Phân tích vụ việc và đưa ra hướng giải quyết đối với trường hợp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

Xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế là bước đi đầu tiên và quan trọng nhất. xin giấy phép tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề trên:

Mục lục bài viết

1. Cách giải quyết vụ việc xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế

Xin chào luật sư, Luật sư cho minh hỏi trường hợp Công ty A (Nhật Bản) đã đăng ký sáng chế cho thiết kế động cơ hút bụi tại Việt Nam, sáng chế đang trong thời hạn bảo hộ. Công ty A phát hiện ra trên thị trường có bán sản phẩm sử dụng thiết kế động cơ hút bụi giống với sáng chế của họ. Sản phẩm này do một công ty Đài Loan sản xuất và công ty B nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam.

Vậy căn cứ vào quy định của pháp luật, phân tích vụ việc và đưa ra hướng giải quyết để công ty A có thể bảo vệ quyền lợi của mình.

Phân tích vụ việc và đưa ra hướng giải quyết đối với trường hợp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

Luật sư tư vấn:

Quyền sở hữu công nghiệp của Công ty A đối với sáng chế cho thiết kế động cơ hút bụi tại Việt Nam được pháp luật hiện hành bảo hộ thông qua việc cơ quan có thẩm quyền đã cấp bằng độc quyền sáng chế (một loại văn bằng bảo hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng).

Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực pháp lý trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam và có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.

Giống với quyền tác giả và quyền liên quan quyền tác giả thì quyền của chủ sở sáng chế cũng bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền tài sản của chủ sở hữu được quy định tại Khoản 1, Điều 123, ; theo quy định này thì pháp luật Việt Nam hiện hành cho phép Công ty A là chủ sở hữu sáng chế thiết kế động cơ máy hút bụi có các quyền tài sản sau đây:

a) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 124 và Chương X của Luật này;

b) Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu c) Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chương X của Luật này.

Trong đó, sử dụng sáng chế là việc thực hiện các hành vi quy định tại Khoản 1, Điều 124, Luật này,cụ thể như sau:

a) Sản xuất sản phẩm được bảo hộ;

b) Áp dụng quy trình được bảo hộ;

c) Khai thác công dụng của sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ;

d) Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm quy định tại điểm c khoản này;

đ) Nhập khẩu sản phẩm quy định tại điểm c khoản này.”

Theo quy định tại Điều 126, Luật SHTT; Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế:

1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;

2. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật này”.

Như vậy, dựa theo những căn cứ pháp lý phân tích ở trên có thể đưa ra kết luận: việc Công ty B đã nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam sản phẩm có thiết kế động cơ giống với sáng chế của Công ty A đã vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền của chủ sỡ hữu sáng chế là Công ty A; cụ thể đó là Công ty B đã vi phạm quy định tại khoản 1, Điều 126, Luật SHTT với hành vi nhập khẩu và bán ra thị trường sản phẩm máy hút bụi có thiết kế động cơ giống với sản phẩm của Công ty A đang trong thời gian được pháp luật Việt Nam bảo hộ.

Sau khi đã phát hiện hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế của Công ty B. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thì đại diện Công ty A có thể thực hiện quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu các cơ quan thực thi xử lý hành vi xâm phạm đó bằng các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự, hoặc yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu để phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi xuất, nhập khẩu hàng hoá xâm phạm quyền…

Cụ thể đối với hành vi vi phạm của Công ty B sẽ bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

+ Cảnh cáo.

+ Phạt tiền.

– Ngoài ra, căn cứ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

+ Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ.

+ Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa, đã xảy ra vi phạm.

– Ngoài các hình thức xử phạt trên, Công ty B còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

+ Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.

– Mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được ấn định ít nhất bằng giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không vượt quá năm lần giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Thanh tra, kiểm tra xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Thưa luật sư, xin hỏi: Cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp bị xâm phạm có được chứng kiến việc thực hiện tiến hành thanh tra, kiểm tra hay không ? Cảm ơn!

Trả lời :

Quá trình chuẩn bị thanh tra, kiểm tra về sở hữu công nghiệp, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin, chứng cứ để cơ quan có thẩm quyền xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra.

Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra tại cơ sở có hành vi xâm phạm quyền, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp có thể chứng kiến. Việc chứng kiến của chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp nhằm giúp cho việc xác định dấu hiệu vi phạm của hàng hoá, nhằm xác nhận những hàng hoá do chủ sở hữu công nghiệp đưa ra thị trường hoặc hàng xâm phạm quyền, hàng giả.

Khi chứng kiến hoạt động thanh tra, kiểm tra tại cơ sở nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp , chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp có mặt phải ký vào biên ban thanh tra, kiểm tra và biên bản vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp với tư cách là bên bị thiệt hại. Trường hợp không ký biên bản cũng phải ghi rõ lý do.

Trong quá trình chứng kiến hoạt động thanh tra, kiểm tra, chủ sở hữu quyền phải thực hiện đúng các quy định, yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền đang thực hiện cuộc thanh tra, kiểm tra, không tìm hiểu những nội dung ngoài nội dung thanh tra, kiểm tra về sở hữu công nghiệp.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Yêu cầu xử lý xâm phạm vi phạm sở hữu công nghiệp ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Việc áp dụng quy định ủy quyền yêu cầu xử lý xâm phạm vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào ? Cảm ơn!

Trả lời :

Theo quy đinh tại Khoản 4 Điều 25 ngày 21/9/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì giấy uỷ quyền sử dụng trong thủ tục nộp đơn đăng ký SHCN đáp ứng quy định tại Điều 107 Luật Sở hữu trí tuệ cũng có thể sử dụng trong thủ tục nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm, nếu giấy uỷ quyền đó đang có hiệu lực giữa các bên và phạm vi uỷ quyền bao gồm công việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan.

Trong trường hợp giấy uỷ quyền đã nộp và được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận là hợp lệ trong thủ tục nộp đơn đăng ký SHCN thì cũng được coi là hợp lệ trong thủ tục nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm tại cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền SHCN , với điều kiện giấy uỷ quyền đó chưa bị các bên tuyên bố chấm dứt hiệu lực, trong đó ghi đúng tên và địa chỉ của bên uỷ quyền và bên nhận uỷ quyên, nội dung uỷ quyền gồm việc thực hiện các thủ tụ để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam./.
Nguồn: Công văn số 11/TTra ngày 12/01/2011 của Thanh tra Bộ KH&CN

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu Trí tuệ – Công ty Xin giấy phép

4. Công việc cơ bản khi tiến hành thanh tra tại cơ sở về sở hữu công nghiệp?

Đề nghị cho biết một số công việc cơ bản khi tiến hành thanh tra tại cơ sở?

Trả lời: Giai đoạn tiến hành thanh tra tại cơ sở. Tổ chức tiếp xúc giữa đoàn và đối tượng thanh tra với các nội dung: Trưởng đoàn thông báo quyết định thanh tra nói rõ mục đích yêu cầu, nội dung phương pháp tiến hành và thời gian thanh tra tại cơ sở.

Thông báo các nguyên tắc làm việc và các yêu cầu của đoàn để cơ sở đáp ứng. Thủ trưởng của cơ sở được thanh tra báo cáo tình hình thi hành pháp luật về sở hữu công nghiệp theo các nội dung đoàn yêu cầu. Đoàn chất vấn để làm sáng tỏ các nội dung chưa rõ (câu hỏi cần bám sát nội dung thanh tra, làm rõ thêm báo cáo và làm căn cứ cho các kết luận sau này). Hạn chế câu hỏi quá xa nội dung thanh tra.
Thanh tra tại cơ sở, xem xét hiện trường nơi sản xuất, buôn bán, nơi chứa các hàng hoá, sản phẩm có yếu tố vi phạm về sở hữu công nghiệp. Tiến hành lấy mẫu giám định trong trường hợp cần thiết (lập biên bản lấy mẫu, niêm phong có chữ ký của cơ sở). Chụp ảnh, ghi hình hiện trạng tang vật vi phạm, nơi sản xuất hàng hoá vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Lập các biên bản thanh tra, biên bản vi phạm: Trong quá trình làm việc cần chuẩn bị lập biên bản thanh tra, kiểm tra theo mẫu quy định, ghi trước các nội dung đã rõ có tính chất thủ tục như: Tên những người tham gia để khi Trưởng đoàn kết luận có thể nhanh chóng hoàn thành biên bản này. Đồng thời, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm thì thư ký cũng chuẩn bị sẵn biên bản vi phạm hành chính.
Các biên bản này phải có chữ ký của Trưởng đoàn, những người tham gia chứng kiến (đặc biệt là biên bản vi phạm hành chính), chữ ký của đại diện cơ sở được thanh tra. Trường hợp sau khi đã thuyết phục mà đại diện cơ sở được thanh tra không chịu ký thì Trưởng đoàn cần ghi rõ đã thuyết phục nhưng đại diện cơ sở vẫn không ký và yêu cầu những người cùng chứng kiến ghi nhận.
Trường hợp kết quả thanh tra tại cơ sở chưa đủ để kết luận hành vi xâm phạm, cần có thời gian tham vấn ý kiến của các cơ quan chuyên môn, các cơ quan có thẩm quyền khác thì chỉ lập biên bản thanh tra, chưa lập biên bản vi phạm hành chính. Trong trường hợp này cần ghi rõ hện trạng nêu trên. Cơ quan thanh tra sẽ làm việc với cơ sở được thanh tra khi có kết quả tham vấn, khi có kết quả giám định sở hữu công nghiệp (Quyết định 2151/2006/QĐ-TTCP).

thanhtra.most.gov.vn

» Thanh tra xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

» Các yếu tố quyết định kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm soát?

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Xin giấy phép biên tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *