Phân chia di sản khi đã hết thời hiệu khởi kiện thừa kế ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Ba tôi được ông bà nội giao cho quản lý nhà, đất từ năm 1974. Sau đó, ông bà tôi mất không để lại di chúc. Nếu người quản lý tài sản 30 năm trở lên (không có sự tranh chấp) có được công nhận chủ sở hữu không? Nếu cô chú tôi khởi kiện đề nghị chia thừa kế, Tòa án sẽ giải quyết thế nào? Ba tôi có được quyền ưu tiên mua lại tài sản không? (Thu Nguyệt, An Giang).

1. Di sản thừa kế là gì? Phân chia di sản thừa kế khi đã hết thời hiệu thừa kế?

>>> Di sản thừa kế đó là tài sản để lại, là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống. Di sản thừa kế được thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Di sản thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống. Di sản thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Theo quy định của pháp luật về thừa kế, tài sản của một người chỉ trở thành “di sản” khi người đó qua đời, tức là từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người có tài sản chết). Ông bạn mất năm 1975 và bà của bạn mất năm 1983 mà nhà đất là của ông bà bạn thì việc cha mẹ bạn quản lý khối tài sản trước khi ông bà bạn mất không phải là “quản lý khối di sản này từ năm 1974” mà chỉ là thực hiện việc ủy quyền để quản lý chứ không phải là thực hiện quyền sở hữu (trừ trường hợp ngay từ khi còn sống, ông bà bạn đã giao cho cha mẹ bạn quyền sở hữu nhà đất đó).

Do đó, quy định về việc “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu” không có căn cứ để áp dụng trong trường hợp này.

Trường hợp của gia đình bạn, nếu phát sinh tranh chấp với những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất, có người khởi kiện đề nghị thì thời hiệu khởi kiện (10 năm, tính từ ngày bà bạn mất) đã hết, Toà án sẽ không thụ lý để giải quyết.

Nếu cả 4 người cùng không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều công nhận nhà đất nói trên là di sản của ông bà nội bạn để lại và chưa phân chia thì khi người khởi kiện xuất trình được các căn cứ nêu trên và đề nghị thì Toà án sẽ thụ lý giải quyết.

Khi xét xử, Toà án có thể quyết định thêm một phần cho công sức duy trì và tôn tạo khối tài sản cho bố bạn và có thể quyết định giao nhà đất cho bố bạn sở hữu và sử dụng nhưng bố của bạn sẽ phải thanh toán phần giá trị tài sản cho những người còn lại.

2. Tranh chấp phân chia di sản thừa kế không có di chúc khi còn thời hiệu?

Trong cuộc sống ai cũng mong muốn các mối quan hệ của mình luôn tốt đẹp, tránh được xích mích, mâu thuẫn tuy nhiên vì nhiều lý do mà trên thực tế tranh chấp vẫn diễn ra đặc biệt là tranh chấp về tài sản. Theo tổng kết ngành Tòa án thì tranh chấp tài sản đặc biệt tranh chấp thừa kế đang có xu hướng gia tăng. Khi xảy ra tranh chấp thừa kế có nhiều phương hướng để giải quyết tuy nhiên để vừa đảm bảo quyền lợi của mình vừa hài hòa không ảnh đến mối quan hệ thân thuộc điều đó không phải là dễ

>>> Tranh chấp phân chia di sản thừa kế không có di chúc thường giữa những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai…..

>>> Thực tế các tranh chấp về di sản thừa kế rất đa dạng trong đó việc hộ gia đình không thực hiện đúng thủ tục khai nhận thừa kế đôi khi cũng là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp

Ví dụ: Di sản thừa kế là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có di chúc kèm theo. Tuy nhiên khi gia đình khai nhận thừa kế thì phát hiện giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ bị rách nát dẫn đến không thể thực hiện thủ tục công chứng việc . Từ đó phát sinh thêm mâu thuẫn việc người được giao quản lý tài sản là di sản thừa kế.

Tranh chấp được hiểu là việc xảy ra những bất đồng, trái ngược, mâu thuẫn về lợi ích vật chất giữa các bên.

Hiện nay theo quy định pháp luật không có quy định nào định nghĩa về tranh chấp thừa kế. Theo khoa học pháp lý thì tranh chấp thừa kế là việc mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên trong quan hệ thừa kế. Trong đó quan hệ thừa kế được hiểu là việc dịch chuyển quyền sở hữu tài sản từ người mất cho những người được thừa kế.

Trên thực tiễn thi hành pháp luật thì các tranh chấp thừa kế thường có các nội dung sau:

  • Tranh chấp hàng thừa kế
  • Tranh chấp về di sản thừa kế
  • Tranh chấp cách hiểu về nội dung di chúc
  • Tranh chấp về việc xác định chủ thể thực hiện nghĩa vụ của người để lại di sản
  • Tranh chấp việc phân chia di sản thừa kế

3. Phương thức giải quyết tranh chấp thừa kế

Tranh chấp thừa kế là dạng tranh chấp đặc biệt bởi vì những chủ thể tranh chấp thừa kế thường có mối quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng, hôn nhân chính vì vậy để giải quyết tranh chấp mà vẫn giữ được mối quan hệ là điều không dễ dàng. Để giải quyết tranh chấp thừa kế các chủ thể có thể lựa chọn các phương thức sau:

2.1 Thương lượng, hòa giải

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp bằng việc hai bên mâu thuẫn gặp gỡ, trao đổi để tìm phương án giải quyết về mâu thuẫn liên quan đến thừa kế

  • Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp bằng việc mời một bên thứ ba (cá nhân, tổ chức) làm trung gian để phân tích, nêu quan điểm, gợi mở phương hướng giải quyết tranh chấp liên quan đến thừa kế của hai bên.
  • Phương thức giải quyết tranh chấp này mang tính mềm dẻo, linh hoạt, tiết kiệm chi phí cho các bên tuy nhiên kết quả giải quyết tranh chấp mang không tính chất bắt buộc cho các bên.

2.2 Giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế

Để được Tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp thừa kế thì nguyên đơn cần xác định đúng thẩm quyền của Tòa án. Theo đó tranh chấp thừa kế sẽ được giải quyết tại một trong những Tòa án nhân dân sau:

  • Tranh chấp thừa kế liên quan đến bất động sản sẽ được giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp huyện có bất động sản
  • Thừa kế không liên đến bất động sản sẽ được giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú trừ trường hợp liên quan đến thừa kế có yếu tố nước ngoài

Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp thừa kế

Nguyên đơn cần chuẩn bị một bộ hồ khởi kiện tranh chấp thừa kế gồm những hồ sơ, tài liệu sau:

  • Đơn khởi kiện gồm những nội dung được quy định tại Điều 189 Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015
  • Bản sao chứng minh thư nhân dân
  • Bản sao sổ hộ khẩu
  • Bản sao giấy
  • Bản sao di chúc (nếu việc thừa kế liên quan đến di chúc)
  • Các chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là hợp pháp

Trình tự giải quyết tranh chấp thừa kế

>>> Bước 1: Nguyên đơn nộp một bộ hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Nguyên đơn có thể nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ khởi kiện thông qua đường bưu điện.

>>> Bước 2: Tòa án yêu cầu nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí và tiến hành thụ lý giải quyết

>>> Bước 3: Tòa án sẽ tiến hành giải quyết vụ việc theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Trong đó Tòa án sẽ tiến hành hòa giải cho các bên, yêu cầu các bên cung cấp công khai chứng cứ liên quan đến vụ việc…

Ưu nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp thừa kế tại Tòa án

Về ưu điểm:

  • Đây là phương thức giải quyết có trình tự thủ tục theo quy định pháp luật
  • Bản án, quyết định của Tòa án có giá trị ràng buộc các bên phải thực hiện, nếu không thực hiện sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi
  • Chủ thể giải quyết là những người có kinh nghiệm, có hiểu biết pháp luật đảm bảo được sự công bằng và hợp lý trong việc giải quyết tranh chấp

Về nhược điểm:

  • Việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án có lẽ là phương thức giải quyết tranh chấp cuối cùng vì việc kiện tụng sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ, uy tín, danh dự các bên
  • Thời gian giải quyết tranh chấp khá kéo dài, chi phí giải quyết tranh chấp lớn

Bộ phận Dân sự ./.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *