật sư: Em đang dạy hợp đồng tại một trường dân lập ở Hà Nội và em đã đóng bảo hiểm xã hội được hơn một năm theo hình thức tự đóng (mặc dù vẫn có hợp đồng nhưng thực chất nhà trường không hỗ trợ mà các giáo viên phải tự bỏ tiền ra đóng). Nay em muốn thanh toán hợp đồng để lấy lại số tiền đã đóng một năm qua mà không cần giấy chấm dứt hợp đồng với nhà trường được không ạ (vì em vẫn dạy ở đó) . Và nếu được thanh toán bảo hiểm thì sau này em muốn đóng bảo hiểm lại có được không ạ ?

Em xin chân thành cảm ơn !

Quy định mới về bảo hiểm xã hội 1 lần đối với người tham gia bảo hiểm tự nguyện ?

, gọi:

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của và .

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.”

Theo đó trường hợp bạn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nếu sau một năm không tiếp tục đóng Bảo hiểm xã hội thì được yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà không cần quyết định chấm dứt hợp đồng của nhà trường, sau này bạn hoàn toàn có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau khi hưởng Bảo hiểm xã hội một lần.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

2. Thanh toán 1 lần Bảo hiểm xã hội khi không có quyết định nghỉ việc ?

Chào các luật sư, em xin hỏi: em đã nghỉ việc và có quyết định chấm dứt thời điểm tháng 9/2016 (chốt sổ 5 năm 9 tháng), em đang giữ sổ.

Hiện nay em xuống bảo hiểm xã hội huyện để xin thanh toán 1 lần thì nhân viên họ tra dữ liệu có sự sai khác: quyết định nghỉ việc 9/2016, trên dữ liệu phần mềm bảo hiểm xã hội là tháng 10/2016 nên họ nói không giải quyết được. Công ty cũ không gặp được giám đốc nên cũng không ký lại được quyết định nghỉ việc. Bây giờ em phải làm gì để có thể thanh toán được ạ ?

Em xin cảm ơn.

tr- Đăng Công

Trả lời:

Theo quyết định về việc ban hành về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội có quy định

Điều 20: Hồ sơ

1. Sổ bảo hiểm xã hộI

2. Đơn theo mẫu số 14-HSB ( bản chính)

3. Đối với người ra nước ngoài để định cư có thêm một trong các giấy tờ sau:

3.1. Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam;

3.2. Bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng của một trong các giấy tờ sau đây:

3.2.1. Hộ chiếu do nước ngoài cấp;

3.2.2. Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;

3.2.3. Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp;

4. Trích sao hồ sơ bệnh án thể hiện người lao động đang bji mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, sơ gan cổ chướng, phong, lao năng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và hững bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Như vậy, theo quy định hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần không yêu cầu có quyết định nghỉ việc. Do đó quyết định nghỉ việc không có ảnh hưởng tới việc bạn rút tiền bảo hiểm một lần..

Lưu ý thêm: Điều 8

“Điều 8: Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại khoản 1 và khản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

b, Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội”

Vậy, phải sau một năm nghỉ việc và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì bạn mới có thể .

3. Thủ tục giải quyết Bảo hiểm xã hội 1 lần thực hiện ở đâu ?

Chào luật sư, Em tham gia bảo hiểm xã hội đến tháng 3/2017 được 9 năm 7 tháng. Tới thời điểm này em đã đủ 1 năm và đã đủ điều kiện để giải quyết bảo hiểm xã hội 1 lần. Em tham gia bảo hiểm xã hội ở Vũng Tàu. Em chưa có hộ khẩu hay hộ khẩu thường trú ở Vũng Tàu. Hộ khẩu của em ở Thanh Hóa. Cho em hỏi em có thể giải quyết bảo hiểm xã hội 1 lần ở Vũng Tàu được không ? Em có xuống bảo hiểm xã hội hỏi thì họ yêu cầu em phải có sổ hộ khẩu hoặc hộ khẩu thường trú ở Vũng Tàu.

Mong luật sư tư vấn giúp em. Cảm ơn luật sư!

– Hoàng Duy Trị

Trả lời: Theo quy định tại điểm 2, khoảng 2, Điều 26 quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội

2.2. Người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, người bảo lưu thời gian đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc và người tự đóng tiếp Bảo hiểm xã hội bắt buộc, người chờ đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu hoặc chờ hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số , nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 19 cho bảo hiểm xã hội huyện hoặc bảo hiểm xã hội tỉnh nơi cư trú để hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng; nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 20 cho bảo hiểm xã hội huyện hoặc bảo hiểm xã hội tỉnh nơi cư trú (trong trường hợp bảo hiểm xã hội tỉnh được phân cấp giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần) để hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Vậy, để hưởng bảo hiểm xã hội một lần, bạn bắt buộc nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần tại bảo hiểm xã hội huyện hoặc bảo hiểm xã hội tỉnh nơi cứ trú ( trong trường hợp bảo hiểm xã hội tỉnh được phân cấp giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần).

Căn cứ theo khoản 2, Điều 2 quy định nơi cứ trú:

2. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú”

Như vậy, bạn không thể giải quyết thủ tục hưởng Bảo hiểm xã hội một lần tại Vũng Tàu mà phải về Thanh Hóa để nộ hồ sơ hưởng Bảo hiểm xã hội một lần tại bảo hiểm xã hội huyện hoặc bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa, hoặc bạn phải đăng ký tạm trú tại Vũng Tàu thì mới có thể giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần tại Vũng Tàu.

>> Luật sư trả lời:

4. Thực hiện thủ tục bảo hiểm xã hội 1 lần thì được bao nhiêu tiền ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Vừa rồi sau 1 năm em không đóng bảo hiểm. Em đã nộp sổ bảo hiểm xã hội nhưng em không biết là khi lấy là được bao nhiêu tiền. Em bắt đầu đóng bảo hiểm từ tháng 11 năm 2012 và đến tháng 2 năm 2016 bắt đầu tháng 3 em không đóng nữa. Tổng cộng bảo hiểm của em là 3 năm 4 tháng.

Lương cơ bản của em là 3350 000 + 115 000 tổng cộng của em là 3465 000 và bảo hiểm của em là bên quân đội có khác gì với dân sự không luật sư. Vì em làm ở công ty than ở dưới Quảng Ninh. Công ty đó là của Bộ quốc phòng. Em đã nộp sổ hôm qua họ hẹn em đến 16 tháng 3 này đến lĩnh tiền. Vì vậy em muốn hỏi luật sư em được lĩnh khoảng bao nhiêu tiền và có phải mất phí gì không vậy.

Em xin luật sư tư vấn giúp em.

– Hà Văn Dũng

Trả lời:

– Khi một lần thì bảo hiểm xã hội bên quân đội khác gì với bên dân sự không?

Theo mục 3.4

“3.4. Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

3.4.1. Nếu xuất ngũ về địa phương thì tính: Thời gian làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế được cộng với thời gian tại ngũ để tính hưởng trợ cấp xuất ngũ từ nguồn bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Quân đội chi trả.”

Như vậy, trong việc nhận bảo hiểm xã hội một lần thì bảo hiểm bên quân đội không có gì khác so với bên bảo hiểm dân sư.

Căn cứ theo khoản 2,3,4 Điều 8

“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.

Như vậy lương của bạn được tính như sau:

Từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 tính theo 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng

Từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 2 năm 2016 tính theo 2 thánh mức bình quân tiền lương tháng

Việc nhận bảo hiểm xã hội một lần không phải mất phí dịch vụ hay một phí nào khác cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

>> Luật sư trả lời:

5. Nên rút bảo hiểm xã hội 1 lần hay tiếp tục đóng bảo hiểm để được hưởng lương hưu ?

Xin chào công ty Xin giấy phép, mẹ tôi năm nay 53 tuổi, là nữ còn 2 năm nữa mới đủ nhưng mẹ tôi muốn về hưu sớm để ở nhà với con cháu. Mẹ tôi đã đóng bảo hiểm xã hội được 18 năm, thiếu 2 năm nữa mới đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Vậy mẹ tôi nên rút bảo hiểm xã hội 1 lần hay nên đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thêm 2 năm nữa để sau này lấy lương hưu? Cảm ơn luật sư!

Nên rút bảo hiểm xã hội 1 lần hay tiếp tục đóng bảo hiểm để được hưởng lương hưu ?

, gọi:

Trả lời:

Trong trường hợp bạn tiếp tục đóng thêm 2 năm bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì theo Điều 56 mức lương hưu hàng tháng của bạn sẽ được nhận như sau:

“…2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm quy định thì giảm 2%.

Trường hợp có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

4. Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.

5. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật này.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, nếu mẹ bạn tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thêm 02 năm thì đến khi đủ tuổi hưởng lương hưu mỗi tháng, mẹ bạn sẽ được nhận lương hưu là 55% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tháng nào mẹ bạn cũng sẽ được nhận tiền lương hưu này.

Trong trường hợp mẹ bạn muốn rút bảo hiểm xã hội 1 lần thì sau 01 năm nghỉ việc và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì mẹ bạn mới có thể làm thủ tục rút bảo hiểm, cụ thể theo quy định tại Điều 60 thì:

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Như vậy, giả sử mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của mẹ bạn là 4 triệu đồng/tháng thì trung bình từ năm 2000 đến năm 2014 thì mẹ bạn được nhận 1.5 x 4 000 000 x 14= 84 000 000 đồng.

Từ năm 2014 đến năm 2018 mẹ bạn sẽ được nhận là 2 x 4 000 000 x 4= 32 000 000 đồng.

Vậy trung bình tổng cộng mẹ bạn sẽ nhận được 116 000 000 đồng tức là bằng hơn 4 năm mẹ bạn hưởng lương hưu. Như vậy, mẹ bạn nên tiếp tục đóng bảo hiểm tự nguyện để sau này hưởng lương hưu thì sẽ được hưởng nhiều quyền lợi hơn là rút bảo hiểm xã hội một lần.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội, gọi: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *