Phương thức thực hiện điều ước quốc tế thông qua áp dụng trực tiếp tại Việt Nam

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép giới thiệu bài viết “Phương thức thực hiện điều ước quốc tế thông qua áp dụng trực tiếp tại Việt Nam” để Quý khách hàng tham khảo:

PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ THÔNG QUA ÁP DỤNG TRỰC TIẾP TẠI VIỆT NAM

Áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế là hình thức “nội luật hoá” toàn bộ hoặc một phần nội dung của điều ước quốc tế thông qua một quyết định chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tức là các quốc gia chỉ bằng một văn bản pháp luật thừa nhận việc thi hành tất cả các điều ước quốc tế mà mình tham gia sẽ được áp dụng trên phạm vi lãnh thổ mà không cần sửa đổi hay ban hành các văn bản pháp luật quốc gia chuyên biệt. Văn bản này thường có giá trị pháp lý tương đương với một đạo luật kí kết và thực thi các điều ước quốc tế nói chung của một quốc gia hoặc có thể được ghi nhận trong các văn bản có giá trị pháp lý cao như Hiến pháp, Bộ luật…

Về bản chất, khi áp dụng trực tiếp, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đã được coi như là một “nguồn luật” bên cạnh pháp luật quốc gia và được thực hiện như pháp luật quốc gia. Có nghĩa là khi điều ước quốc tế đã được ký kết và có hiệu lực thì mọi cá nhân, tổ chức là đối tượng điều chỉnh của điều ước đó đều có nghĩa vụ thi hành và công dân hoàn toàn có thể viện dẫn các quy định của điều ước quốc tế đó trước Tòa án để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện các thủ tục “chuyển hoá điều ước quốc tế” bằng việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật truyền thống theo quy định của Luật, vừa phức tạp, kéo dài và tốn kém.

Chẳng hạn như trong Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO đã liệt kê các quy định liên quan đến nội dung cam kết được áp dụng trực tiếp của Việt Nam là: Luật Doanh nghiệp, Luật Luật sư, Luật Kinh doanh bảo hiểm, , Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Điện ảnh, hoặc Hiệp định về thuế…

Đối với phương thức áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia: như đã đề cập ở trên, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ có thẩm quyền quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, chi tiết để thực hiện. Do đó, trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đầy đủ, rõ ràng và chi tiết thì cơ quan có thẩm quyền chỉ cần ban hành văn bản pháp luật thừa nhận toàn bộ hoặc một phần nội dung của một điều ước quốc tế và hệ quả của nó là nội dung của điều ước quốc tế trở thành bộ phận của hệ thống pháp luật quốc gia, được thực hiện, dẫn chiếu áp dụng như các quy định của pháp luật quốc gia.

Có thể thấy rằng, trong điều kiện khuôn khổ pháp lý còn chưa hoàn thiện và khả năng ban hành luật đầy đủ, chi tiết còn hạn chế như hiện nay thì việc tính toán để áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế là hợp lý. Trên thực tế, có nhiều điều ước quốc tế như Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1967, Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật năm 1971 mà nước ta gia nhập là những điều ước quốc tế chuyên ngành, nên việc việc quy định áp dụng trực tiếp các điều này để bảo đảm sự hài hoà và thống nhất giữa pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế là cần thiết.

Thực tiễn áp dụng trực tiếp điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia

Theo báo cáo tổng kết 9 năm thi hành Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 giai đoạn 2006 – 2014 của Bộ Ngoại giao Việt Nam từ ngày 01/01/2006 đến ngày 31/10/2014 Việt Nam đã ký 1023 điều ước quốc tế hai bên; trong đó có 254 điều ước được ký kết nhân danh Nhà nước, 769 điều ước ký kết nhân danh Chính phủ; có 827 điều ước có hiệu lực, 47 điều ước chưa có hiệu lực do các bên đối tác chưa hoàn thành thủ tục, 121 điều ước chưa có hiệu lực do Việt Nam chưa phê chuẩn, phê duyệt, 28 điều ước hết hiệu lực.

Nhìn vào thực tế áp dụng các điều ước quốc tế tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có thể thấy Việt Nam công nhận hiệu lực thi hành trực tiếp cho nhiều  điều ước quốc tế (những điều ước có nội dung đủ rõ, chi tiết) mà không thông qua quá trình chuyển hoá, đặc biệt là các điều ước quốc tế là đòn bẩy cho sự phát triển  kinh tế và các điều ước là bước đệm cho sự hội nhập nhanh và mạnh như các hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, các hiệp định thương mại song phương…

Một ví dụ điển hình là việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số  71/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 về việc Phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó quyết định : “2. Áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam được ghi tại Phụ lục đính kèm Nghị quyết này và các cam kết khác của Việt Nam với Tổ chức thương mại thế giới được quy định đủ rõ, chi tiết trong Nghị định thư, các Phụ lục đính kèm và Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới. Trong trường hợp quy định của pháp luật Việt Nam không phù hợp với quy định của Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm thì áp dụng quy định của Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm”.

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết số 71/2006/QH11 đã đánh dấu một bước quan trọng trong sự phát triển pháp luật về điều ước quốc tế của Việt Nam  trong quá trình hội nhập. Lần đầu tiên một Nghị quyết của Quốc hội khẳng định việc áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới mà không cần phải thực hiện phương thức chuyển hoá.

Chẳng hạn như nội dung trong cam kết WTO (tức đoạn 502 và 503 của Báo  cáo gia nhập WTO) về vấn đề tỷ lệ đại diện tham dự cuộc họp, các thẩm quyền  của Đại hội đồng cổ đông, tỷ lệ thông qua quyết định của cơ quan này trong các doanh nghiệp cổ phần và các doanh nghiệp được phép tự do quy định về loại quyết định thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông, số đại biểu cần thiết trong quy trình bỏ phiếu và tỷ lệ đa số phiếu chính xác đề ra quyết định với điều kiện các doanh nghiệp này phải là doanh nghiệp liên doanh sẽ được áp dụng trực tiếp. Hoặc Đoạn 397 trong Báo cáo gia nhập WTO về thù lao, nhuận bút, Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố để thực hiện chương trình phát sóng không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan sẽ được áp dụng trực tiếp….

Nghị quyết cũng ghi rõ trong trường hợp các quy định của pháp luật Việt Nam không phù hợp với quy định của WTO thì thực hiện các quy định của WTO.

Với quy định áp dụng trực tiếp các cam kết quốc tế với WTO, đã chuyển các cam kết quốc tế của Việt Nam thành một “nguồn luật” bên cạnh các quy định của pháp luật quốc gia có giá trị ràng buộc thi hành đối với các cơ quan thực thi pháp luật, kể cả Tòa án và Viện kiểm sát, các doanh nghiệp từng cá nhân. 

Trân trọng!

Bộ phận dân sự – Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *