Quy định đối với người vận hành nồi hơi đầy đủ nhất

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Đối với một số vấn đề nhất định, mang tính chuyên môn cao hoặc có ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ con người, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ban hành các bộ quy chuẩn quốc gia. Dưới đây là một trường hợp liên quan đến bộ quy chuẩn quốc gia được Luật sư Công ty Luật TNHH DV Xingiaypheptư vấn.

Mục lục bài viết

Xin chào Xin giấy phép,

Bên công ty mình sắp tới sẽ đưa lò hơi vào quá trình sản xuất. Công ty đang muốn tuyển dụng vị trí vận hành nồi hơi và được biết việc vận hành nồi hơi này yêu cầu người lao động phải có chứng chỉ, giấy chứng nhận về vận hành nồi hơi.

Hiện công ty có nhận được một hồ sơ của người lao động có giấy chứng nhận vận hành nồi hơi, nhưng công ty vẫn chưa xác định được các văn bản pháp luật quy định về vấn đề này và cách xác định giấy chứng nhận này có còn hiệu lực sử dụng được hay không. Mong luật sư tư vấn giúp đỡ doanh nghiệp. Cảm ơn Xin giấy phép.

Người gửi: Thùy D.

Luật sư trả lời:

Trước hết, chúng tôi xin cảm ơn bạn vì đã tin tưởng gửi câu hỏi về Bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật, Công ty Luật TNHH Minh Khuê. Đối với câu hỏi này của bạn, chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra câu trả lời như sau:

1. Cơ sở pháp lý

– .

– .

2. Nội dung tư vấn

Theo , tại Điểm a, Khoản 2, Điều 8 có quy định về thời hạn của giấy chứng nhận, chứng chỉ huấn luyện như sau:

– Giấy chứng nhận huấn luyện có thời hạn trong vòng 02 năm kể từ ngày cấp.

– Chứng chỉ huấn luyện có thời hạn trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp.

Ngoài ra, theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực, các quy định với người quản lý, vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực và thợ hàn áp lực như sau:

8.1. Người vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực phải được đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ nêu tại Điều 5.1.8 của Quy chuẩn này được quy định như sau:

8.1.1.Việc đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ được thực hiện dưới các hình thức:

+ Đào tạo qua các trường chuyên ngành, cơ sở dạy nghề, trung tâm huấn luyện, cơ quan kiểm định, cơ sở chế tạo;

+ Đào tạo, huấn luyện tại cơ sở; mở lớp tập trung hoặc trong quá trình tiếp nhận, lắp đặt, vận hành thử nghiệm nồi hơi, bình chịu áp lực.

8.1.2. Nội dung đào tạo:

+ Kiến thức cơ bản về nồi hơi, bình chịu áp lực, chuyên sâu về thiết bị được vận hành;

+ Thực tập thực tế kỹ năng vận hành, xử lý sự cố thường gặp;

+ Kiểm tra, sát hạch.

8.1.3. Cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề, giấy chứng nhận huấn luyện an toàn về nghiệp vụ:

+ Việc cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề phải do cơ sở có chức năng nêu tại Mục 5.1.8 thực hiện và phải tuân thủ theo quy định hiện hành của Nhà nước về dạy nghề.

+ Người vận hành chính nồi hơi sản xuất điện- nhiệt phải có bằng nghề, các nồi hơi khác phải có chứng chỉ nghề

+ Người theo dõi phục vụ, không vận hành trực tiếp nồi hơi nêu trong điều 5.2.5 của Quy chuẩn này và người vận hanh bình chịu áp lực tối thiểu phải có chứng nhận huấn luyện an toàn về nghiệp vụ.

8.2. Người quản lý nồi hơi, bình chịu áp lực phải là người nắm vững nội quy, quy trình vận hành an toàn và xử lý sự cố của tất cả nồi hơi, bình chịu áp lực được giao của cơ sở; các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn Việt Nam về an toàn lao động và các quy định của Nhà nước, Bộ, ngành, cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) có liên quan đến công tác quản lý loại thiết bị này.

8.3. Việc đào tạo cấp chứng nhận hàn áp lực nêu trong Điều 2.3.4 và Điều 4.2.7 của Quy chuẩn này được quy định như­ sau:

8.3.1. Việc đào tạo cấp chứng chỉ nghề thợ hàn và huấn luyện, kiểm tra sát hạch cấp giấy chứng nhận thợ hàn áp lực chỉ được tiến hành tại các cơ sở có tư cách pháp nhân và tối thiểu phải có đủ năng lực sau đây:

a, Có khả năng tổ chức biên soạn giáo trình đào tạo nghề hàn, tài liệu huấn luyện chuyên môn về hàn áp lực; xây dựng quy chế, thể lệ sát hạch, tiêu chí sát hạch phù hợp với mức độ đào tạo và quy định của tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành. Có cán bộ chuyên môn thực hiện việc giảng dạy, hướng dẫn thực hành, huấn luyện, kiểm tra, sát hạch;

b, Có điều kiện tổ chức thực hành thực tế, thực hiện kiểm tra mẫu hàn đúng quy định của tiêu chí sát hạch.

Việc đào tạo nghề hàn và cấp chứng chỉ nghề phải tuân thủ quy định của Nhà nước hiện hành về dạy nghề.

8.3.2. Trường hợp thợ hàn đã có chứng chỉ nghề hàn thì không cần tổ chức đào tạo nghề hàn nhưng phải được huấn luyện, kiểm tra sát hạch để được cấp giấy chứng nhận thợ hàn áp lực.

Sau khi huấn luyện, kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu thì cấp giấy chứng nhận hàn áp lực. Giấy chứng nhận hàn áp lực phải có nội dung sau:

+ Tên cơ sở huấn luyện, kiểm tra, sát hạch;

+ Tên, tuổi, địa chỉ ng­ười được huấn luyện;

+ Thời gian huấn luyện;

+ Nội dung đư­ợc huấn luyện;

+ Kết quả kiểm tra, sát hạch;

+ Loại, dạng, các thông số giới hạn của mối hàn đ­ược phép hàn;

+ Thời hạn chứng nhận có hiệu lực (tối đa không quá 2 năm).

Chủ cơ sở đào tạo ghi rõ tên, chức danh; ký và đóng dấu.

8.4. Những thợ hàn áp lực chỉ được phép hàn các mối hàn trong phạm vi giấy chứng nhận và phải đ­ược huấn luyện, sát hạch lại trong những trường hợp sau:

8.4.1. Khi giấy chứng nhận hết hạn;

8.4.2. Khi không làm công việc hàn áp lực liên tục quá một nửa thời hạn ghi trong giấy chứng nhận;

8.4.3. Khi thay đổi loại, dạng hàn khác với giấy chứng nhận đã cấp.

Việc huấn luyện, sát hạch lại phải đ­ược thực hiện tại các cơ sở được quy định tại Điều 8.3.1 của Quy chuẩn này.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *