Phân biệt và cách ghi nhãn “Nước uống đóng chai” và “Nước khoáng”

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Ngày 2-6-2010 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 34/2010 quy định về qui chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với “nước khoáng thiên nhiên” và “nước uống đóng chai”. Trong đó có đề cập đến cách ghi nhãn hàng hóa cho hai loại nước uống này. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1-1-2011.

Quy chuẩn này quy định đối với nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai – được sử dụng với mục đích giải khát. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực đồ uống cần nắm rõ Thông tư này.

“Nước khoáng thiên nhiên” & “Nước uống đóng chai”

Sản phẩm “Nước khoáng thiên nhiên” được phân biệt với các loại nước uống thông thường khác bởi những yếu tố sau đây:

– Khai thác trực tiếp từ các nguồn thiên nhiên hoặc giếng khoan, trong điều kiện bảo đảm độ sạch ban đầu;

– Không thay đổi về thành phần cấu tạo, ổn định về lưu lượng và nhiệt độ;

– Được đóng chai ngay tại nguồn ( nơi khai thác) với các yêu cầu vệ sinh nghiêm ngặt và chỉ được phép xử lý để đóng chai bằng cách sử dụng một hoặc kết hợp các giải pháp kỹ thuật sau:

o Tách các thành phần không bền, trong trường hợp cần thiết có thể xử lý nhanh bằng phương pháp sục khí trước;

o Khử hoặc nạp khí carbon dioxyd;

o Tiệt trùng bằng tia cực tím.

– Có ghi rõ hàm lượng muối khoáng và sự các nguyên tố vi lượng hoặc các thành phần khác;

Ví dụ : tại Việt Nam có Nước khoáng thiên nhiên Vĩnh Hảo và LaVie.

Nước uống đóng chai : được hiểu là loại nước uống thông thường, sử dụng để uống trực tiếp. Trong thành phần có thể có chứa khoáng chất và carbon dioxyd (CO2) tự nhiên hoặc bổ sung nhưng không phải là nước khoáng thiên nhiên và không chứa đường, các chất tạo ngọt, các chất tạo hương hoặc bất kỳ chất nào khác.
 

Qui định về việc ghi nhãn hàng hóa

Việc ghi nhãn nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai ( hay các loại hàng hóa nói chung) được quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006.

Theo đó, trên nhãn hàng hóa bắt buộc phải có các thông tin cơ bản sau đây:

– Định lượng;

– Ngày sản xuất;

– Hạn sử dụng;

– Thành phần hoặc thành phần định lượng;

– Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;

– Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

Về việc đặt tên, đây là quyền và do doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hoá tự đặt, nhưng về nguyên tắc không được làm người đọc có thể hiểu sai lệch về bản chất và công dụng của hàng hoá. Chẳng hạn như sản phẩm nước uống đóng chai không được đặt tên có chữ “nước thiên nhiên” hay “nước khoáng” … vv, có thể gây hiểu lầm là “nước khoáng thiên nhiên”.

Riêng đối với tên sản phẩm của nước khoáng thiên nhiên đóng chai trên nhãn bắt buộc phải có dòng chữ “Nước khoáng thiên nhiên”. Ngoài ra, tùy theo từng loại nước khoáng thiên nhiên mà việc ghi nhãn sẽ khác nhau. Ví dụ như : “nước khoáng thiên nhiên có ga tự nhiên”, “nước khoáng thiên nhiên không ga”, “nước khoáng thiên nhiên ít ga tự nhiên”, “nước khoáng thiên nhiên bổ sung ga từ nguồn”, “nước khoáng thiên nhiên bổ sung ga”…vv.

Ngoài ra, trên nhãn của “nước khoáng thiên nhiên” phải ghi tên nguồn nước khoáng và khu vực có nguồn khoáng, ghi thành phần hoá học. Trong trường hợp sản phẩm có hàm lượng fluorid lớn hơn 1 mg/l thì phải ghi là “Có chứa fluorid”. Trường hợp sản phẩm nước khoáng thiên nhiên đóng chai có hàm lượng fluorid lớn hơn 1,5 mg/l thì phải ghi là “Sản phẩm không sử dụng cho trẻ em dưới 7 tuổi”.

Nghiêm cấm ghi trên nhãn về tác dụng chữa bệnh của sản phẩm, hoặc quảng cáo gây ra sự hiểu nhầm về bản chất, xuất xứ, thành phần và tính chất của nước khoáng thiên nhiên đóng chai khi lưu hành trên thị trường.
Một câu hỏi đặt ra : Trên thị trường hiện nay có sản phẩm đồ uống trên nhãn ghi “nước tinh khiết” – việc ghi nhãn như vậy có vi phạm Quy chuẩn này không?

Trả lời : Sản phẩm ghi tên “nước tinh khiết” thuộc dạng “nước uống đóng chai”, không phải là “nước khoáng thiên nhiên”, nên việc ghi nhãn chỉ cần đúng theo quy định tại Nghị định 89/2006 là được. Tên hàng hoá (nhãn hàng) là “nước tinh khiết” cũng không làm hiểu sai lệch về bản chất và công dụng của sản phẩm, do vậy việc ghi tên sản phẩm là “nước tinh khiết” không có gì sai. 
TRÚC HUỲNH giới thiệu  (Theo: Ecolaw.vn)

(: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:

1. ;

2. ;

3. ;

4. ;

5.;

6. ;

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *