Quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hiện nay, quảng cáo là công cụ xúc tiến thương mại quan trọng. Cùng với sự gia tăng về số lượng thì vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo ngày càng có xu hướng phát triển, đòi hỏi được pháp luật điều chỉnh để đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Sở hữu trí tuệ của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật cạnh tranh 2004

2. :

1. Quảng cáo so sánh

Quảng cáo so sánh là quảng cáo trong đó có nội dung so sánh giữa hàng hóa, dịch vụ, khả năng kinh doanh của một doanh nghiệp (người quảng cáo) với đối tượng cùng loại của một hay một số doanh nghiệp cạnh tranh khác.

Tính chất không lành mạnh của hành vi quảng cáo so sánh được đánh gia theo hai hướng: lợi dụng tên tuổi, uy tín, lợi thế cạnh tranh của người khác hoặc công kích, hạ thấp uy tín đối thủ cạnh tranh.

Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có quy định cấm quảng cáo so sánh trong pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2004 chỉ cấm hành vi quảng cáo trực tiếp hoàng hóa dịch vụ. Tính chất trực tiếp thể hiện ở chỗ nội dung quảng cáo đề cập một loại hàng hóa, dịch vụ cạnh tranh hoặc đối thủ cạnh tranh đã cung cấp hàng hóa, dịch vụ đó. Sự đề cập có thể bằng lời nói, chữ viết hoặc các yếu tố khác cấu thành nội dung quảng cáo (như âm thanh, hình ảnh,…), khiến người tiếp nhận quảng cáo nhận thức biết về hàng hóa, dịch vụ và đối thủ cạnh tranh. Những trường hợp ám chỉ, suy diễn sẽ không được coi là thuộc phạm vi so sánh trực tiếp.

Về bản chất, hành vi quảng cáo so sánh có thể bị xem xét dưới góc độ lợi dụng uy tín hoặc công kích, gièm pha đối thủ cạnh tranh.

Về nội dung, quảng cáo so sánh có thể bao gồm quảng cáo so sánh về giá và quảng cáo so sánh về đặc điểm của hàng hóa, dịch vụ (tính năng, công dụng, chất lượng, mẫu mã,…)

Về hình thức, quảng cáo so sánh có thể bao gồm so sánh tương đối và so sánh

tuyệt đối.

Ví dụ: Viettel khi thực hiện quảng cáo đã so sánh bảng giá cước dịch vụ của mình với bảng giá cước dịch vụ của VNPT để khách hàng thấy được ưu điểm dịch vụ của mình. Hoặc quảng cáo nồi áp suất Mart Cooker là loại nồi tốt nhất có thể thay thế “các loại nồi khác” trên thị trường và tiết kiệm năng lượng, thời gian nấu nhanh hơn các loại nồi “truyền thống”.

2. Quảng cáo bắt chước

Khoản 2 Điều 5 Luật cạnh tranh 2004 quy định về quảng cáo bắt chước như sau: “Cấm doanh nghiệp bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng.”

Quảng cáo là sản phẩm sáng tạo, do đó việc sao chép nội dung, cách thức sản phẩm quảng cáo cũng đặt ra vấn đề xâm phạm . Tuy nhiên, việc bảo hộ quyền tác giả chỉ quan tâm đến việc chống sao chép tác phẩm, có nghĩa bắt chước tuyệt đối. Trong khi đó, người bắt chước thường có xu hướng thay đổi một số chi tiết nhất định nhằm tránh ấn tượng quá lộ liễu. Do đó, pháp luật cạnh tranh sẽ được sử dụng để giải quyết nội dung liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Tính chất không lành mạnh của quảng cáo bắt chước được thể hiện chủ yếu ở việc lợi dụng thành quả đầu tư, lợi thế cạnh tranh của người khác, gây nhẫm lẫn cho khách hàng. Ảnh hưởng nhầm lẫn phát sinh từ quảng cáo bắt chước như sau:

Nhầm lẫn về nguồn gốc: Khi tiếp nhận các quảng cáo giống nhau, người xem có thể ngộ nhận rằng hai loại hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo thuộc một chủ sản xuất.

Nhầm lẫn về liên hệ: Ngay cả khi không nhầm lẫn hai loại hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo thuộc cùng một nguồn gốc, người tiếp nhận quảng cáo vẫn có thể cho rằng hai nhà sản xuất có mối liên quan, liên hệ trong kinh doanh, thuộc cùng một tập đoàn, có quan hệ đối tác hay ủy quyền, nhượng quyền,…

Ngay khi người tiêu dùng không cho rằng hai chủ thể quảng cáo có mối quan hệ kinh doanh tập trung và liên tục, họ vẫn có thể hiểu rằng một bên cho phép bên kia thực hiện theo thỏa thuận trong thời hạn nhất định.

Ví dụ: Video quảng cáo chiếc xe Audi A6 Avant 2012 bị cáo buộc là bắt chước ý tưởng của clip quảng cáo mẫu xe Chrysler 200 với nhân vật chính là nam ca sỹ nhạc rap nổi tiếng Eminem. Cách quay quảng cáo của Audi thực sự lấy cảm hứng từ “Imported from Detroit” của Chrysler.

3. Quảng cáo gây nhầm lẫn

Quảng cáo gây nhầm lẫn được quy định tại Khoản 3 Điều 45 của Luật Cạnh tranh 2004 theo đó cấm doanh nghiệp đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây:

“Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây:

a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công;

b) Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;

c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.”

Đã có nhiều quan điểm khác nhau trong việc phân biệt giữa quảng cáo gian dối và và quảng cáo gây nhầm lẫn. Trên thực tế, đa số các quốc gia đã chọn giải pháp quy định hai dạng hành vi gian dối và gây nhầm lẫn cùng chung trong một điều luật, với cách thức và chế tài xử lý giống nhau và Việt Nam cũng đi theo hướng này.

– Quảng cáo gian dối có thể hiểu là quảng cáo đưa ra nội dung thông tin sai lệch so với thực tế khách quan, từ đó lừa dối người tiêu dùng.

– Quảng cáo gây nhầm lẫn không đưa ra thông tin sai, nhưng nội dung không đầy đủ, không rõ ràng hoặc bỏ sót, từ đó tạo ra sự hiểu lầm cho người tiêu dùng.

Điều 45 đã liệt kê tương đối nhiều nội dung quảng cáo có thể gian dối hoặc gây nhầm lẫn. Tổng kết từ thực tiễn, các nội dung quảng cáo gian dối hoặc gây nhầm lẫn rơi vào một trong các trường hợp sau:

+ Gian dối, gây nhầm lẫn về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ: bao gồm cả giá cả, chất lượng, đặc điểm, khả năng và tình trạng cung ứng;

+ Gian dối, gây nhầm lẫn uy tín, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Gian dối, gây nhầm lẫn về bản chất của giao dịch (giao dịch mua bán nhưng làm người tiêu dùng hiểu lầm thành tặng cho, sản phẩm miễn phí…)

Ví dụ: Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam đã quảng cáo đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về công dụng của sản phẩm.

4. Các hành vi quảng cáo vi phạm pháp luật khác

Ngoài ra, khoản 4 Điều 45 Luật cạnh tranh năm 2004 còn quy định cấm các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật khác có quy định cấm. Đây là quy phạm mở, theo đó Luật Cạnh tranh không chỉ cấm các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh được quy định nêu trên mà còn cấm các hoạt động quảng cáo khác được quy định trong các văn bản pháp luật khác nếu hành vi đó thoả mãn các tiêu chí của cạnh tranh không lành mạnh.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *