Phân biệt phát minh và sáng chế. Hướng dẫn đăng ký sáng chế

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hiện nay, khái niệm phát minh và sáng chế thường được dùng thay thế cho nhau bằng văn nói nhưng xét dưới góc độ pháp lý thì nội hàm của hai khái niệm này có sự khác biệt. Luật sư phân tích và hướng dẫn thủ tục, quy trình đăng ký bảo hộ sáng chế

Mục lục bài viết

1. Phát minh và sáng chế khác nhau như thế nào ?

Trong quá trình tìm hiểu về quyền sở hữu trí tuệ, có rất nhiều người nhầm lẫn giữa 2 khái niệm phát minh và sáng chế. Do vậy cần có sự phân biệt rạch ròi giữa 2 khái niệm này nhằm giúp cho người tạo ra phát minh, sáng chế thực hiện đúng quyền của mình. Theo từ điển bách khoa Việt Nam, phát minhlà việc phát hiện một sự vật, một hiện tượng hoặc một quy luật tồn tại khách quan của tự nhiên mà con người chưa từng biết tới. Phát minh làm thay đổi, nâng cao trình độ nhận thức của con người đối với tự nhiên và tạo cơ sở để con người lợi dụng, chế ngự tự nhiên. Phát minh khoa học là yếu tố quyết định đối với tiến bộ khoa học – kỹ thuật.

Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 , sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa hai khái niệm này:

Tiêu chí Phát minh Sáng chế
Bản chất Chỉ có trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, đã tồn tại khách quan (không có tính mới), có khả năng áp dụng để giải thích thế giới, nhưng chưa thể áp dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc đời sống mà phải thông qua các giải pháp kỹ thuật, nó không có giá trị thương mại. Không tồn tại sẵn có trong tự nhiên mà phải nhờ quá trình đầu tư về tài chính, nhân lực mới có thể tạo ra có khả năng áp dụng trực tiếp vào sản xuất và đời sống. Sáng chế có ý nghĩa thương mại, trong thực tế người ta có thể mua, bán sáng chế (chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế) hoặc chuyển quyền sử dụng sáng chế.
Hình thức bảo hộ Phát minh là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, không được bảo hộ về nội dung mà chỉ được bảo hộ hình thức. Sáng chế là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và được bảo hộ độc quyền về nội dung.
Điều kiện bảo hộ Thỏa mãn các điều kiện được pháp luật quy định tại Điều 13 và Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ về chủ thể và các loại hình tác phẩm được bảo hộ Sáng chế được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ sđ, bs 2009, đó là:

– Có tính mới (so với thế giới).

– Có trình độ sáng tạo

– Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Tính mới là một trong những tiêu chí hàng đầu của sáng chế (phát minh không có tiêu chí này). Như vậy, một sáng chế không sử dụng tình trạng kỹ thuật đã biết.

Ví dụ Archimède phát minh định luật sức nâng của nước, Newton phát minh định luật vạn vật hấp dẫn, Nguyễn Văn Hiệu phát minh định luật bất biến tiết diện của các quá trình sinh hạt… Nobel sáng chế công thức thuốc nổ TNT, nhằm mục đích phục vụ cho quá trình khai mỏ.

Như vậy đối với phát minh hay sáng chế thì có cơ chế bảo hộ riêng biệt. Những người tạo ra phát minh, sáng chế hay những người có liên quan cần có kiến thức đầy đủ để không làm mất thời gian khi đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư chuyên trách lĩnh vực sở hữu trí tuệ của , gọi ngay số: để được giải đáp.

2. Khái niệm, giải thích sáng chế

+ Khái niệm sáng chế, giải pháp hữu ích: Sáng chế/ giải pháp hữu ích là sản phẩm, quy trình công nghệ, do con người tại ra chứ không phải là những gì (đã tồn tại trong thiên nhiên) được con người phát hiện ra.- Thuộc tính cơ bản của sáng chế/ giải pháp hữu ích là đặc tính kỹ thuật bởi vì sáng chế/ giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật, tức là biện pháp kỹ thuật giải quyết một vấn đề.

+ Sáng chế/ giải pháp hữu ích có thể được thể hiện dưới 5 dạng sau đây:

Cơ cấu là tập hợp các chi tiết có chức năng giống nhau hoặc khác nhau, liên kết với nhau để thực hiện một chức năng nhất định, ví dụ: dụng cụ, máy móc, thiết bị, chi tiết máy, cụm chi tiết máy, các sản phẩm khác, v.v…Chất là tập hợp các phần tử có quan hệ tương hỗ với nhau, được đặc trưng bởi sự hiện diện, tỷ lệ và trạng thái của các phần tử tạo thành và có chức năng nhất định. Chất có thể là hợp chất hóa học, hỗn hợp chất, ví dụ: vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm;Phương pháp là quy trình thực hiện các công đoạn hoặc hàng loạt các công đoạn xảy ra cùng một lúc hoặc liên tiếp theo thời gian, trong điều kiện kỹ thuật xác định nhờ sử dụng phương tiện xác định, ví dụ: phương pháp hoặc quy trình sản xuất, xử lý, khai thác, đo đạc, thăm dò, v.v…Vật liệu sinh học là vật liệu có chứa các thông tin di truyền, có khả năng tự tái tạo hoặc được tái tạo trong hệ thống sinh học, ví dụ như tế bào, gen, cây chuyển gen;Sử dụng một cơ cấu (hoặc một chất, một phương pháp, một vật liệu sinh học) đã biết theo chức năng mới là sử dụng chúng với chức năng khác với chức năng đã biết, ví dụ như sử dụng phomat làm thuốc chữa bệnh đau răng.

+ Các tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế: Có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới;Có trình độ sáng tạo, và;Có khả năng áp dụng công nghiệp.

+ Các đối tượng sau đây không được nhà nước bảo hộ:

Ý đồ, nguyên lý và phát minh khoa học;Phương pháp và hệ thống tổ chức và quản lý kinh tế;Phương pháp và hệ thống giáo dục, giảng dạy, đào tạo;Phương pháp luyện tập cho vật nuôi;Hệ thóng ngôn ngữ, hệ thống thông tin, phân loại, sắp xếp tư liệu;Bản thiết kế và sơ đồ quy hoạch các công trình xây dựng, các đề án quy hoạch và phân vùng lãnh thổ;Giải pháp chỉ đề cập đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm, chỉ mang đặc tính thẩm mỹ mà không mang đặc tính kỹ thuật;Ký hiệu quy ước, thời gian biểu, các quy tắc và các luật lệ, các dấu hiệu tượng trưng:Phần mềm máy tính, thiết kế bố trí vi mạch điện tử, mô hình toán học, đồ thị tra cứu và các dạng tương tự;Giống thực vật, giống động vật;Phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người và động vật;Quy trình mang bản chất sinh học (trừ quy trình vi sinh) để sản xuất thực vật và động vật;Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.

3. Thủ tục đăng ký sáng chế tại Đan Mạch

Đăng ký sáng chế tại Đan Mạch. Theo đó, cũng giống như việc đăng ký sáng chế tại các quốc gia Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Pháp… chủ sở hữu sáng chế phải cung cấp cho cơ quan sáng chế Đan Mạch bộ hồ sơ đăng ký sáng chế tại Đan Mạch.

Giải pháp kỹ thuật (sáng chế) phải được nộp đơn đăng ký sáng chế tại Đan Mạch và được đồng ý cấp giấy chứng nhận độc quyền sáng chế tại Đan Mạch thì chủ sở hữu mới được độc quyền tại Đan Mạch.Đăng ký sáng chế Quốc tế. Để nộp đơn Đăng ký sáng chế Quốc tế người nộp đơn có thể lựa chọn nộp đơn trực tiếp tại quốc gia đó hoặc nộp đơn quốc tế thông qua các hiệp ước, công ước quốc tế về đăng ký sáng chế mà quốc gia đó là thành viên Đăng ký sáng chế quốc tế theo công ước Paris- Bản mô tả sáng chế (bao gồm cả phần mô tả chi tiết, phần tóm tắt, yêu cầu bảo hộ)

– Bản vẽ hoặc bộ ảnh chụp sáng chế (nếu có)- Thông tin người nộp đơn và chủ sở hữu sáng chế- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên theo công ước Paris (12 tháng) (bản sao đơn đầu tiên nộp tại một trong số các nước thành viên)Đăng ký sáng chế quốc tế theo hiệp ước hợp tác sáng chế PCT

– Công bố đơn quốc tế PCT, báo cáo sơ bộ tra cứu sáng chế quốc tế- Bản dịch chi tiết bản mô tả sáng chế- Bộ ảnh vẽ hoặc ảnh chụp sáng chếHiệu lực bằng độc quyền sáng chế tại Đan Mạch- Giấy chứng nhận đăng ký sáng chế tại Đan Mạch có hiệu lực kể từ ngày cấp và kéo dài hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn

– Hàng năm chủ sở hữu sáng chế phải nộp lệ phí duy trì hiệu lựcHồ sơ đăng ký sáng chế tại Đan Mạch+ Bản tóm tắt sáng chế (theo mẫu)

+ Yêu cầu bảo hộ sáng chế (theo mẫu)+ Thông tin tác giả (tên, địa chỉ, quốc tịch)

+ Thông tin của chủ sở hữu/ người nộp đơn (tên, địa chỉ, người đại diện)

+ Ảnh chụp hoặc hình vẽ sáng chế

+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (Nếu có)+ Công bố của tác giả (theo mẫu)

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp những vướng mắc về thủ tục và quy trình đăng ký bảo hộ sáng chế.

4. Đăng ký sáng chế tại Thụy Sỹ

Thủ tục đăng ký sáng chế tại Thụy Sĩ. Theo đó, cũng giống như việc đăng ký sáng chế tại các quốc gia Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Pháp… chủ sở hữu sáng chế phải cung cấp cho cơ quan sáng chế Thụy Sỹ bộ hồ sơ đăng ký sáng chế tại Thụy Sỹ.

Giải pháp kỹ thuật (sáng chế) phải được nộp đơn đăng ký sáng chế tại Thụy Sí và được đồng ý cấp giấy chứng nhận độc quyền sáng chế tại Thụy Sĩ thì chủ sở hữu mới được độc quyền tại Thụy Sỹ.

4.1. Đăng ký sáng chế Quốc tế

Để nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế người nộp đơn có thể lựa chọn nộp đơn trực tiếp tại quốc gia đó hoặc nộp đơn quốc tế thông qua các hiệp ước, công ước quốc tế về đăng ký sáng chế mà quốc gia đó là thành viên

Tại Thụy Sỹ: Đăng ký sáng chế quốc tế theo công ước Paris

– Bản mô tả sáng chế (bao gồm cả phần mô tả chi tiết, phần tóm tắt, yêu cầu bảo hộ)

– Bản vẽ hoặc bộ ảnh chụp sáng chế (nếu có)

– Thông tin người nộp đơn và chủ sở hữu sáng chế

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên theo công ước Paris (12 tháng) (bản sao đơn đầu tiên nộp tại một trong số các nước thành viên)

Tại Thụy Sỹ: Đăng ký sáng chế quốc tế theo hiệp ước hợp tác sáng chế PCT

– Công bố đơn quốc tế PCT, báo cáo sơ bộ tra cứu sáng chế quốc tế

– Bản dịch chi tiết bản mô tả sáng chế

– Bộ ảnh vẽ hoặc ảnh chụp sáng chế

Hiệu lực bằng độc quyền sáng chế tại Thụy Sỹ

– Giấy chứng nhận đăng ký sáng chế tại Thụy Sỹ có hiệu lực kể từ ngày cấp và kéo dài hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn

– Hàng năm chủ sở hữu sáng chế phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực

4.2. Hồ sơ đăng ký sáng chế tại Thụy Sỹ:

+ Bản tóm tắt sáng chế

+ Yêu cầu bảo hộ sáng chế

+ Thông tin tác giả (tên, địa chỉ, quốc tịch)

+ Thông tin của chủ sở hữu/ người nộp đơn (tên, địa chỉ, người đại diện)

+ Ảnh chụp hoặc hình vẽ sáng chế

+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (Nếu có)

+ Công bố của tác giả

5. Đơn yêu cầu sáng chế

Một câu hỏi đặt ra là: Đơn yêu cầu sáng chế phải đáp ứng những yêu cầu gì?

Trả lời:

Đơn đăng ký sáng chế phải đáp ứng những yêu cầu về hình thức và nội dung, đặc biệt là các yêu cầu sau đây:

+ Đơn phải đảm bảo tính thống nhất: mỗi đơn chỉ đăng ký một sáng chế. Tuy nhiên trong một đơn có thể đăng ký nhiều sáng chế thống nhất với nhau, tức là có mối liên hệ kỹ thuật đối với nhau, để cùng giải quyết một vấn đề chung duy nhất, chẳng hạn , các sáng chế về thuốc trừ sâu, về phương pháp sản xuất thuốc trừ sâu, về thiết bị để sản xuất thuốc trừ sâu này có thể coi là thống nhất với nhau.

+ Đơn phải bộc lộ hoàn toàn bản chất sáng chế: đơn phải bao gồm đầy đủ thông tin về sáng chế đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được sáng chế đó.

Bạn điền các thông tin cần thiết theo mẫu tờ khai đăng ký là được:

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu Trí tuệ – Công ty Xin giấy phép biên tập

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *