Quy định của pháp luật về quyền hưởng di sản thừa kế do bố mẹ để lại?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, Tôi có một câu hỏi. Xin được tư vấn! Ông bà ngoại tôi có 02 người con là cậu và mẹ tôi, ngụ ở tỉnh Sông Bé cũ hiện nay là Bình Phước. Mẹ tôi lấy chồng năm 1990 , sau đó theo chồng về Đồng Nai sinh sống. Năm 2004, ông bà ngoại tôi bị tai nạn và cả hai đã qua đời ngay sau đó và không để lại di chúc.

Sau 01 năm kể từ ngày ông bà mất, cậu tôi đi sang tên sổ đỏ đất và nhà sang tên cậu, lúc đó ba mẹ tôi không có ý kiến gì (theo lời kể lại của mẹ tôi ). Hiện nay, gia đình tôi lâm vào khó khăn, làm ăn thua lỗ và em tôi hiên bị bênh nặng. Ba tôi bảo mẹ tôi lên đòi cậu chia 1/2 tài sản thừa kế của ông bà ngoại. Nhưng cậu tôi không chịu vì cho rằng mẹ tôi là con gái đã có chồng nên không được hưởng thừa kế.

Vậy nhờ quý luật sư tư vấn cho gia đinh tôi hướng giải quyết hợp lý và thỏa đáng. Xinh chân thành cảm ơn!

Người gửi: N.T

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật dân sự của Công ty Xin giấy phép.

Hưởng thừa kế do người chết để lại.

Luật sư tư vấn về phân chia tài sản thừa kế, gọi:

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1.Căn cứ pháp lý:

2. Tư vấn:

Năm 2004, ông bà ngoại Quý khách bị tai nạn và cả hai đã qua đời ngay sau đó và không để lại di chúc. Do đó, phần di sản của ông bà ngoại Quý khách sẽ được chia cho tất cả những người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật.

Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Nếu không còn ai khác ngoài cậu và mẹ Quý khách thì di sản của ông bà Quý khách sẽ được chia đôi.

Vì vậy trong trường hợp này mẹ Quý khách phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng và tiến hành thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của ông bà Quý khách.

Khoản 2 Điều 660 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Nếu không có sự đồng ý của những người thừa kế còn lại thì cậu của Quý khách không thể đứng tên trên sổ đỏ được vì đây là di sản thừa kế.

Đồng thời tại Điều 218 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền định đoạt tài sản chung:

1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.

2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.

Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.

Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.

5. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.

6. Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 của Bộ luật này.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật dân sự và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *