Quy định của pháp luật về nồng độ cồn trong máu khi tham gia giao thông ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn về các quy định của pháp luật về nồng độ cồn trong máu khi tham gia giao thông và các vấn đề pháp lý liên quan.

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung trả lời:

Theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP, mức xử phạt với người điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn vượt quá mức quy định như sau:

“Điều 5. Xử phạt người Điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;

7. Phạt tiền 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

9. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

12. Ngoài việc bị phạt tiền, người Điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm e Khoản 4 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định;

b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm h, Điểm i Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm e, Điểm g, Điểm h Khoản 4; Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm d Khoản 6; Điểm a, Điểm c Khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 7; Điểm c, Điểm d, Điểm đ Khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các Điểm, Khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h Khoản 1; Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l Khoản 2; Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm k, Điểm l Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 4; Khoản 5; Điểm a Khoản 6; Điểm c Khoản 7;

d) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 8, Khoản 10 Điều này hoặc tái phạm hành vi quy định tại Điểm d Khoản 8 Điều này, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;

đ) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 8, Khoản 9 Điều này, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 04 tháng đến 06 tháng.”

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, mức phạt với hành vi kể trên như sau:

Điều 6. Xử phạt người Điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

6. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

12. Ngoài việc bị phạt tiền, người Điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;

b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm i, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm đ Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7; Điểm a Khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 7; Khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại Khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các Điểm, Khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 1; Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm h Khoản 2; Điểm a, Điểm b, Điểm đ, Điểm g, Điểm h, Điểm m, Điểm n, Điểm o Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm g, Điểm i, Điểm k, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5;

d) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 8; Khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.

xin hỏi! tôi điều khiển xe máy mà trong khí thở vượt quá 0,25 mlg/lít khí thở đến đưới 0,4 mlg/lít khí thở mức phạt là bao nhiêu. mong nhận được câu trả lời của luật sư.xin cảm ơn!

Theo quy định nêu trên, khi trong máu có nồng độ cồn từ trên 0,25mlg/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.

Chào luật sư minh Khuê Tôi có một câu hỏi cần luật sư tư vấn giúp Bố tôi có đi xe và bị csgt kiểm tra với chuyên đề nồng độ cồn vượt quá mức cho phép là 0,34/1 lit khí thở và bị giữ xe là 7 ngày và ngày mai là 20/9 là ngày tôi đi làm thủ tục nộp phạt và nhận xe Vậy xin luật sư tư vẫn giúp Ai là người đi lấy xe dc ? 1 mình tôi đi dc k? Mức nộp phạt là bn? Đối với lỗi Phí trông giữ xe là bn?

Nếu bố bạn bận công việc mà không thể đến trụ sở đội, trạm CSGT nơi xử lý vi phạm thì bố bạn có thể làm cho bạn đến giải quyết xử lý vi phạm thayvà nhận lại GPLX cho mình.

Khi làm phải có dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi bố bạn cư trú. Trong cần ghi rõ số CMND của bố bạn và người được ủy quyền là bạn. Có đủ các loại giấy tờ trên, CSGT sẽ tiến hành giải quyết làm các thủ tục xử lý vi phạm trả lại giấy tờ xe cho người được ủy quyền theo quy định.

Bạn không nói rõ bố bạn đi xe máy hay đi ô tô, nên đối với mức nồng độ cồn nêu trên, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị xử phạt từ một triệu đồng đến hai triệu đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng. Đối với người điều khiển xe ô tô, mức phạt với lỗi vi phạm này là 2.000.000 – 3.000.000 và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.

Theo quy định của Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương. Do bạn không nói rõ mình ở địa phương nào nên chúng tôi không thể tư vấn chính xác mức thu phí trông giữ phương tiện vi phạm trong trường hợp của bạn. Bạn có thể tham khảo mức phí tông giữ phuowg tiện trên địa bàn thành phố Hà Nội, cụ thể như sau:

Phí trông giữ phương tiện tham gia giao thông bị tạm giữ do vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ.

3.1. Trường hợp đối tượng nộp phí là người bị tạm giữ phương tiện do vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT):

Nội dung thu

Đơn vị tính

Mức thu

– Xe máy, xe lam

đồng/xe/ngày đêm

8.000

– Xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện, xe xích lô

đồng/xe/ngày đêm

5.000

– Xe đến 9 ghế ngồi và xe tải từ 2 tấn trở xuống

đồng/xe/ngày đêm

70.000

– Xe từ 10 ghế ngồi trở lên và xe tải trên 2 tấn trở lên

đồng/xe/ngày đêm

90.000

Kính gửi: Công ty Xin giấy phép. Vừa qua tôi có người nhà điều khiển xe ô tô tự gây tai nạn, thì có Phiếu xét nghiệm độ cồn trong máu của bệnh viện như sau: *TÊN XÉT NGHIỆM TRỊ SỐ BÌNH THƯỜNG KẾT QUẢ * *Đo nồng độ ALCOHOL trong máu 10 – 30 mg% 17,6 mg%* Căn cứ theo trị số bình thường từ 10 – 30 mg%, kết quả xét nghiệm là 17,6 mg%. Vậy xin ý kiến của Công ty Xin giấy phép phúc đáp giúp tôi được hiểu về kết quả 17,6 mg% như vậy là bình thường hay vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông và dựa trên cơ sở nào để xác định? Xin chân thành cảm ơn!

Theo quy định của Nghị Định 46/2016/NĐ-CP, Người điều khiển phương tiện tham agia giao thông có nồng độ cồn vượt quá 50mg/ml máu. Đối chiếu với kết quả xét nghiệm của bạn, mức Nồng độ cồn huyết thanh lớn hơn 50mg% là mức Vi phạm . Nồng độ cồn trong huyết thanh của bạn mới chỉ ở mức 17,6mg% thì chưa vi phạm luật giao thông đường bộ. Thang xác định nồng đọ cồn trong máu như sau:

– 10-30 mg% : bình thường

– 30-120 mg%: kích thích

– 90-250mg%: say

– 180-300mg%: ngộ độc

– 250-400mg%: ngộ độc nặng

– 350-500mg%: hôn mê

– Trên 450mg% : nguy cơ tử vong

kính gửi luật sư .tôi có một vấn đề muốn hỏi .anh tôi tham gia giao thông bằng xe máy bị 2 xe tải dành đường gây ra tai nạn cho anh tôi trong khi anh tôi chạy ở sát lề phải .khi nhập viện bác sỹ chuẩn đoán trong máu có nồng độ cồn .và gẩy đốt sống thứ 4 hiện nay đã qua 2 tháng sau khi phẩu thuật nhưng bác sỹ bảo liệt 2 chi dưới và mất hoàn toàn cảm giác khi đi tiểu tiện. về hồ sơ giao thông thì lỏi là do 2 xe tải. từ khi nhập viện mọi chi phí nhà xe tải chiu hoàn toàn và có 2 người nhà ở lại bệnh viện phụ với gia đình tôi. nay anh tôi đã không còn nguy hiểm tới tính mạng nửa giờ chỉ điều trị vật lý trị liệu .hiện tại nhà xe yêu cầu gia đình tôi nhận 300 tr .rồi không còn liên quan nửa ..Hỏi gia đình tôi có nên yêu cầu thêm không gì anh tôi là trụ cột gia đình còn nuôi 2 con nhỏ 5t và 8t .còn một người cha 67 tuổi .nếu gia đình tôi có thể ra tòa án được không .yêu cầu trợ cấp cho 2 con anh tôi tới 18t ko .và mức đền bù mất sức lao động vĩnh viễn. nhưng anh tôi là dân đi làm ngoài không thể chứng minh được thu nhập thực tế. nhiều thì hơn 10tr có tháng chỉ 2tr đến 4tr .xin luật sư tư vấn dùm.

Theo thông tin bạn cung cấp, anh trai bạn tham gia giao thông khi trong máu có nồng độ cồn nhưng bạn không nói nồng độ cồn trong máu của anh trai bạn khi đó là bao nhiêu và tình huống xảy ra tai nạn giao thông xác định yếu tố lỗi của hai bên. Tuy nhiên, do phương tiện gây tai nạn là xe tải là một trong những nguồn gây nguy hiểm cao độ nên dù anh bạn có lỗi khi xảy ra tai nạn giao thông thì khi nếu xác định được lái xe tải cũng có lỗi thì họ cũng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại điều 623 Bộ Luật Dân sự 2005. Sau tai nạn, sức khỏe của anh trai bạn bị xâm phạm, mức bồi thường được xác định theo quy định tại Điều 609 Bộ Luật dân sự 2005 như sau:

“Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.

Như vậy, gia đình bạn có thể thỏa thuận với người gây tai nạn về mức bồi thường thiệt hại trên cơ sở chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút. Những chi phí này cần được chứng minh bằng các giấy tờ thanh toán của bệnh viện, hoặc cơ sở khám chữa bệnh nơi thực hiện các dịch vụ y tế. Khoản bồi thường thiệt hại cũng bao gồm thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại, theo thông tin bạn cung cấp, thu nhập của anh trai bạn không ổn định và không có căn cứ chứng minh. như vậy có thể căn cứ vào thu nhập trung bình của lao động khác cùng loại để yêu cầu bồi thường. Ngoài ra, mức bồi thường còn bao gồm chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Trong các chi phí bồi thường quy định nêu trên, khong có chi phí liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng con cái của người bị thiệt hại sức khỏe.

Bạn có thể tính toán các chi phí trên để yêu cầu người gây tai nạn bồi thường thiệt hại. Nếu không thỏa thuận được có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường tới tòa án để được giải quyết. Tòa án sẽ căn cứ vào mức thiệt hại thực tế, chi phí chữa bệnh, thu nhập của anh trai bạn để quyết định mức bồi thường. Mức bồi thường tối đa được xác định không quá 30 tháng lương tối thiểu.

em trai em sinh năm 1998, đã có bằng lái xe, nhưng do có chút bia, trời mưa , nên không nhìn thấy rõ người kia đang đi bộ qua đường, tông chết người, nhưng người kia cũng có nồng độ cồn trong người, Nếu 2 bên gia đình thỏa thuận với nhau, và cho em trai em, thì em trai tôi có bị xử phạt gì không

Điều 202 Bộ luật Hình sự quy định:

“Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Trong trường hợp này, nếu anh bạn không vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ, đi đúng làn đường, đúng tín hiệu thì anh bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Nếu em trai bạn vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ về nồng độ cồn trong máu khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông và gây hậu quả là xâm hại đến tính mạng của người khác thì dù gia đình nạn nhân có viết thì anh bạn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. Điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định:

“Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

 2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.

Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”

Tôi phạm quy định tại điều 202 không thuộc nhóm tội phạm không bị khởi tố khi gia đình người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án. Việc bồi thường, khắc phục hậu quả chỉ được xem là tình tiết giảm nhẹ khi xác định khung hình phạt đối với tội của em trai bạn.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với :  hoặc liên hệ văn phòng  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận giao thông – Minh Khuê.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *