Quy định đặt tên, hình thức, thủ tục thành lập chi nhánh công ty?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, Công ty chúng tôi là công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giống thủy sản, có đạt được một số giải thưởng và cúp danh hiệu ngành về chất lượng, nay muốn thành lập công ty mới tại tỉnh khác hoàn toàn độc lập với công ty hiện tại về bctc nhưng có cùng một chủ sở hữu.

Vậy công ty mới có được đặt tên giống với công ty hiện tại và thừa hưởng các danh hiệu chất lượng của công ty hiện tại không? Nếu công ty mới muốn thừa hưởng các danh hiệu chất lượng của công ty mẹ thì công ty mới nên thành lập theo hình thức nào, thủ tục như thế nào? Rất mong nhận được sự giúp đỡ của luật sư. Trân trọng!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục  công ty Xin giấy phép

>>

 

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2.Nội dung tư vấn:

Thứ nhất, về hình thức và thủ tục thành lập công ty con:

Trước tiên bạn lập hồ sơ thành lập công ty con bao gồm các tài liệu như sau :

Hồ sơ thành lập công ty con :

Thứ nhất, Giấy tờ hợp lệ của công ty mẹ

Thứ hai, Quyết định thành lập công ty con của Chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Thứ ba, Có đầy đủ giấy tờ theo quy định Luật doanh nghiệp về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp  phù hợp với loại hình đăng  ký doanh nghiệp.

Các giấy tờ về hồ sơ đăng kí doanh nghiệp phù hợp với loại hình đăng kí doanh nghiệp của công ty TNHH quy định tại Điều 22 LDN :

“Điều 22 Luật doanh nghiệp 2014: Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên.

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;

b) Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.”

Thời gian giải quyết: Khoản 2 điều 27 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Hồ sơ gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty con đặt trụ sở.

Thứ hai, về vấn đề đặt tên cho công ty mới: Bạn có thể đặt tên công ty con giống với tên công ty mẹ.

Căn cứ Điều 42 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về tên trùng và tên gây nhầm lẫn như sau:

“1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:

a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;

e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và g của khoản này không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký.”

Theo quy định trên thì, tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự không xem là tên trùng và tên gây nhầm lẫn trong trường hợp doanh nghiệp này là công ty con của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký tên trước đó.

 

Như vậy, theo quy định của pháp luật, công ty bạn được quyền đặt tên công ty con trùng tên với công ty mẹ 

 

Trên đây là những giải đáp, tư vấn từ phía Công ty Xin giấy phép cho câu hỏi của Quý khách hàng. Nếu còn có điều gì thắc mắc, mời Quý khách hàng vui lòng gửi thư theo địa chỉ email hoặc gọi điện trực tiếp đến tổng đài  để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp –  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *