Phân biệt tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả là ai ?

Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nếu tác giả là người được thuê, giao nhiệm vụ hoàn thành tác phẩm và đã nhận tiền công, tiền thù lao thì người giao việc, thuê, khoán mới là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đó.

Mục lục bài viết

1. Phân biệt tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả là ai?

Thưa luật sư, Cho tôi hỏi điểm khác biệt giữa tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật hiện hành? Cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2009 tác giả được hiểu là cá nhân trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm. Như vậy tác giả là một cá nhân cụ thể. Cũng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và luật dân sự: nếu không có hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu, tác giả sẽ có quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm (quy định tài điều 19 và 20 Luật sở hữu trí tuệ. Chủ sở hữu quyền tác giả: Theo quy định tại khoản 3 Điều 740 Bộ luật dân sự: Trong trường hợp tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ hoặc hợp đồng giao việc thì quyền tài sản thuộc về cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ hoặc bên giao việc theo hợp đồng, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Tại Điều 36 Luật sở hữu trí tuệ 2009 cũng quy định: Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này. Như vậy có thể hiểu: Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả (khi là 2 chủ thể khác nhau) là: Tác giả luôn luôn có quyền nhân thân đối với tác phẩm còn chủ sở hữu quyền tác giả chỉ có quyền tài sản và có thể có quyền công bố đối với tác phẩm.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Quyền nhân thân của tác giả kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong thời gian bao lâu?

Thưa luật sư, Quyền nhân thân của tác giả kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trong thời gian bao lâu?

Trả lời:

Tác giả kiểu dáng công nghiệp được đăng ký bảo hộ sản phẩm của mình dưới hình thức bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hoặc bảo hộ dưới dạng quyền tác giả tác phẩm khoa học (tức là bảo hộ diễn giải của họ). Nếu đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, họ sẽ có quyền nhận thù lao theo quy định tại Điều 135 LSHTT tức là 15 năm, còn nếu họ đăng ký bảo hộ dưới dạng quyền tác giả tác phẩm khoa học thì sẽ được thời hạn bảo hộ theo Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ:

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Các đối tượng nào không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả?

Điều 15 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định những đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:

Các đối tượng nào không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả?

1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.

2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

>> Click:

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ liên quan: ;

4. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả thiết kế bố trí

a) Chủ sở hữu thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

b) Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả được quy định như sau:

– 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng thiết kế bố trí;

– 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí.

c) Trong trường hợp thiết kế bố trí được nhiều tác giả tạo ra, mức thù lao là mức dành cho tất cả các đồng tác giả; các đồng tác giả tự thoả thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả.

d) Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả thiết kế bố trí tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của thiết kế bố trí.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

5. Thù lao của tác giả khi sáng chế không thuộc sở hữu của mình

Điều 135, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định:

Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả được quy định như sau:

a) 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế , kiểu dáng công nghiệp , thiết kế bố trí;

b) 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được nhiều tác giả tạo ra, mức thù lao quy định tại khoản 2 Điều này là mức dành cho tất cả các đồng tác giả; các đồng tác giả tự thoả thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả.

Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

Như vậy, theo quy định trên, cho dù bạn không là chủ sở hữu đối với sáng chế mà bạn tạo ra nhưng bạn vẫn là tác giả của sáng chế đó, không có bạn, công ty X có đầu tư vốn nhưng không có người thực hiện thì sáng chế cũng không được tạo ra. Hơn nữa, việc tạo ra một sản phẩm được coi là sáng chế không phải là một công việc thông thường mà lao động nào cũng có thể thực hiện được và khả năng kiếm lời từ sáng chế lớn hơn rất nhiều so với việc kiếm lời từ các sản phẩm thông thường . Do đó, pháp luật có những quy định để bảo vệ quyền lợi của tác giả trong hoạt động khai thác, kiếm lời từ sáng chế. Theo đó, bên cạnh lương bạn được nhận như một người lao động của công ty, bạn còn được hưởng một phần của khoản lợi mà công ty X hoặc bất kỳ chủ sở hữu nào khác (trong trường hợp chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp ) kiếm được qua việc khai thác sáng chế, cụ thể:

-10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế

-15% tổng số tiền mà chủ sở hữu được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.

Thời hạn bạn được nhận các khoản lợi ích này bằng thời hạn bảo hộ đối với sản phẩm được công nhận là sáng chế.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Xin giấy phép biên tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *