Quy định của pháp luật về vấn đề sinh con thứ 3 đối với công chức, viên chức ?

Sinh con thứ ba trước kia là điều bị cấm, bị phạt, bị kỷ luật… nhưng hiện nay các quy định pháp lý đang theo hướng mở hơn về vấn đề này. xin giấy phép tư vấn các quy định của pháp luật về việc sinh con thứ 3 đối với công chức, viên chức và các vấn đề pháp lý liên quan.

Mục lục bài viết

1. Quy định của pháp luật về vấn đề sinh con thứ 3 đối với công chức, viên chức ?

Xin giấy phép tư vấn các quy định của pháp luật về việc sinh con thứ 3 đối với công chức, viên chức và các vấn đề pháp lý liên quan?

Trả lời:

Trước đây khi thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình nhà nước có chủ trương cấm sinh con thứ 3 đối với công nhân viên chức. Nếu sinh con thứ 3 thì sẽ chịu xử phạt hành chính phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, tước chứng chỉ hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ, hay bị khiển trách kỷ luật của cơ quan nơi người đó đang đảm nhiệm chức vụ, đang công tác.

Tuy nhiên, khi Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực kể từ 31/12/2013 ra đời, thay thế Nghị định 114/2006/NĐ-CP (đã hết hiệu lực thi hành) về xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em đã không đề cập gì đến việc “xử lý việc sinh con thứ ba” nữa.

Điều này có nghĩa là pháp luật hiện tại không cấm việc sinh con thứ 3 đối với cán bộ, công chức, viên chức. Pháp luật hiện hành để mở chế độ sinh con thứ ba, nên cơ quan nơi người sinh con thứ ba không được viện cớ để xử lý đối với nhân viên cơ quan mình sinh con thứ 3.

Xin chào luật sư, luật sư cho em hỏi: Chồng chị gái em làm việc trong cơ quan nhà nước loại hợp đồng lao động xác định thời hạn 03 năm ký 1 lần và 2 năm nâng lương 1 lần nếu như làm việc đạt chỉ tiêu về doanh số bán ra theo cơ quan đề ra đã ghi trong hợp đồng lao động. Vợ chồng chị đã có 02 con rồi, nay sinh con thứ 03 có được không? Liệu chồng chị có bị ảnh hưởng gì ở cơ quan làm việc không? Vì sinh con thứ 3 sợ cơ quan gây khó dễ trong công tác của chồng chị. Ảnh làm việc tại cơ quan này nay 10 năm rồi. Kính mong luật sư tư vấn giúp xin chân thành cảm ơn.Trân trọng!

Xin các Luật sư tư vấn cho tôi: Gia đình tôi hiện nay đã có 2 con nhưng vợ chồng tôi muốn sinh thêm con thứ 3. Chồng tôi là một Đảng viên và là Phó Giám đốc cơ quan nhà nước xin hỏi các Luật sư việc tôi sinh con thứ 3 có ảnh hưởng đến công việc của chồng tôi không?

Pháp luật không quy định về vấn đề xử phạt sinh con thứ 3 nhưng mỗi cơ quan, mỗi ngành lại có quy định riêng đối với cán bộ, công nhân, viên chức của đơn vị mình về vấn đề sinh con thứ 3. Như vậy, nếu cơ quan chồng chị làm việc, có quy định về xử lý cán bộ vi phạm quy định sinh con thứ 3 thì chồng chị sẽ bị áp dụng các biện pháp xử phạt đó.

Chẳng hạn, nếu chồng chị đang là công chức thuộc Bộ tài chính Bộ tài chính thì cần xem Quyết định 1531/QĐ-BTC vì Bộ này đã ban hành về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành/thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế/thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài chính , trong đó ban hành kèm Quy chế về xử lý kỷ luật công chức, viên chức Bộ Tài chính vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. Quy chế này quy định việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức, kể cả hợp đồng lao động theo ngày 17/11/2000 của Chính phủ đang công tác (sau đây gọi chung là công chức, viên chức), thuộc biên chế các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Tài chính vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình: sinh con thứ 3 trở lên, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 2 của Quy chế này. Hình thức kỉ luật được quy định tại Khoản 5 Quy chế này:

“Điều 5. Quy định về hình thức kỷ luật:

1. Hình thức kỷ luật “Khiển trách”: áp dụng đối với các công chức, viên chức sinh con thứ 3.

2. Hình thức kỷ luật “Cảnh cáo”: áp dụng đối với công chức, viên chức sinh con thứ 4.

3. Hình thức kỷ luật “Cách chức”: áp dụng đối với công chức, viên chức lãnh đạo sinh con thứ 4.

4. Hình thức kỷ luật “Buộc thôi việc”: áp dụng đối với công chức, viên chức sinh con thứ năm trở lên.

Công chức, viên chức vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, ngoài việc xem xét, xử lý kỷ luật tương ứng với các hình thức kỷ luật nêutrên, trong thời gian thi hành Quyết định kỷ luật, không xem xét, giới thiệu quy hoạch, không đề cử, đề bạt, điều động, luân chuyển theo quy định.”

Thưa luật sư, xin hỏi: Thời gian xử lý kỷ luật công chức, viên chức sinh con thứ 3 trong thời gian mấy tháng. Là cán bộ quản lý hết thời gian kỷ luật có được bổ nhiệm lại không ?

>> Khoản 1 Điều 53quy định: “Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn do luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì viên chức có hành vi vi phạm không bị xem xét kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm”.

Còn theo khoản 1 điều 6và Điều 7 , thì: “Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng kể từ thời điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật”.

Như vậy, việc xem xét kỷ luật công chức, viên chức được thực hiện trong thời hiệu là 24 tháng kể từ thời điểm họ có hành vi vi phạm. Hết thời hiệu, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ không được xem xét kỷ luật nữa, mặc dù kết luận điều tra, thanh tra có thể xác định cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hết thời hạn kỷ luật, nếu nội quy, quy định của đơn vị không có hình thức cấm bổ nhiệm, không bổ nhiệm đối với cán bộ đã chấp hành xong hình thức ký luật thì vẫn được bổ nhiệm khi đơn vị xét thấy người đó phù hợp với vị trí quản lý đó.

Xin chào luật sư khuê. Luật sư cho tôi hỏi như sau: Tôi lấy vợ, vợ tôi đã có 1 con riêng, vợ tôi sinh thêm cho tôi 3 cháu nữa, tôi đang là công chức nhà nước. Vậy tôi có bị xử lý vi phạm không? Xin cảm ơn!

>> Pháp luật hiện hành không quy định về việc xử phạt đối với hành vi sinh con thứ 3, anh chị có thể sinh con thứ 3, thứ 4 mà không bị xử phạt đối với hành vi này. Tuy nhiên, trong trường hợp, anh/chị công tác trong các cơ quan đơn vị mà nội quy của cơ quan đơn vị đó có quy định xử phạt nhân viên sinhh con thứ 3 thì anh/chị phải chấp hành biện pháp xử phạt của đơn vị mình.

Xin hỏi luật sư, tôi làm cơ quan nhà nước và có sinh thêm con thứ 3, nhưng mỗi dịp Trung Thu và Tết thiếu nhi thì cháu thứ 3 con tôi không được hưởng mọi thứ từ công đoàn cơ quan. Vậy theo luật sư như thế có đúng không?

>> Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc sinh con thứ 3 không bị cấm hay xử phạt. Tuy nhiên tại một số cơ quan đơn vị, cán bộ, nhân viên sinh con thứ 3 sẽ bị áp dụng biện pháp kỷ luật, cảnh cáo, khiển trách,… Nếu trong nội quy của đơn vị có quy định về hình thưc xử phạt hay các chính sách áp dụng với nhân viên sinh con thứ 3 và các con của người này thì việc công đoàn cơ quan không quan tâm, tặng quà đến cháu thứ 3 của chị là có căn cứ. Tuy nhiên, đây là hành vi phân biệt đối xử đối với trẻ nhỏ, vi phạm hiến pháp, pháp luật về bảo vệ trẻ me. Chị có thể làm đơn khiếu nại tới công đoàn cơ quan về vấn đề này để đòi quyền lợi chính đáng cho con chị.

>> Tham khảo thêm:

2. Có bị kỷ luật vì sinh con thứ 3 không ?

Chào luật sư, Tôi là viên chức của trung tâm y tế Hai Bà Trưng, tháng 12/2017 tôi có sinh thêm con thứ 3 đã bị cơ quan đánh giá là không hoàn thành nhiệm vị năm 2017. Đến tháng 6/2018 tôi có đi làm lại và hiện tại cơ quan đang bình bầu theo tháng cán bộ viên chức và cũng xếp loại tôi là không hoàn thành nhiệm vụ nữa. Luật sư cho tôi hỏi tôi sinh con tháng 12/2017 mà lại bị đánh giá là 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ có đúng không ạ ?

Cảm ơn!

– Hoàng Thị Hồng Minh

>> Tham khảo thêm:

3. Đảng viên sinh con thứ ba thì có bị đuổi việc không ?

Thưa luật sư, Tôi làm việc trong nghành bảo hiểm xã hội, chồng tôi là đảng viên, tôi muốn sinh con thứ 3 vào đầu năm 2019 nhưng không biết là bản thân 2 vợ chồng sẽ bị khiển trách gì và cả cơ quan hoặc ngành có ảnh hưởng gì và khi nào thì chúng tôi bị áp dụng bị kỷ luật. Khi mang thai thì có bị đuổi việc không ?

Xin luật sư trả lời giúp tôi. Tôi xin chân thành cám ơn.

– Annie

>> Tham khảo thêm nội dung liên quan:

4. Những vấn đề pháp lý liên quan đến việc sinh con thứ 3 ?

Xin giấy phép giải đáp những thắc mắc về quan hệ giữa cha mẹ và con;

Những vấn đề pháp lý liên quan đến việc sinh con thứ 3 ?

Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi. Hiện nay tôi đang mang thai con thứ ba, lần đầu tôi sinh đôi được hai cháu. Tôi bị vỡ kế hoạch nên mang thai đứa thứ ba. Vậy cho tôi hỏi tôi có vi phạm hay không. Hiện tôi là giáo viên của một trường tiểu hoc. Kính mong luật sư tư vấn giúp

Trả lời:

Trước đây khi thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình nhà nước có chủ trương cấm sinh con thứ ba đối với công nhân viên chức. Nếu sinh con thứ ba thì sẽ chịu xử phạt hành chính, tước quyền sử dụng giấy phép, tước chứng chỉ hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ, hay bị khiển trách kỷ luật của cơ quan nơi người đó đang đảm nhiệm chức vụ, đang công tác.

Tuy nhiên, khi có hiệu lực kể từ 31/12/2013 ra đời thay thế Nghị định 114/2006/NĐ-CP (đã hết hiệu lực thi hành) về xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em đã không đề cập gì đến việc “xử lý việc sinh con thứ ba” nữa. Đây là một chính sách mở để đối phó với tình trạng dân số của Việt Nam trong tương lai. Do đó, những quy định xử lý việc sinh con thứ 3 cũng sẽ phải thay đổi đảm bảo tính thống nhất của pháp luật.

Điều này có nghĩa là pháp luật hiện tại không cấm việc sinh con thứ 3 đối với cán bộ, công nhân, viên chức. Pháp luật hiện hành để hở chế độ sinh con thứ ba, nên việc cơ quan nơi nơi người sinh con thứ ba không được viện cớ để xử lý đối với nhân viên cơ quan mình sinh con thứ 3. Tuy nhiên, hình thức xử lý cụ thể cho mỗi công chức, viên chức vi phạm được thực hiện theo quy định trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị đó đề ra nên cần tham khảo nội quy tại cơ quan người sinh con thứ ba đang làm việc.

Như vậy, việc bạn là giáo viên mà sinh con thứ ba thì sẽ không bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật nhưng có thể bị xử lý kỷ luật theo nội quy, quy chế của trường học nơi bạn công tác.

Thưa luật sư, xin hỏi: Cặp vợ chồng nhận một con nuôi, và đẻ thêm hai con thì có coi là vi phạm chính sách dân sô hay không ạ ? Cảm ơn!

>> Trước đây khi thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình nhà nước có chủ trương cấm sinh con thứ 3 . Nếu sinh con thứ 3 thì sẽ chịu xử phạt hành chính phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, tước chứng chỉ hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ, hay bị khiển trách kỷ luật của cơ quan nơi người đó đang đảm nhiệm chức vụ, đang công tác.

Tuy nhiên, khi Nghị định 176/2013/NĐ-CP có hiệu lực kể từ 31/12/2013 ra đời, thay thế Nghị định 114/2006/NĐ-CP (đã hết hiệu lực thi hành) về xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em đã không đề cập gì đến việc “xử lý việc sinh con thứ ba” nữa.

Đây là một chính sách mở để đối phó với tình trạng già đi của dân số của Việt Nam trong tương lai. Do đó, những quy định xử lý việc sinh con thứ 3 cũng sẽ phải thay đổi đảm bảo tính thống nhất của pháp luật.

Như vậy vợ chồng bạn không bị coi là vi phạm chính sách dân số.

Thưa luật sư, Vợ đang mang thai không làm kinh tế được, chuân bị sinh con , chông là người duy nhất làm kinh tế luôi gia đinh như vậy có được tạm hoãn nghĩa vu năm đó không . Mong Xin giấy phép Sớm trả lời , và tư vân dúp tôi . Xin Trân Thành Cảm Ơn !

>> Theo quy định tại Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì:

Các trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự gồm:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trongthời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

Mặt khác, trường hợp miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

Theo quy định này và chiếu theo sự việc bạn trình bày, bạn có nói rằng bạn đã lập gia đình, vợ bạn lại đang mang thai. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay không ghi nhận trường hợp vợ có thai sẽ thuộc trường hợp được miễn, tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Như vậy, bạn vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự bình thường.

Thưa luật sư Xingiayphep. Vợ tôi làm việc hợp đồng ở đơn vị sự nghiệp công lập có đóng bảo hiểm liên tục. Cho đến khi cắt hợp đồng lao động và bảo hiểm để thi tuyển viên chức. Sau khi thi đỗ và đóng bảo hiểm trở lại, thời gian đóng bảo hiểm trở lại đến lúc sinh con là 5 tháng. Vậy có đủ điều kiện hưởng thai sản hay quyền lợi gì không? Xin cảm ơn luật sư tư vấn

Điều 31 quy định Điều kiện hưởng chế độ thai sản

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”

Theo đó, lao động nữ sinh con đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản nếu thuộc một trong hai trường hợp sau:

+ Trường hợp người lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con thì chị đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

+ Trường hợp người lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 3 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con, đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên và phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám sửa bệnh có thẩm quyền.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn, thời gian đóng bảo hiểm trở lại đến lúc sinh con là 5 tháng.Trường hợp bạn tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ 6 tháng tham gia bảo hiểm xã hội trong vòng 12 tháng trước khi sinh vì vậy bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Lưu ý: Chế độ thai sản là một chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu trường hợp lao động nữ chưa đủ 6 tháng đóng bảo hiểm bắt buộc thì người lao động chỉ có thể tiếp tục tham gia hợp đồng lao động để tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nếu đã nghỉ việc, người lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì sẽ không được tính cộng dồn đủ 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để hưởng chế độ thai sản.

Thưa luật sư, Tôi đã kí hợp đồng với công ty được 24 tháng hiện tại đã hết hạn, tuy nhiên tôi đang mang thai tháng thứ 6 và không xin việc được chổ khác, nên tôi yêu cầu công ty tái ký hợp đồng lao động nhưng công ty không đồng ý. Vậy công ty đó làm đúng hay sai thưa luật sư? Xin cảm ơn luật sư tư vấn!

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 15 thì “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động“. Theo đó giữa bạn với công ty có ký hợp đồng lao động. Theo quy định tại Điều 36 quy định các trường hợp kết thúc Hợp đồng lao động như sau:

Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Như vậy trường hợp của bạn là hết hạn hợp đồng theo khoản 1 Điều 36, chứ không phải trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cho nên sau khi hết hạn hợp đồng bạn và công ty có thể thỏa thuận để tiếp tục ký hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng theo quy định.

>> Xem thêm:

5. Kỷ luật khi sinh con thứ 3 với công chức thuộc Bộ tài chính ?

Chào xin giấy phép, tôi có vấn đề mong luật sư tư vấn. Tôi hiện là công chức làm việc trong Bộ tài chính. Tôi đã sinh con thứ 3 vào tháng 8/2014 nên cơ quan quyết định không cho tôi hưởng các khoản tiền phúc lợi và không được tăng lương trong vòng 5 năm. Tôi xin hỏi cơ quan tôi làm như vậy có đúng không ạ?

Cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3 trở lên ?

Luật sư tư vấn về điều kiện sinh con thứ ba hợp pháp, gọi :

Trả lời:

Về hình thức xử phạt đối với trường hợp sinh con thứ 3 tại Điều 5 Quy chế xử lý kỷ luật công chức, viên chức Bộ tài chính vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình (được bạn hành kèm theo Quyết định số 1531/QĐ-BTC ngày 23/06/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) hình thức kỷ luật như sau:

“Điều 5. Quy định về hình thức kỷ luật:

1. Hình thức kỷ luật “Khiển trách”: áp dụng đối với các công chức, viên chức sinh con thứ 3.

2. Hình thức kỷ luật “Cảnh cáo”: áp dụng đối với công chức, viên chức sinh con thứ 4.

3. Hình thức kỷ luật “Cách chức”: áp dụng đối với công chức, viên chức lãnh đạo sinh con thứ 4.

4. Hình thức kỷ luật “Buộc thôi việc”: áp dụng đối với công chức, viên chức sinh con thứ năm trở lên.

Công chức, viên chức vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, ngoài việc xem xét, xử lý kỷ luật tương ứng với các hình thức kỷ luật nêu trên, trong thời gian thi hành Quyết định kỷ luật, không xem xét, giới thiệu quy hoạch, không đề cử, đề bạt, điều động, luân chuyển theo quy định.”

-> Với việc sinh con thứ 3, bạn sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương khác nhau thì Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ ban hành một quyết định xử lý kỷ luật viên chức, công chức riêng và mức độ đối với cán bộ công chức giữ chức vụ và không giữ chức vụ có mức độ áp dụng khác nhau từ khiển trách sang cảnh cáo nên bạn phải tìm hiểu quyết định này ở tỉnh bạn để đối chiếu. Ngoài ra khi bị áp dụng hình thức kỷ luật sẽ ảnh hưởng đến thời hạn nâng bậc lương thường xuyên của cán bộ công chức.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

6. Hình thức kỷ luật khi sinh con thứ 3 như thế nào ?

Kính gửi văn phòng Luật sư Minh Khuê. Tôi xin nhờ luật sư tư vấn cho 1 trường hợp sinh con thứ 3: Hiên nay người vợ là cán bộ công chức, chưa phải đảng viên đang công tác tại một cơ quan kinh tế. Còn người chồng đang trong thời gian tập sự tại phòng kinh tế của huyện ( tháng 8/2-15 – 8/2016) mới hết thời gian tập sự. Do lỡ kế hoạch đến nay người vợ đã có em bé được 3 tháng tuổi ( đã có 1 con trai và 1 con gái), đến tháng 7/2016 sẽ sinh em bé. Vậy xin được hỏi người chồng có bị cơ quan kỷ luật không cho xét tuyển dụng công chức không? Thời gian xem xét sử lý kỷ luật vào lúc nào?

Rất mong chờ sự tư vấn của luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hình thức kỷ luật khi sinh con thứ 3.

Trả lời:

Căn cứ vào các quy định tại :

Điều 23. Bổ nhiệm vào ngạch công chức đối với người hoàn thành chế độ tập sự

1. Khi hết thời gian tập sự, người tập sự phải báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản; người hướng dẫn tập sự phải nhận xét, đánh giá kết quả tập sự đối với người tập sự bằng văn bản, gửi cơ quan sử dụng công chức.

2. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức và kết quả công việc của người tập sự. Trường hợp người tập sự đạt yêu cầu của ngạch công chức đang tập sự thì có văn bản đề nghị cơ quan quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm và xếp lương cho công chức được tuyển dụng.

Điều 24. Huỷ bỏ quyết định tuyển dụng đối với người tập sự

1. Quyết định tuyển dụng bị hủy bỏ trong trường hợp người tập sự không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời gian tập sự.

2. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đề nghị cơ quan quản lý công chức ra quyết định bằng văn bản huỷ bỏ quyết định tuyển dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Người tập sự bị huỷ bỏ quyết định tuyển dụng được cơ quan sử dụng công chức trợ cấp 01 tháng lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe về nơi cư trú.

Tuy nhiên, theo , có hiệu lực kể từ 31/12/2013 (thay thế Nghị định 114/2006/NĐ-CP) thì không đề cập gì đến việc “xử lý việc sinh con thứ ba” nữa.

Như vậy, nếu người chồng hoàn thành nhiệm vụ hoặc không bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời gian tập sự thì vẫn được xét tuyển dụng công chức.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật MInh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *