Quên điện thoại ở quán ăn bị đe dọa đưa mười triệu mới trả đồ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính gửi công ty xin giấy phép. Tôi có bỏ quên một chiếc điện thoại iphone 7 ở một cửa hàng ăn uống, chiếc điện thoại này có giá trị hơn mười triệu đồng, tôi về nhà xong mới nhớ ra bỏ quên thì tôi quay trở lại cửa hàng ăn uống đó nói lời xin lại chiếc điện thoại đó

Mục lục bài viết

thì chủ quán này đòi tôi với giá 5 triệu đồng thì họ mới trả tiền cho tôi. Tôi có thể báo công an được không? và nếu sau này họ trả điện thoại cho tôi rồi tôi làm đơn bãi nại thì bên công an có tiếp tục khởi tố vụ án không? hành vi cua rngừoi này là tội gì? Tôi xin chân thành cám ơn.

Người gửi: NCV

Câu hỏi được biên tập từ ân sự của công ty Xin giấy phép.

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung phân tích:

2.1 Các yếu tố cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản là như thế nào?

Mặt khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản này có các dấu hiệu sau:Có hành vi đe dọa dùng vũ lực. Được hiểu là hành vi của người phạm tội đe dọa thực hiện một hành động (hay đe dọa sẽ dùng sức mạnh vật chất) để gây thiệt hại cho người bị hại. Mục đích của việc đe dọa này là làm cho người bị hại sợ và giao tài sản cho người phạm tội chiếm đoạt theo đòi hỏi mà người phạm tội đưa ra gắn liền với hành vi đe dọa nên trên.

Khác với hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực trong tội cướp tài sản, việc đe dọa này không mang tính chất mãnh liệt và tức thời, người bị hại (người chủ tài sản hoặc người quản lý tài sản) hoàn toàn có điều kiện chuẩn bị đối phó và chưa đến mức làm tê liệt ý chí kháng cự của họ, mà chỉ thể hiện ở chỗ làm cho họ lo sợ ở mức độ nhất định, đồng thời họ vẫn có thời gian để lựa chọn giữa việc kháng cực hay chấp nhận giao tài sản (đây là điểm khác biệt cơ bản giữa tội cướp tài sản với tội này). Việc đe dọa được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

Đe dọa trực tiếp: Người phạm tội thực hiện đe dọa bằng lời nói, cử chỉ, hành động… công khai, trực tiếp với người bị hại.

Đe dọa gián tiếp: Người phạm tội thực hiện việc đe dọa thông qua các thình thức như: nhắn tin, điện thoại, thư… mà không gặp người bị hại

Trong thực tế, có những trường hợp người bị hại bị người phạm tội đe doạ sẽ dùng vũ lực nếu không giao tài sản cho người phạm tội nhưng người bị hại không sợ và không giao tài sản cho người phạm tội, sau đó người phạm tội đã thực hiện hành vi vũ lực đối với người bị hại thì cũng không phải là hành vi cướp tài sản mà vẫn là hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Ở đây, người phạm tội chỉ đe doạ dùng vũ lực, nếu người bị hại không giao tài sản thì người phạm tội cũng không dùng vũ lực.

Có hành vi dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác. Được hiểu là dùng các thủ đoạn gây áp lực rất lớn về tinh thần của người bị hại để buộc họ phải giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt theo đòi hỏi mà người phạm tội đưa ra, kèm với việc dùng thủ đoạn đó.

Các thủ đoạn thường sử dụng là lợi dụng những lỗi lầm, khuyết điểm của người bị hại mà người phạm tội biết được để đe dọa sẽ làm ảnh hưởng đến uy tin, danh dự, nhân phẩm của họ

Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đế quyền sở hữu tài sản của người khác (tương tự như khách thể của tội cướp tài sản).

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản tội phạm này.

Về nguyên tắc mục đích chiếm đoạt tài san phải có trước hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn uy hiếp tinh thần khác. Nhưng cũng có trường hợp chuyển hóa tội phạm, có nghĩa là người phạm tội đã thực hiện một tội phạm khác nhưng sau đó lại xuất hiện mục đích chiếm đoạt tài sản.

Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự

2.2 Căn cứ khởi tố vụ án hình sự là gì?

Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ: Tố giác của cá nhân; Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng; Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước; Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm; Người phạm tội tự thú.

2.3 Những tội khởi tố hình sự theo yêu cầu của ngừoi bị hại là như thế nào?

Khởi tố hình sự theo yêu cầu của ngừoi bị hại là khi bị hại có đơn thì mới khởi tố. Theo bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi 2017 thì bao gồm Khoản 1 của những tội sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Điều 139. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Điều 141. Tội hiếp dâm

Điều 143. Tội cưỡng dâm

Điều 155. Tội làm nhục người khác

Điều 156. Tội vu khống

Điều 226. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

=> Do đó, thì tội cưỡng đoạt tài sản không thuộc tội khởi tố hình sự theo yêu cầu của bị hại, nên phía bên bị hại có đơn bãi nại trong trường hợp này cho bị can, bị cáo thì cũng chỉ là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình phạt cho bị can, bị cáo.

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật hình sự.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *