Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì phải xin ở đâu? đi nước ngoài có cần phiếu này không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào luật sư, Xin giới thiệu gắn gọn về bản thân , tôi tên Hà năm nay 29 tuổi , vào năm tuổi 17 tôi bị toà án tuyên phạt 2 năm 6 tháng tù nhưng được cho hưởng án treo.

Mục lục bài viết

Nay tôi làm lý lịch tư pháp số 1 để đi nước ngoài nhưng cơ quan ngoại giao không chấp nhận lý lịch tư pháp số 1 và cơ quan ngoại giao yêu cầu cung cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 . Nếu như vậy tôi sẽ bị từ chối việc cấp visa để đi nước ngoài . Theo luật lý lịch tư pháp , theo điều 42 và 45 của luật lý lịch tư pháp . Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cung cấp cho việc hỗ trợ tố tụng, hình sự . Nhưng tại sao các cơ quan ngoại giao yêu cầu cung cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 ? Xin chân thành cảm ơn .

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của Công ty Xin giấy phép

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì phải xin ở đâu? đi nước ngoài có cần phiếu này không?

>> Luật sư tư vấn điều kiến cấp mẫu lý lịch tư pháp, gọi:

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nôi dung tư vấn:

2.1 Lý lịch tư pháp số 2

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 quy định thì phiếu lý lịch tư pháp gồm có: Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức , Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

2.2 Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2

Theo thì phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì nội dung phiếu lý lịch tư pháp số 2 bao gồm:

– Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

– Tình trạng án tích:

+ Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;

+ Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.

Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.

– Thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:

+ Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;

+ Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

2.3 Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Theo thì thầm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp cụ thể là trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp:

– Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

– Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp:

– Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

– Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

– Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp. Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được ghi vào sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

2.3 Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2

Cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú; trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì gửi văn bản yêu cầu đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Văn bản yêu cầu phải ghi rõ thông tin về cá nhân đó theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của .

Trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax hoặc bằng các hình thức khác và có trách nhiệm gửi văn bản yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho cá nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 của ; trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

=> Như vậy, theo quy định trên thì phiếu lý lịch tư pháp số 2 còn cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình chứ không chỉ để hỗ trợ cho tố tụng hình sự. Việc cơ quan ngoại giao yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp số 2 nhằm mục đích thông qua phiếu lý lịch tư pháp, đảm bảo về ý thức chấp hành pháp luật và tư cách đạo đức của bạn trước khi quyết định cho bạn nhập cảnh vào nước của họ.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *