Quy định mới nhất năm 2019 về thủ tục đăng ký nhãn hiệu ?

Hiện nay, vấn đề sở hữu độc quyền đối với thương hiệu, nhãn hiệu, logo một sản phẩm nổi tiếng (có chỗ đứng trên thị trường) mang lại rất nhiều lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp hoặc cá nhân sở hữu nó. xin giấy phép phân tích các khía cạnh pháp lý liên quan về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam

Mục lục bài viết

1. Quy định về thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Công ty Xin giấy phép xin giải đáp thắc mắc của khách hàng về đăng ký nhãn hiệu như sau:

Trả lời:

1. Quy định điều kiện đối với nhãn hiệu

Nhãn hiệu hàng hóa được hiểu là một dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc. Do vậy, nhãn hiệu cần bảo đảm các yếu tố sau:

– Nhãn hiệu (logo) phải có đường nét, họa tiết rõ ràng;

– Kích cỡ tối đa của nhãn hiệu là 8 x 8 cm;

– Nhãn hiệu có thể được in mầu hoặc in đen trắng;

– Một nhãn hiệu có thể được kết hợp ba yếu tố chính: Phần hình, phần chữ và câu slogan;

Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

2. Quy định về đơn đăng ký nhãn hiệu

Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho một nhãn hiệu dùng cho một hoặc nhiều hàng hoá, dịch vụ khác nhau.

Một đơn đăng ký nhãn hiệu theo quy định bao gồm các tài liệu sau đây:

– Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

– Tài liệu, mẫu vật, thông tin nhãn hiệu: Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

+ Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

+ Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.

– Với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải kèm theo quy chế sử dụng.

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

+ Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;

+ Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.

– Chứng từ nộp phí, lệ phí. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)

Đơn đăng ký và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước phải được làm bằng tiếng Việt trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu: Giấy uỷ quyền; Tài liệu chứng minh quyền đăng ký; Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên; Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.

3. Quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu:

Chủ đơn hoặc đại diện của chủ đơn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu kèm theo các tài liệu yêu cầu trên đến Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại các địa điểm tiếp nhận đơn khác do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập. Đơn cũng có thể được gửi qua bưu điện tới các địa điểm tiếp nhận đơn nói trên.

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ căn cứ vào đơn đăng ký để thẩm định hình thức, công bố đơn hợp lệ ; thẩm định nội dung đơn; cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ; đăng bạ và công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ

a, Thẩm định hình thức đơn là việc kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

– Thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn.

+ Đơn hợp lệ sẽ được xem xét tiếp. Đơn không hợp lệ sẽ bị từ chối (không xem xét tiếp)

b, Công bố đơn

– Mọi đơn đã được chấp nhận hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố đơn.

– Đơn đăng ký nhãn hiệu trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.

– Nội dung công bố đơn.

Công báo sở hữu công nghiệp, gồm các thông tin:

+ Liên quan đơn hợp lệ về mặt hình thức ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ,

+ Chuyển nhượng đơn, tách đơn, số đơn gốc của đơn tách…;

+ Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ kèm theo;

– Mọi người đều có thể tiếp cận với các thông tin chi tiết về bản chất đối tượng nêu trong đơn được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp hoặc yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp các thông tin đó và phải nộp phí cung cấp thông tin theo quy định.

c, Thẩm định nội dung

Thời hạn: Đối với nhãn hiệu không quá chín tháng, kể từ ngày công bố đơn;

Trước khi ra thông báo công việc kết thúc khi thẩm định nội dung, Cục sở hữu trí tuệ có trách nhiệm rà soát lại kết quả thẩm định nội dung đơn trên cơ sở kiểm tra các đơn liên quan có ngày ưu tiên sớm hơn được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận sau ngày bắt đầu thực hiện thẩm định nội dung đơn.

– Ra thông báo kết quả thẩm định nội dung:

– Thời hạn thẩm định lại đơn đăng ký nhãn hiệu bằng hai phần ba thời hạn thẩm định lần đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không vượt quá thời hạn thẩm định lần đầu. Việc thẩm định lại đơn chỉ được thực hiện một lần

– Thời gian để người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn không được tính vào các thời hạn; thời hạn xử lý yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn không vượt quá một phần ba thời gian thẩm định tương ứng.
– Các công việc kết thúc thẩm định nội dung

Thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn: cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Chậm nhất là vào ngày kết thúc thời hạn thẩm định nội dung đơn

d, Cấp văn bằng bảo hộ

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thủ tục cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, nếu chủ văn bằng bảo hộ thấy có sai sót thì có quyền yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ sửa chữa văn bằng bảo hộ theo quy định

4. Dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu:

Bước 1: Tư vấn và tra cứu nhãn hiệu

– Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt nam và nước ngoài. Ngay sau khi Quý khách hàng cung cấp mẫu nhãn hiệu quy chuẩn, Công ty luật Minh Khuê sẽ tiến hành tra cứu khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu đó tại thị trường Việt Nam và quốc tế. Kết quả tra cứu sơ bộ sẽ là cơ sở để tiến hành hoạt động đăng ký tại thị trường Việt Nam và nước ngoài.

– Tư vấn liên quan đến việc lựa chọn và sử dụng nhãn hiệu: Đối với những nhãn hiệu không có khả năng đăng ký hoặc khả năng đăng ký thấp đơn vị tư vấn sẽ tư vấn việc sửa đổi nhãn hiểu để tăng khả năng đăng ký và tư vấn, cảnh báo khách hàng về các nguy cơ pháp lý đối với việc tiếp tục sử dụng những nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn với những nhãn hiệu đã được cấp văn bằng độc quyền.

Bước 2: Thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu và quyền liên quan:

– Đại diện trong việc thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ trong việc: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, ghi nhận sửa đổi, gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam và ở nước ngoài;

– Thực thi các quyền nhãn hiệu đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng, hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở Việt Nam và nước ngoài;

– Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu nhãn hiệu ở Việt Nam và ở nước ngoài;

– Tư vấn chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu;

Trường hợp cần tư vấn chi tiết hơn hay muốn nhận các dịch vụ do công ty Xin giấy phép cung cấp, quý khách vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Đăng ký nhãn hiệu có phải là bắt buộc hay không ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Việc đăng ký nhãn hiệu có phải là bắt buộc hay không ? Cảm ơn!

Quy định về thủ tục đăng ký nhãn hiệu ?

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam thì việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu.

Đăng ký nhãn hiệu hay không đăng ký nhãn hiệu là quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu.

Mặc dù đăng ký nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc nhưng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu lại là rất cần thiết và là cơ sở để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, quyền đối với nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) được xác lập trên cơ sở nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam theo quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ (hoặc quyết định chấp nhận bảo hộ hoặc giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Cục Sở hữu trí tuệ cấp). Người được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là chủ sở hữu của nhãn hiệu đã đăng ký và được hưởng quyền đối với nhãn hiệu trong phạm vi bảo hộ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu làm căn cứ chứng minh quyền của mình mà không cần chứng cứ nào khác.

Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký.

3. Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ du lịch như thế nào ?

Để thu hút được các nhà đầu tư, người tiêu dùng và nhằm nâng cao vị thế của một thương hiệu mạnh đã được định vị trên thị trường thì các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các cá nhân kinh doanh nên đăng ký bảo hộ độc quyền riêng cho mình một thương hiệu tại Việt Nam.

Công ty luật Minh Khuê vinh dự được lựa chọn là đơn vị tư vấn, thực hiện thủ tục đăng ký độc quyền các nhãn hiệu của công ty TNHH Thương mại Điện tử Du lịch Thời đại Việt tại Việt Nam trong lĩnh vực du lịch.

Ngày nay, du lịch là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống con người, ngoài ra chúng đã, đang và tiếp tục trở thành lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ quan trọng trong nền kinh tế ở hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhưng bản chất, khái niệm của du lịch là gì?

Du lịch là đi để vui chơi, giải trí hoặc nhằm mục đích kinh doanh; là việc thực hiện chuyến đi khỏi nơi cư trú, có tiêu tiền, có lưu trú qua đêm và có sự trở về. Mục đích của chuyến đi là giải trí, nghỉ dưỡng, thăm thân nhân, công tác, hội nghị khách hàng hay du lịch khen thưởng, hoặc nhằm mục đích kinh doanh. Các Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa khách du lịch như những người “đi du lịch đến và ở lại ở những nơi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong hơn 24 giờ và không quá một năm liên tiếp cho giải trí, kinh doanh và các mục đích khác không liên đến những nhân viên hướng dẫn viên du lịch của tổ chức thực hiện việc du lịch đó.”

Công ty TNHH thương mại điện tử du lịch thời đại việt là một công ty chuyên thực hiện các tour du lịch trong và ngoài nước.

Thông tin về chủ đơn:

Tên đầy đủ : CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ DU LỊCH THỜI ĐẠI VIỆT.

Địa chỉ : 25 Đỗ Quang Đẩu, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Thông tin về nhãn hiệu:

1. Nhãn hiệu “DU LỊCH THỜI ĐẠI VIỆT”

Mẫu nhãn hiệu đăng ký bảo hộ độc quyền (Logo):

Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ du lịch như thế nào

Mô tả nhãn hiệu:

Màu sắc: Màu đen.

Mô tả: Nhãn hiệu bao gồm phần chữ trên nền trắng.

Phần chữ: Là chữ “DU LỊCH THỜI ĐẠI VIỆT” có màu đen, được viết in hoa và in đậm.

Nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tổng thể.

Lĩnh vực đăng ký độc quyền:

Nhóm 39: Dịch vụ hướng dẫn khách du lịch; sắp xếp các chuyến du lịch; dịch vụ vân tải cho các chuyến tham quan; vận chuyển hành khách; dịch vụ vận tải bằng xe điện; vận tải. (Tổng 06 dịch vụ)

Số đơn: 4-2018-34531

Ngày ưu tiên: 05/10/2018

Đại diện sở hữu công nghiệp: Công ty Luật TNHH Minh Khuê (MK LAW FIRM)

Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ: 06/11/2018

Nhãn hiệu đã được công bố trên trang iplib của Cục Sở hữu trí tuệ.

2. Nhãn hiệu “Eraviet”

Mẫu nhãn hiệu đăng ký bảo hộ độc quyền (Logo):

Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ du lịch như thế nào

Mô tả nhãn hiệu:

Màu sắc: Màu đen.

Mô tả: Nhãn hiệu bao gồm phần chữ trên nền trắng.

Phần chữ: Là chữ “Eraviet” có màu đen, được viết in đậm và không có nghĩa. Trong đó, chữ “E” được viết in hoa, các chữ còn lại được viết in thường.

Nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể

Lĩnh vực đăng ký độc quyền: Nhóm 39: Dịch vụ hướng dẫn khách du lịch; sắp xếp các chuyến du lịch; dịch vụ vân tải cho các chuyến tham quan; vận chuyển hành khách; dịch vụ vận tải bằng xe điện; vận tải.(Tổng 06 dịch vụ)

Số đơn : 4-2018-34530

Ngày ưu tiên: 05/10/2018

Đại diện sở hữu công nghiệp: Công ty Luật TNHH Minh Khuê (MK LAW FIRM)

Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ: 06/11/2018 (đã Công bố trên trang iplib).

3. Nhãn hiệu “Thời đại Việt, hình”

Mẫu nhãn hiệu đăng ký bảo hộ độc quyền (Logo):

Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ du lịch như thế nào

Mô tả nhãn hiệu:

Màu sắc: Màu vàng cam, màu đỏ.

Mô tả: Nhãn hiệu bao gồm phần hình và phần chữ trên nền màu trắng.

Phần hình: là một hình chữ nhật dựng đứng có màu vàng cam. Trong hình chữ nhật là hình một con chim màu đỏ cách điệu theo hình chữ V. Đầu mỏ của con chim hướng lên phía trên về phía bên phải của hình chữ nhật. Phần cổ của con chim kéo thẳng xuống, sau đó hướng sang bên trái và kéo dần lên trên góc trên bên trái của hình chữ nhật tạo thành phần đuôi của con chim.

Phần chữ: Bên trái hình chữ nhật màu vàng cam là chữ “Thời Đại Việt” có màu đỏ được viết in đậm. Trong đó, chữ “T”, chữ “Đ” và chữ “V” được viết in hoa, các chữ còn lại được viết in thường.

Lĩnh vực đăng ký độc quyền:

Nhóm 39: Dịch vụ hướng dẫn khách du lịch; sắp xếp các chuyến du lịch; dịch vụ vân tải cho các chuyến tham quan; vận chuyển hành khách; dịch vụ vận tải bằng xe điện; vận tải.(Tổng 06 dịch vụ)

Số đơn : 4-2018-34529

Ngày ưu tiên: 05/10/2018

Đại diện sở hữu công nghiệp: Công ty Luật TNHH Minh Khuê (MK LAW FIRM)

Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ: 05/11/2018 (đã Công bố trên trang iplib).

4. Cách đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm phân bón

Công ty Xin giấy phép là đối tác tin cậy trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói riêng và các dịch vụ pháp lý trong các lĩnh vực khác nói chung với tiêu chí trung thực, uy tín và chất lượng.

1. Thông tin chủ đơn:

Tên chủ đơn: Công ty TNHH giao nhận vận chuyển quốc tế Tân Biển Vàng

Địa chỉ: 100 Nguyễn Xí, phường 26, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

2. Thông tin nhãn hiệu:

– Mẫu nhãn hiệu:

Đăng ký nhãn hiệu Super Green Phân Hữu Cơ Siêu Xanh Super Green Thái

Mô tả nhãn hiệu

Màu sắc: Màu trắng, màu xanh lá cây.

Mô tả: Nhãn hiệu bao gồm phần hình và phần chữ trên nền màu trắng.

Phần hình: Phần hình là hình một ngọn núi màu xanh lá cây đậm. Phía trên hình ngọn núi là hình những chiếc lá có tiết diện không bằng nhau, được thiết kế cách điệu. Trong đó, mỗi chiếc lá có một nửa là màu xanh lá cây nhạt và một nửa là màu xanh lá cây đậm, gân của lá có màu trắng, cuống của những chiếc lá hướng vào ngọn núi. Những chiếc lá được xếp xen kẽ nhau và lan rộng ra phía trên và phía hai bên của ngọn núi.

Phần chữ: Bên dưới và chính giữa phần hình là phần chữ. Phần chữ là chữ “Super Green” được viết in đậm, có màu xanh lá cây đậm. Trong đó, hai chữ cái đầu là chữ “S” và chữ “G” được viết in hoa. Phía dưới chữ “Super Green” là chữ “PHÂN HỮU CƠ SIÊU XANH SUPPER GREEN THÁI” được viết in hoa, có màu xanh lá cây đậm, có cỡ chữ nhỏ hơn chữ “Super Green”. Chữ “super green” có nghĩa là “siêu xanh”.

Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tổng thể.

Lĩnh vực đăng ký bảo hộ:

Nhóm 01 : Phân bón trong nông nghiệp; Phân bón; Chế phẩm phân bón; Phân bón làm từ bột cá; Phân lân; Super phosphat [phân bón]

Số đơn: 4-2016-06626

Ngày chấp nhận đơn hợp lệ: 14/04/2016

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam vui lòng liên hệ trực tiếp với Chúng tôi để được tư vấn!

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ. Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ: . Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

PHÒNG LUẬT SƯ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *