Phạm tội trộm cắp tài sản có được hưởng án treo không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Trộm cắp tài sản là một trong những tội danh thường gặp và khá phổ biến trong các vụ án, vậy khi nào hành vi trộm cắp tài sản có thể được hưởng án treo/cải tạo không giam giữ ? Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Phạm có được hưởng án treo không ?

Thưa luật sư, tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Bạn tôi bị bắt vì tội trộm cắp tài sản. Cơ quan công an điều tra kết luận mức án phạt tù đối với bạn tôi là từ 2 đến 7 năm tù. Tôi muốn hỏi liệu bạn tôi có được hưởng án treo hay không? Gia đình bạn tôi có bố là thương binh hạng ¼, con nhỏ, đã ly hôn với vợ ?

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn. Tôi xin cảm ơn.

Người gửi: T.N

>> –

Tội trộm cắp tài sản ?

– Ảnh minh họa

Trả lời:

Theo như dữ kiện bạn đưa ra, thì bạn của bạn đã phạm tội theo quy định tại khoản 2 điều 173 , . Khung hình phạt mà bạn của bạn nhận được là từ 2 đến 7 năm.

Căn cứ Điều 65 :

Điều 65. Án treo

1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.”

Theo quy định pháp luật, việc xem xét cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo (căn cứ , )

– Chỉ xem xét cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bị xử phạt tù không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm

b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn tôn trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều mà pháp luật cấm; chưa bao giờ bị kết án, bị , bị xử lý kỷ luật.

Trường hợp người phạm tội có án tích nhưng đã được , được thì coi là chưa bị kết án; đã bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật nhưng đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật thì được coi là chưa bị xử lý hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật, nhưng không phải là có nhân thân tốt. Việc cho hưởng án treo đối với những trường hợp này phải hết sức chặt chẽ. Chỉ có thể xem xét cho hưởng án treo khi thuộc một trong các trường hợp sau:

b1) Người bị kết án từ trên 3 năm tù đến 15 năm tù về tội do cố ý (kể cả trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều tội hoặc nhiều bản án) mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;

b2) Người bị kết án đến 3 năm tù về tội do cố ý mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;

b3) Người bị kết án về các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;

b4) Người bị kết án về các tội do vô ý mà đã được xóa án tích;

b5) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ hai lần trở lên mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;

b6) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc một lần và có nhiều lần bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;

b7) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng;

b8) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật từ hai lần trở lên mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng;

b9) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật về hành vi có cùng tính chất với hành vi phạm tội lần này mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;

b10) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 6 tháng;

b11) Người đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính;

c) Có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng;

d) Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 55 của Bộ luật hình sự và có từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 54 của Bộ luật hình sự; nếu có một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phải có từ ba tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 54 của Bộ luật hình sự.

đ) Có khả năng tự cải tạo và nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm về tham nhũng.

– Không cho hưởng án treo nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người phạm tội thuộc đối tượng cần phải nghiêm trị quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều 3 của Bộ luật hình sự bao gồm: người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng; phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;

b) Bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội;

c) Trong hồ sơ thể hiện là ngoài lần phạm tội và bị đưa ra xét xử, họ còn có hành vi phạm tội khác đã bị xét xử trong một vụ án khác hoặc đang bị khởi tố, điều tra, truy tố trong một vụ án khác;

d) Bị cáo tại ngoại bỏ trốn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án đã đề nghị cơ quan điều tra truy nã.

Như vậy, tòa án sẽ căn cứ vào những điều kiện trên để xét việc bạn của bạn có được hưởng án treo hay không.

>> Tham khảo ngay:

2. Trộm cắp tài sản trị giá 46 triệu thì ra tòa có thể hưởng án treo không ?

Thưa luật sư, em có một ông anh trai làm tài xế cho một công ty, anh trai em đã trộm cắp tài sản cùng với một người khác tổng trị giá là 46 triệu cho em hỏi anh trai khi ra tòa có được hưởng án treo không? Anh trai em với người kia trộm lần đầu và anh trai em đã ra đầu thú với hai bên em đều có nhân thân tốt và sau chín ngày điều tra đã được bảo lĩnh ra ngoài.

Mong được luật sư giải đáp. Em xin cảm ơn.

– P.V.Đ

>> Luật sư trả lời:

3. Trộm cắp tài sản có được hưởng án treo hay không ?

Xin giấy phép tư vấn việc áp dụng án treo đối với tội trộm cắp tài sản và với các tội danh khác theo luật hình sự:

Trộm cắp tài sản có được hưởng án treo hay không ?

, gọi:

Trả lời:

Theo quy định , :

“Điều 65. Án treo

1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.

2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3.Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.

4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.”

– Chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì;

Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.

+ Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng;

+ Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 54 của , . Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên;

+ Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.”

>> Tham khảo ngay:

4. Trộm cắp tài sản có được hưởng án treo không?

Thưa luật sư tôi muốn hỏi : Làm sao để một người trộm cắp tài sản được hưởng án treo ? Cảm ơn luật sư!

Trộm cắp tài sản có được hưởng án treo không?

Trả lời:

, quy định về án treo tại điều 65

Quy định về trộm cắp tài sản tại Điều 173

“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Tài sản là bảo vật quốc gia;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, trộm cắp tài sản muốn hưởng án treo bạn phải đáp ứng quy định về việc hưởng án treo:

– Thứ nhất: áp dụng cho khung hình phạt tù không quá ba năm;

– Thứ hai: nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ;

– Thứ ba: Tòa án nhận thấy việc áp dụng hình phạt tù là không cần thiết, người phạm tội có thể tự cải tạo tại gia đình và địa phương.

Như vậy trường hợp thuộc Khoản 1 Điều 173 và thỏa mãn các điều kiện nhân thân, tình tiết giảm nhẹ thì có thể được hưởng án treo

Ngoài ra, nếu thuộc trường hợp quy định tại điều 54 ,

Quyết định hình phạt dưới mức tháp nhất của khung hình phạt được áp dụng

1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

3. Trong trường hợp có đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định chuyển sang một hình phạt khác nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án”

Nếu thuộc trường hợp tại điều 54 thì cũng có thể được hưởng án treo khi từ Khoản 2 Điều 173 được giảm nhẹ xuống khung hình phạt thuộc khoản 1 điều 173 , .

>> Tham khảo thêm:

5. Phạm tội trộm cắp, cướp giật ở tuổi vị thành niên thì có được hưởng án treo không ?

Thưa luật sư, Xin hỏi: Ngày 2/10/2017, H trộm cắp tài sản của người không quen biết (tài sản trị giá 49 triệu đồng – thuộc khoản 1 điều 173 bộ luật hình sự) nhưng không bị phát hiện. Ngày 5/10/2018, H lại phạm tội cướp giật tài sản (thuộc khoản 4 điều 171 bộ luật hình sự) bị phát hiện và công an bắt giữ H.

Câu hỏi :

1. Các tội phạm mà H thực hiện thuộc loại tội phạm nào theo cách phân loại tội phạm tại điều 9 Bộ luật hình sự?

2. Giả định H thực hiện cả hai tội nêu trên khi mới 17 tuổi thì hình phạt của H có thể phải chịu là bao nhiêu năm tù?.

3. Giả định H bị xét xử 2 tội phạm nêu trên. Tội trộm cắp tài sản bị tòa án tuyên phạt 3 năm cải tạo không giam giữ; tội cướp giật tài sản bị tòa án tuyên phạt 15 năm năm tù thì hình phạt mà H còn phải chấp nhận cho cả 2 tội này là bao nhiêu? Biết rằng H đã bị giam 4 tháng về tội cướp giật tài sản.

4. Giả sử H phạm tội cướp giật tài sản bị truy tố theo khoản 1 điều 171 Bộ luật hình sự và tội trộm cắp như tình huống nêu trên thì H có khả năng được hưởng án treo không? Hãy giải thích rõ vì sao?

>>

Trả lời:

5.1. Loại tội phạm của các hành vi phạm tội theo ,

“Điều 9. Phân loại tội phạm

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:

1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy địnhđối với tội ấy làtừ trên 03 năm đến 07 năm tù;

3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy địnhđối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;

4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”

“Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”

“Điều 171. Tội cướp giật tài sản

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”

Như vậy, căn cứ vào mức độ gây nguy hại cho xã hội và mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội thì tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 173 thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng; tội cưới giật tài sản theo khoản 4 Điều 171 thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

5.2. Phạm tội khi chưa thành niên

“Điều 101. Tù có thời hạn

Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:

1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;”

“Điều 103. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

1. Khi xét xử cùng một lần người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội thì Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.

Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 03 năm. Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội.

3. Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:

a) Nếu mức hình phạt Toà án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi nặng hơn hoặc bằng mức hình phạt áp dụng đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Nếu mức hình phạt Toà án tuyên đối với tội được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi nặng hơn mức hình phạt áp dụng đối với tội thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội.”

Như vậy, H thực hiện cả hai tội phạm khi mới 17 tuổi, vậy, mức cao nhất của khung hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 101 tức là không được vượt quá 18 năm tù.

5.3. Giả định H bị xét xử 2 tội phạm nêu trên. Tội trộm cắp tài sản bị tòa án tuyên phạt 3 năm cải tạo không giam giữ; tội cướp giật tài sản bị tòa án tuyên phạt 15 năm năm tù thì hình phạt mà H còn phải chấp nhận cho cả 2 tội này là bao nhiêu? Biết rằng H đã bị giam 4 tháng về tội cướp giật tài sản

“Điều 55. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:

1. Đối với hình phạt chính:

a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;

b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;

d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;

đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

e) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác;

2. Đối với hình phạt bổ sung:

a) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

b) Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.”

“Điều 38. Tù có thời hạn

1. Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định.

Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm.

Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.

2. Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng.”

Việc chuyển đổi như sau: 3 năm cải tạo không giam giữ = 1 năm từ. Như vậy phải chấp hành 16 năm tù, tuy nhiên trừ đi 4 tháng tạm giam = 4 tháng tù nên phải chấp hành mức phạt sau khi đã tổng hợp là 15 năm 8 tháng tù.

4. Giả sử H phạm tội cướp giật tài sản bị truy tố theo khoản 1 điều 173 Bộ luật Hình sự và tội trộm cắp như tình huống nêu trên thì H có khả năng được hưởng án treo không? Hãy giải thích rõ vì sao?

Án treo là một biện pháp chấp hành hình phạt tù. Theo quy định tại Điều 65 , : “Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm”. Tuy nhiên, điều luật không quy định các điều kiện cụ thể để áp dụng biện pháp án treo đối với người phạm tội.

Điều kiện cho người bị xử phạt tù hưởng án treo và các trường hợp không cho hưởng án treo đã được trình bày ở các bài tư vấn trên.

Như vậy, nếu sau khi gộp hai khung hình phạt về tội trộm cắp và tội cướp giật tài sản mà Nguyễn Văn H đáp ứng đủ các điều kiện được hưởng án treo và không thuộc các trường hợp không được hưởng án treo đã nêu trên thì Nguyễn Văn H có thể được Tòa quyết định cho hưởng án treo.

>> Tham khảo ngay:

6. Trộm cắp phạt tù 3 năm có được hưởng án treo không ?

Kính chào Xin giấy phép. Tôi có câu hỏi xin được giải đáp như sau: A trộm cắp tài sản của H trị giá 300 triệu đồng. Hành vi của A được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 173 Bộ luật hình sự. A bị đưa ra xét xử và bị tòa án xử phạt 7 năm tù. Vậy tôi xin hỏi một số vấn đề sau:

1. Căn cứ quy định tại Điều 9 Bộ luật Hình sự hãy phân loại tội phạm đối với tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều 173?

2. Tội trộm cắp tài sản là tội có vật chất hay cấu thành tội phạm hình thức? Tại sao?

3. Nếu trong quá trình điều tra xác định được khi thực hiện hành vi trộm cắp tài sản nói trên A đang bị mắc bệnh tâm thần thì A có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao?

4. Nếu có đủ căn cứ xác định A chuẩn bị phạm tội trộm cắp tài sản là chiếc xe máy trị giá 300 triệu đồng nói trên thì A có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao?

5. Giả sử Tòa án căn cứ Điều 54 Bộ luật hình sự xử phạt A 3 năm tù, thì có thể cho A hưởng án treo được không? Tại sao?

Xin chân thành cảm ơn !

>>

Trả lời:

6.1. Căn cứ quy định tại Điều 9 Bộ luật Hình sự hãy phân loại tội phạm đối với tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều 173 , ?

Điều 9 , quy định về 4 loại tội phạm dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cụ thể như sau:

“Điều 9. Phân loại tội phạm

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:

1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy địnhđối với tội ấy làtừ trên 03 năm đến 07 năm tù;

3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy địnhđối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;

4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”

Như vậy, đối chiếu theo các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 173 , , thì tội trộm cắp tài sản được phân loại như sau:

– Tội ít nghiêm trọng: là hành vi trộm cắp tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 173 có khung hình phạt cao nhất là ba năm tù; cụ thể là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

– Tội nghiêm trọng: là hành vi trộm cắp tài sản được quy định tại khoản 2 Điều 173 có khung hình phạt cao nhất là bảy năm tù; cụ thể là bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm tù.

– Tội rất nghiêm trọng: là hành vi trộm cắp tài sản được quy định tại khoản 3 Điều 173 có khung hình phạt cao nhất là mười lăm năm tù; cụ thể là bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

– Tội đặc biệt nghiêm trọng: là hành vi trộm cắp tài sản được quy định tại khoản 4 Điều 173 có khung hình phạt cao nhất là hai mưjơi năm tù hoặc từ chung thân; cụ thể là bị phat tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

6.2. Tội trộm cắp tài sản là tội có cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội phạm hình thức? Tại sao?

Cấu thành tội phạm vật chất (CTTP VC) là CTTP có các dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi, hậu quả, mối quan hệ giữa hành vi và hâu quả.

Cấu thành tội phạm hình thức (CTTP HT) là CTTP có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Điểm khác nhau giữa CTTP VC và CTTP HT là ở chỗ hậu quả là dấu hiệu bắt buộc hay không phải bắt buộc trong CTTP.

Việc xây dựng loại tội nào có CTTP cơ bản là CTTP VC hay CTTP HT xuất phát từ cơ sở: nếu chỉ riêng hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm của tội phạm hoặc hậu quả nguy hiểm cho xã hội là hậu quả khó xác định thì CTTP thường được xây dựng là CTTP hình thức. Nếu riêng hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa thể hiện được hoặc chưa thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà đòi hỏi phải có cả hậu quả nguy hiểm cho xã hội thì CTTP thường được xây dựng là CTTP vật chất.

Tội trộm cắp tài sản có CTTP cơ bản được quy định tại khoản 1 Điều 173 ,

“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”

Theo đó, tội trộm cắp tài sản được quy định như trên có đưa ra dấu hiệu hành vi phạm tội là trộm cắp tài sản của người khác (lén lút chiếm đoạt tài sản, tài sản đó đang có chủ); dấu hiệu hậu quả là tài sản bị trộm cắp với giá trị tài sản trộm cắp là từ hai đến dưới năm mươi triệu, dưới hai triệu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả là có hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ thì mới có hậu quả là tài sản bi trộm cắp hoặc có hậu quả nghiêm trọng. Như vậy, cấu thành tội phạm của tội trộm cắp tài sản là cấu thành tội phạm vật chất.

6.3. Nếu trong quá trình điều tra xác định được khi thực hiện hành vi trộm cắp tài sản nói trên A đang bị mắc bệnh tâm thần thì A có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao?

Theo quy định tại Điều 21 , về Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thì:

“Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Như vậy, nếu trong điều tra xác định được khi thực hiện hành vi trộm cắp A đang mắc bệnh tâm thần tức là tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thì A không phải chịu trách nhiệm hình sự, thay vào đó A phải được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

6.4. Nếu có đủ căn cứ xác định A chuẩn bị phạm tội trộm cắp tài sản là chiếc xe máy trị giá 300 triệu đồng nói trên thì A có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao?

Trước hết, hành vi trộm cắp chiếc xe máy trị giá 300 triệu đồng là hành vi trộm cắp được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 173: “Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng”. Đây là hành vi phạm tội thuộc tội rất nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt là mười lăm năm tù).

Điều 14 , có quy định:

“Điều 14. Chuẩn bị phạm tội

1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.

2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Do đó, căn cứ Điều 14 nói trên, khi có đủ căn cứ xác định là A chuẩn bị thực hiện hành vi trộm cắp chiếc xe máy trị giá 300 triệu đồng thì A không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo quy định của pháp luật.

6.5. Giả sử Tòa án căn cứ Điều 54 , xử phạt A 3 năm tù, thì có thể cho A hưởng án treo được không? Tại sao?

, quy định về án treo tại điều 65

Điều kiện hưởng án treo và các trường hợp không được hưởng án treo đã được trình bày ở các bài tư vấn trên.

Như vậy, nếu A bị xử 3 năm về tội trộm cắp nói trên, thì trong trường hợp xét thấy không cần chấp hành hình phạt tù thì Tòa án cho hưởng án treo nếu đáp ứng các điều kiện sau:

– A có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này luôn tôn trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều mà pháp luật cấm; chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật.

– A có nơi cư trú, cụ thể rõ ràng.

– Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật hình sự và có từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự; nếu có một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phải có từ ba tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự. Căn cứ các tình tiết giảm nhẹ tại khoản 2 điều 51: Xét thấy A có khả năng tự cải tạo và nếu không bắt A đi chấp hành hình phạt tù thì không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, chứ không phải là loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, do đó, những trường hợp quyết định áp dụng án treo được xem xét rất chặt chẽ, tránh không để tình trạng tùy tiện giảm mức hình phạt tù không có căn cứ để đủ điều kiện về mức hình phạt tù là “không quá 3 năm” như quy định ở Điều 65 và cho hưởng án treo.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi đối với câu hỏi của bạn.Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn 24/7:

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng ./.

Bộ phận hình sự – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *