Phó giám đốc công ty ký kết Hợp đồng thương mại có hợp pháp ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, tôi có vướng mắc nhờ luật sư tư vấn giúp: Công ty tôi có ký hợp đồng bán hàng hóa cho một công ty khác (hàng này được công ty này đăt làm riêng), trong hợp đồng thỏa thuận rất rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của hai bên. Phía công ty tôi cử người đại diện theo pháp luật đứng ra ký, phía công ty đối tác cử phó giám đốc đứng ra đại diện (theo giới thiệu của họ, người phó giám đốc này đủ thẩm quyền ký), vì tin tưởng nên chúng tôi không kiểm tra giấy ủy quyền mà tiến hành ký kết trực tiếp.

 

Trên hợp đồng có con dấu của hai công ty, tuy nhiên, sau khi chúng tôi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì bên đối tác không thanh toán. Tính đến thời điểm này đã một năm kể từ ngày tới hạn thanh toán, trong 1 năm qua tôi có gửi yêu cầu đời nợ nhiều lần nhưng bên mua luôn xin gia hạn nợ, gần đây chúng tôi có gửi yêu cầu xác nhận công nợ là 300 triệu đồng tiền hàng và 70 triệu đồng tiền phạt chậm trả theo sự thỏa thuận của hai bên nhưng bên đối tác từ chối chi trả với lý do hợp đồng giữa 2 bên vô hiệu do người phó giám đốc ký không đúng thẩm quyền. Vậy trong trường hợp này của chúng tôi, pháp luật giải quyết thế nào ạ? Xin cảm ơn. 

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của 

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, hợp đồng bằng văn bản hai bên ký kết có thể vô hiệu

Điều 13. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

4. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:

a) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;

b) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Vậy trong trường hợp của bạn, người phó giám đốc này chỉ có quyền đại diện cho công ty ký kết hợp đồng khi có sự ủy quyền từ người đại diện theo pháp luật. Vậy bạn cần tìm hiểu xem giữa hai chủ thể này có sự ủy quyền hay không, nếu có, hợp đồng này được ký kết hợp pháp, ngược lại thì người phó giám đốc không có thẩm quyền ký(tức hợp đồng vô hiệu). Bạn cũng có thể xác minh tính trung thực trong lời nói của người người phó giám đốc trong việc người này giới thiệu mình là người có đủ thẩm quyền ký để xem có dấu hiệu của sự lừa dối hay không ? nếu có, người này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời nói của mình.

Thứ hai, có sự giao kết hợp đồng giữa hai bên hay không ?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hợp đồng có thể được lập băng văn bản, lời nói hoặc thậm chí được xác lập bằng hành vi nếu hai bên đã có thỏa thuận trước đó. 

Vậy, ngoài bản hợp đồng này, bạn tìm hiểu xem giữa người đại diện theo pháp luật của hai bên có đàm phán bằng lời nói hay tin nhắn, email hay không, nếu có thì đây sẽ là văn bản chứng minh có sự giao kết hợp đồng. Nếu không, bạn có thể xem xét giữa hai bên đã từng hợp tác với nhau và ký kết các hợp đồng tương tự hợp đồng này hay chưa, nếu có bạn có thể coi đây là một thói quen thương mại giữa hai bên:

Căn cứ khoản 3 điều 3 luật thương mại 2005:

3. Thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong .

Nếu bạn đưa ra những bằng chứng nêu trên, thì tiền gốc và tiền lãi chậm trả sẽ được tính toán theo hợp đồng mà hai bên thỏa thuận. 

Nếu bạn không thể đưa ra được những bằng chứng nêu trên, thì bạn vẫn có căn cứ để chứng minh có sự giao kết hợp đồng do bạn có giao hàng, bên mua nhận hàng và đã đưa hàng vào sản xuất, khi bạn xuất hóa đơn cho bên mua, bên mua vẫn nhận và kê khai thuế với nhà nước, bên mua cũng khất nợ và nhiều lần xin gia hạn nợ( hành vi này chúng minh họ đang thừa nhận có 1 khoản nợ quá hạn). Vậy có thể khẳng định, có sự giao kết hợp đồng, bên mua chấp nhận về giá, thời điểm thanh toán và phương thức thanh toán mà bên bán đưa ra, tranh chấp đặt ra liên quan đến phần lãi chậm trả, do 70 triệu đồng bạn ước tính được tính trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản nêu trên, trong giả thiết tại trường hợp này, hợp đồng vô hiệu thì chúng ta không tính lãi chậm trả theo hợp đồng mà sẽ tính phần bồi thường thiệt hại do việc vi phạm hợp đồng gây ra.

Căn cứ Bộ luật dân sự 2015

Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.

Vậy lãi chậm trả được hai bên thỏa thuận, nếu hai bên không thỏa thuận được thì lãi chậm trả sẽ được tính như tính lãi của khoản vay, cụ thể:

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Vậy, ngoài tiền gốc, bên mua phải chịu lãi chậm trả được xác định là 10%/năm.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp –

 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *