Phương án chia lợi nhuận công ty TNHH ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Tôi có một vấn đề muốn nhờ luật sư tư vấn:

Công ty TNHH TB kinh doanh ngành nghề mua bán đồ gỗ và nội thất vốn điều lệ là 5 tỉ đồng trong đó:
anh Dương góp 800.000.000 triệu bằng tiền mặt;
anh Thành góp 1.200.000.000 đồng bằng giấy nhận nợ của công ty M (Giấy nợ trị giá 1.300.000.000 đồng);
anh Trung góp 1.500.000.000 đồng bằng ngôi nhà (tại thời điểm đóng góp ngôi nhà trị giá 800.000.000 đồng);
anh Hải góp 1.500.000.000 đồng bằng tiền mặt nhưng mới góp được 500.000.000 đồng còn 1.000.000.000 đồng cam kết góp khi nào công ty cần.
Kinh doanh được một năm công ty hoạt động có lãi và quyết định chia lãi là 800.000.000 đồng nhưng các thành viên không thống nhất được với nhau về phương án phân chia lợi nhuận. Thành cho rằng Hải chưa góp 1 tỉ đồng nên chỉ được chia lãi tương ứng 500.000.000 đồng đã góp. Hải cho rằng việc góp vốn bằng giấy nhận nợ của Thành là sai và đến thời điểm chia lãi công ty M mới chỉ trả được 700,000.000 đồng. Phần góp vốn của Trung cao hơn giá trị thực tế.

Xin hãy tư vấn giúp các thành viên của công ty TB xây dựng phương án chia lợi nhuận.

Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư

Người gửi: L.V.X

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của xin giấy phép.

Phương án chia lợi nhuận công ty TNHH ?

Trả lời:

Kính gửi Quý khách hàng. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty chúng tôi. Thắc mắc của bạn được tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

015

Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Luật Doanh nghiệp 2014 về quyền của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên như sau:

“Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật”.

Theo quy định tại khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014:

“Phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỉ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.”

Và điều kiện để chia lợi nhuận được thể hiện rõ tại Điều 69 Luật này như sau:

Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận.”

Như vậy, các thành viên sẽ được chia lợi nhuận tương ứng với tỉ lệ vốn đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định, sau khi đã đáp ứng được điều kiện theo quy định nêu trên và được ghi vào Điều lệ công ty.

Và theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật này cũng quy định rõ về “Tài sản góp vốn” như sau: Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị , công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.”

Mặt khác, theo quy định của Bộ luật dân sự thì “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.

Theo đó thì, giấy nhận nợ là một văn bản ghi nhận một quyền tài sản, hay nói cách khác giấy nhận nợ cũng là một loại tài sản. Ngoài ra, nếu Điều lệ Công ty của bạn cũng không quy định rõ về các loại tài sản góp vốn, và các thành viên góp vốn cũng chấp nhận “giấy nhận nợ” như một loại tài sản góp vốn, thì căn cứ theo các quy định trên, việc góp vốn bằng giấy nhận nợ này là hoàn toàn hợp pháp.

Theo quy định tại Điều 48 Luật doanh nghiệp năm 2014 về việc góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì:

2. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.

3. Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau:

a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;

b) Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;

c) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.

Tiếp theo, theo quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014 cũng quy định về việc định giá tài sản góp vốn:

“Điều 37. Định giá tài sản góp vốn

1. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hạp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.

Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.”

Như vậy,

Việc anh Thành góp vốn bằng Giấy nhận nợ, và khi các thành viên của Công ty chấp nhận “giấy nhận nợ” là tài sản góp vốn, và ngoài ra Điều lệ công ty cũng không có quy định khác thì việc góp vốn bằng giấy nợ đó là không vi phạm gì, do các bên góp vốn cũng đều đã đồng ý về việc góp vốn bằng giấy nợ đó.

– Việc anh Trung góp vốn bằng ngôi nhà được định giá cao hơn giá trị thực tế thì các thành viên cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Từ những quy định pháp luật được trích dẫn ở trên, cụ thể là theo điều 48 Luật doanh nghiệp thì trong tình huống này phương án phân chia lợi nhuận sẽ căn cứ vào số vốn góp thực tế đến thời điểm chia lợi nhuận mà các bên đã góp được, cụ thể là: Anh Dương góp 800 triệu đồng, anh Thành 700 triệu đồng, anh Trung 800 triệu đồng; anh Hải 500 triệu đồng.

Trên đây là những tư vấn từ phía Công ty chúng tôi cho yêu cầu của Quý khách hàng. Nếu còn vấn đề nào chưa rõ, vui lòng liên hệ trực tiếp qua Tổng đài để được tư vấn, hỗ trợ.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT – CÔNG TY LUẬT MINH KHUÊ.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *