Quy định mới 2019 về quy trình, thời hạn đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Luật sư của Công ty luật DV Xingiayphep(tổ chức đại điện sở hữu trí tuệ do Cục sở hữu trí tuệ cấp phép hoạt động) tư vấn về quy trình, thủ tục, hồ sơ, phí và lệ phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền tại thị trường Việt Nam, cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Quy trình và thời hạn xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu

Đơn đăng ký nhãn hiệu được xử lý tại Cục Sở hữu trí tuệ theo trình tự tổng quát sau (sơ đồ quy trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu):

1. Thẩm định hình thức

Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức, về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn

2. Công bố đơn hợp lệ

Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

3. Thẩm định nội dung

Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan: ;

2. Chi phí, giấy tờ cần thiết để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ?

Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ?

Trả lời:

Thứ nhất, điều kiện đối với nhãn hiệu:

– Nhãn hiệu phải được phân loại vào các nhóm sản phẩm nhất định, cụ thể. Điều 4 , xác định: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

Việc bảo hộ nhãn hiệu chỉ áp dụng trên đối tượng là các hàng hóa, dịch vụ. Nhãn hiệu được bảo hộ khi nhãn hiệu có sự khác biệt với các nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ cùng loại khác. Do đó, nhãn hiệu khi tiến hành đăng ký cần thiết phải xác định thuộc một hay một số nhóm sản phẩm cụ thể. Nhóm sản phẩm, dịch vụ được xác định theo Bảng phân loại hàng hóa dịch vụ quốc tế Ni -xơ. Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ Ni-xơ đã xuất bản với nhiều phiên bản nhằm đảm bảo cập nhật kịp thời và đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ đang phổ biến hiện nay. Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ Ni-xơ được áp dụng hiện nay là phiên bản lần thứ 10 -2014.01.

– Nhãn hiệu phải là các dấu hiệu có khả năng phân biệt. Điều 72, 73 và 74 , có xác định cụ thể các điều kiện được coi là khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Khi đăng ký nhãn hiệu, cần lưu ý đảm bảo các yếu tố này theo quy định trên.

Thứ hai, hồ sơ và thủ tục:

– Hồ sơ để đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư của Bộ tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp)

+ Mẫu nhãn hiệu.

– Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu: Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần được nộp, gửi lên Cục Sở hữu trí tuệ hoặc các văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.

Thứ ba, về chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:

Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được quy định tại . Theo đó, chi phí như sau:

– Lệ phí nhà nước đăng ký 1 nhãn hiệu/1 nhóm gồm 6 sản phẩm là 660.000 VNĐ trong đó bao gồm:

+ Lệ phí nộp đơn cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ: 180.000 VNĐ

+ Lệ phí công bố đơn: 120.000 VNĐ

+ Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung cho mỗi nhóm hàng hóa dịch vụ: 60.000 VNĐ

+ Phí thẩm định nội dung cho các nhóm hàng hóa/dịch vụ: 300.000 VNĐ

– Lệ phí nhà nước đăng ký cho các sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm: Từ sản phẩm thứ 7 trở đi, cứ mỗi sản phẩm tăng lên sẽ tính thêm 114.000 VNĐ bao gồm:

+ Lệ phí nộp đơn: 30.000 VNĐ

+ Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung cho mỗi sản phẩm dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm là 24.000 VNĐ

+ Phí thẩm định nội dung bổ sung cho các sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm là: 60.000 VNĐ

Thứ tư, quy trình thẩm định đơn:

Quy trình thẩm định đơn được tính từ thời điểm nộp hồ sơ đăng ký vào Cục Sở hữu trí tuệ, đóng lệ phí nhà nước đăng ký nhãn hiệu và nhận được tờ khai đăng ký nhãn hiệu và biên lai thu phí của Cục Sở hữu trí tuệ. Quy trình này được quy định cụ thể tại bao gồm:

+ Thẩm định hình thức: Thẩm định hình thức là việc kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về hình thức đối với đơn. Kết quả của quá trình thẩm định hình thức là thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ. Đơn bị từ chối chấp nhận đơn hợp lệ sẽ không được xem xét tiếp. Thời gian tiến hành thẩm định hình thức là trong 01 tháng kể từ thời điểm nộp đơn.

+ Công bố đơn hợp lệ: Đơn được chấp nhận hợp lệ sẽ được công bố và đăng trên công báo của Cục Sở hữu trí tuệ. Thời hạn công bố đơn hợp lệ là 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.

+ Thẩm định nội dung: là việc đánh giá khả năng bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các đối tượng được bảo hộ, phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng. Thời hạn thẩm định nội dung là trong vòng 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.

>> Xem thêm: Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp

3. Đăng ký nhãn hiệu bổ sung cho hàng hóa như thế nào ?

Đăng ký nhãn hiệu bổ sung cho hàng hóa như thế nào ?

là những dấu hiệu của một doanh nghiệp dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác. Một nhãn hiệu hàng hóa dùng cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất là người nộp đơn đăng ký đầu tiên. Để được hưởng quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh phải làm Đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

Theo điểm 37.2 hướng dẫn thi hành nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sở hữu trí tuệ về công nghiệp thì mỗi đơn chỉ được yêu cầu đăng ký một nhãn hiệu dùng cho một hoặc nhiều hàng hoá, dịch vụ.

Như vậy, khi muốn kinh doanh một sản phẩm dịch vụ với nhãn hiệu của công ty thì phải đăng ký mới nhãn hiệu cho sản phẩm dịch vụ đó (chứ không được đăng ký bổ sung vào Đơn đăng ký nhãn hiệu trước đó)

Về thủ tục đăng ký mới nhãn hiệu cho sản phẩm của mình, mời bạn tham khảo bài viết:

4. Cần làm gì trước khi đăng ký nhãn hiệu ?

Cần làm gì trước khi đăng ký nhãn hiệu ?

Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của Nhãn hiệu hoặc đã thuộc quyền của người khác:

– Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn, hoặc được coi là nổi tiếng hoặc được thừa nhận rộng rãi;

– Trùng hoặc tương tự với những đối tượng đã thuộc quyền của người khác, gồm tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả.

– Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).

Mỗi một nhãn hiệu dùng cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất – là người nộp đơn đăng ký đầu tiên. Vì vậy, để tránh sức và chi phí vô ích, trước khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp cần biết chắc nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký. Người nộp đơn có thể tự tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây:

– Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu công nghiệp phát hành hàng tháng;

– Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá (lưu giữ tại Cục Sở hữu công nghiệp);

– Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu hàng hoá công bố trên mạng Internet

– Người nộp đơn cũng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ, với điều kiện phải nộp tiền phí dịch vụ theo quy định của Bộ Tài chính.

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam vui lòng liên hệ trực tiếp với Chúng tôi để được tư vấn!

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư Sở hữu trí tuệ:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

PHÒNG LUẬT SƯ SỞ HỮU TRÍ TUỆ CÔNG TY LUẬT MINH KHUÊ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *