Quy định của pháp luật về thừa kế tài sản

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Trường hợp chia thừa kế: Em là con duy nhất trong gia đình, bà ngoại của em đã mất tích từ mấy chục năm nay, Em phải làm như thế nào để có thể thực hiện việc nhận thừa kế là tài sản do bố mẹ của em để lại.

Gửi các vị luật sư, xin tư vấn giúp trường hợp của em. Hiện mẹ em đã mất và để lại một cuốn sổ tiết kiệm, ba em cũng đã mất, em là con duy nhất. Hiện em ở cùng bà ngoại. Tuy nhiên, trong giấy khai sinh của mẹ em lại ghi tên mẹ ruột của mẹ em. Mẹ ruột của mẹ em sau khi làm khai sinh năm 1955 thì mất tích đến bây giờ, không rõ sống chết. Bà ngoại đang ở cùng em là mẹ nuôi của mẹ em, nhưng bà ngoại lại không có giấy tờ nhận con nuôi. Xin tư vấn giúp em thủ tục để được thừa kế sổ tiết kiệm. 

Trân trọng cảm ơn!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Bộ phận Luật sư tư vấn của Công ty Xin giấy phép. Sau khi được các Luật sư nghiên cứu, Chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

I. Căn cứ pháp lý

;

II. Nội dung tư vấn

Khi mẹ của bạn mất, những người có quyền thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Trường hợp này bạn muốn làm thủ tục nhận thừa kế toàn bộ tài sản mà mẹ để lại, cần chứng minh bạn là thừa kế duy nhất.

Vì mẹ ruột của mẹ bạn đã mất tích từ năm 1955 đến nay, bạn  có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố một người đã chết.

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định các trường hơp yêu cầu tuyên bố một người đã chết, cụ thể:

Điều 71. Tuyên bố chết

1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:

a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.

2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.

3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Thẩm quyền giải quyết: bạn gửi đơn yêu cầu đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết.

Kèm theo đơn yêu cầu, bạn phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết. Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người là đã chết được giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Chuyên viên Thảo Hương Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *