Quy định của pháp luật về việc xóa án tích

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xóa án tích là một chế định quan trọng của luật hình sự và thể hiện sự nhân đạo của Nhà nước đối với người phạm tội. Việc xóa án tích đóng góp vai trò quan trọng trong việc giúp họ tái hòa nhập cộng đồng một cách thuận lợi hơn. Dưới đây là một số vấn đề về xóa tích.

Mục lục bài viết

1. Thế nào là xóa án tích

Xóa án tích là việc xóa bỏ việc mang án tích, là sự công nhân coi như chưa bị kết án đối với người trước đó đã bị tòa án xét xử, kết tội

Theo 69 quy định như sau:

Điều 69. Xóa án tích

1. Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều 73 của Bộ luật này.

Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.

2. Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.

2. Đương nhiên được xóa án tích

Đương nhiên được xóa án tích là trường hợp xóa án tích mà không cần có sự xem xét quyết định của tòa án. Đây là trường hợp thông thường của việc xóa án tích.

* Trường hợp không được : người bị kết án về các tội xâm phạm an minh quốc gia ( Chương XIII Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh ( Chương XXVI Bộ luật hình sự)

* Điều kiện để được xóa án tích:

– Trường hợp từ khi chấp hành xong hình phạt hoặc hết thời hạn thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

+ 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

+ 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

+ 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

+ 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cm hành nghề hoặc làm công việc nht định, tước một số quyn công dân mà thời hạn phải chp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 70 Bộ luật hình sự thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

– Trường hợp từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn tương ứng ở trên.

* Xóa án tích đối với pháp nhân

Theo Điều 89 , Pháp nhân thương mại bị kết án đương nhiên được xóa án tích nếu trong thời hạn 02 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà pháp nhân thương mại không thực hiện hành vi phạm tội mới.

3. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án ( Điều 71 Bộ luật hình sự)

Xóa án tích theo quyết định của tòa án chỉ đặt ra đối với những người bị kết án về các tội các tội xâm phạm an minh quốc gia ( Chương XIII Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh ( Chương XXVI Bộ luật hình sự).

Khi xem xét có xóa án tích hay không, tòa án căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật và thái độ của người bị kết án. Theo quy định tại Điều 71 , người bị kết án được tòa án quyết định xóa án tích quyết định xóa án tích trong trường hợp sau:

– Nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

+ 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

+ 03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

+ 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

+ 07 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 71 thì Tòa án quyết định việc xóa án tích từ khi người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

Lưu ý: Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích.

4. Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt

Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt là xóa án tích do tòa án quyết định nhưng thời điểm sớm hơn khi thỏa mãn các điều kiện đặc biêt. Điều 72 , tòa án quyết định xóa án tích trong thời hạn sớm hơn khi người bị kết án đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

– Người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công

– Được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị

– Người bị kết án đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

5. Thủ tục xóa án tích

* Thủ tục xóa án tích đương nhiên

Người bị kết án có đủ điều kiện được đương nhiên xóa án tích thì có quyền yêu cầu cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lí lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhập thông tin về tình hình án tích của người bị kết án. Khoản 1 Điều 369 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định:

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp là họ không có án tích.

* Thủ tục xóa án tích trong trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án và xóa án tích trong trường hợp đặc biệt

Cơ quan có thẩm quyết: Tòa án quyết định xóa án tích

Bước 1: Người bị kết án phải có đơn gửi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có nhận xét của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn yêu cầu

– Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn của người bị kết án, Tòa án đã xét xử sơ thẩm chuyển tài liệu về việc xin xoá án tích cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Tòa án chuyển đến, Viện kiểm sát cùng cấp có ý kiến bằng văn bản và chuyển lại tài liệu cho Tòa án.

– Nếu xét thấy đủ điều kiện thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Viện kiểm sát chuyển đến, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định xóa án tích; trường hợp chưa đủ điều kiện thì quyết định bác đơn xin xóa án tích.

Bước 3: Nhận kết quả

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày ra quyết định xóa án tích hoặc quyết định bác đơn xin xóa án tích, Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định này cho người bị kết án, Viện kiểm sát cùng cấp, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.

* Thủ tục xóa án tích cho pháp nhân

Theo Điều 446 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của pháp nhân được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 89 của Bộ luật hình sự thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án cấp giấy chứng nhận pháp nhân đã được xóa án tích.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *