Phạm tội đánh bạc lần đầu có bị đi tù hay không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Rất nhiều người vì ham vui vùng bạn bè trong các dịp lễ tết, cưới xin có tham gia chơi cờ bạc lần đầu ăn tiền nhưng vô tình bị công an bắt và vướng vào vòng pháp lý. Vậy, hiện nay, hành vi đánh bạc lần đầu khi nào thì bị phạt tù theo quy định của pháp luật ? Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. lần đầu có bị đi tù hay không?

Chào luật sư tôi muốn hỏi luật sư, Vừa rồi tôi có tham gia đánh bạc và bị bắt trên chiếu có 4 triệu đồng thì tôi sẽ bị xử phạt như thế nào. Lần đầu tôi vi phạm liệu có bị phạt tù hay không? Cảm ơn!

Phạm tội đánh bạc lần đầu có bị đi tù hay không?

Trả Lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho công ty chúng tôi. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 321 :

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, số tiền 4 triệu đồng thu giữ trên chiếu bạc chưa đủ . Do vậy, bạn không bị xử lý hình sự. Tuy nhiên, bạn sẽ bị theo quy định tại Điều 26 :

Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép

…..

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những sau đây:

a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;

d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.

……….

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.

7. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cám ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Công ty Xin giấy phép. Trân trọng./.

2. Chơi lô đề bị xử như thế nào theo luật ?

Xin chào luật sư! Thưa luật sư! em có anh bạn hiện nay đang bị công an gọi triệu tập với tình tiết sau: cách đây vài hôm có anh A bị bắt quả tang tại nhà vì hành vi làm chủ lô, đề. Sau khi bị bắt qua điều tra của công an anh A có khai là có nhắn tin cho anh bạn em đánh hộ mấy con lô, qua mấy lần đánh tổng số tiền là 4 triệu đồng. vậy theo luật thì như thế nào ?

Mong luật sư giúp đỡ

>> luật hình sự về tội đánh bạc, gọi:

Trả Lời:

Kính thưa Quý khách hàng, Công ty TNHH Xin giấy phép đã nhận được yêu cầu của Quý khách. Vấn đề của Quý khách chúng tôi xin giải đáp như sau:

Theo như dữ liệu bạn cung cấp thì bạn anh có tham gia chơi lô đề và qua nhiều lần đánh tổng cộng là 4 triệu đồng theo đó chưa đủ yếu tố cấu thành tội đánh bạc theo Điều 321 :

“Điều 321.Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Nhưng bạn của anh có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo điều 26 .

“Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về, luật thuế và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email hoặc qua Tổng đài tư vấn: .

3. Tư vấn về hành vi đánh bạc ?

Tết vừa rồi tôi có đi đánh bạc, lúc chơi tôi có 700 nghìn đồng, chơi được một lúc là tôi nghỉ, đến hôm sau tôi bị công an triệu tập lên vì có người khai. có 15 người bị khởi tố, trong đó có 6 người bị bắt quả tang .số tiền công an thu được dưới chiếu là 7triệu đồng, còn tổng số tiền thu được dùng để đánh bạc là 30 triệu đồng.

Vậy tôi sẽ bị xử phạt như thế nào! xin luật sư cho tôi biết với ạ ! tôi xin cảm ơn!

>>

Luật sư tư vấn:

Hành vi đánh bạc được quy định tại Điều 321 như sau:

Điều 321.Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Theo đó, căn cứ xác định số tiền để truy cứu trách nhiệm hình sự được hướng dẫn tại như sau:

1. “Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

2. Khi xác định trách nhiệm hình sự đối với người đánh bạc không được tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của tất cả các lần đánh bạc, mà phải căn cứ vào từng lần đánh bạc để xem xét; cụ thể như sau:

a) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc đều dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (dưới 2.000.000 đồng) và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật hình sự, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm) thì người đánh bạc không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc;

b) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của lần đánh bạc nào bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với lần đánh bạc đó;

c) Trường hợp đánh bạc từ hai lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự;

d) Trường hợp đánh bạc từ năm lần trở lên mà tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) và lấy tiền, hiện vật do đánh bạc mà có làm nguồn sống chính thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc với tình tiết định khung “có tính chất chuyên nghiệp” quy định tại điểm a khoản 2 Điều 248 của Bộ luật hình sự.

3. “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:

a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;

b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;

c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc. “

Như vậy, nếu số tiền được dùng để đánh bạc là 30 triệu thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Quy định về Bảo lãnh tại ngoại về tội đánh bạc ?

Thưa luật sư, Chồng tôi bị công an giam giữ về . Trong quá trình tạm giam công an có nói tôi đưa 10 triệu đồng và về viết đơn xin bảo lãnh thì sẽ được thả ra. Tôi đang thắc mắc không biết sau khi được thả ra thì chồng tôi có bị triệu tập và đóng thêm khoản tiền nào nữa không? và nếu như khi bị triệu tập mà không có tiền đóng nữa thì chồng tôi có bị bắt giam lại không? và tôi đứng ra bảo lãnh có bị tòa bắt đứng ra trả khoản tiền khác không? giả sử tôi là vợ mà không đứng ra bảo lãnh cho chồng để cha mẹ,anh chị em bên chồng bảo lãnh được không?vì tôi sợ bảo lãnh ra mà sau này chồng tôi tái phạm thì tôi phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật ? Cảm ơn luật sư!

>>

Luật sư tư vấn:

Điều 122 015quy định như sau:

Điều 122. Đặt tiền để bảo đảm

1. Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.

2. Bị can, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;

b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;

c) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người và người thân thích của những người này.

Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam và số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.

3. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm. Quyết định của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

4. Thời hạn đặt tiền không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định tại Bộ luật này. Thời hạn đặt tiền đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì Viện kiểm sát, Tòa án có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền đã đặt.

5. Người thân thích của bị can, bị cáo được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án chấp nhận cho đặt tiền để bảo đảm phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này, nếu vi phạm thì số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước. Khi làm giấy cam đoan, người này được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến bị can, bị cáo.

6. Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để bảo đảm.

Những cá nhân có quyền bảo lĩnh cho người đang bị tạm giam được quy định tại khoản 2 điều 121 như sau:

“2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.”

Như vậy, khi đã được bảo lĩnh thì chồng bạn được tại ngoại trong thời gian bị tạm giam. Trong trường hợp bị cáo, bị can tiếp tục phạm tội khi đang được tại ngoại có thể là cơ sở bị bắt tạm giam mặc dù đã có quyết định bảo lĩnh. Cá nhân người bảo lãnh chỉ cần là người thân thích của bị can, bị cáo. Vì vậy, anh chị em ruột hoặc bố mẹ của bị can, bị cáo có thể thực hiện bảo lĩnh cho bị can, bị cáo. Trong trường hợp, người bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Quy định bảo lãnh tại ngoại về tội đánh bạc ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

5. Giải đáp vướng mắc về tội đánh bạc ?

Thưa luật sư, Tôi có đứng tên sở hữu 1 chiếc xe tải 3,5 tấn và thuê tài xế chạy. Người này cùng 5 người khác trong lúc rảnh rỗi đã tổ chức đánh bài ăn tiền ngay trên thùng xe tải và đã bị công an bắt quả tang.chiếc xe tải của tôi cũng bị công an tam giữ. Cho tôi hỏi tôi có bị liên quan gì không? và việc xử lý chiếc xe như thế nào là đúng với pháp luật? Cảm ơn!

Giải đáp vướng mắc về tội đánh bạc ?

Luật sư tư vấn:

có quy định tội về đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc quy định như sau:

Điều 321. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…

Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc Điều 322

1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;

d) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Tuy nhiên, người thực hiện một trong những hành vi trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thực hiện hành vi trên, bạn không đánh bạc cũng không tổ chức đánh bạc nên không chịu trách nhiệm hình sự.

Chiếc xe của bạn được coi là vật chứng: “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án

Việc xử lý vật chứng phải tuân theo nguyên tắc sau:

Điều 106. Xử lý vật chứng.

1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

2. Vật chứng được xử lý như sau:

a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;

b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;

c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.

3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;

b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;

c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;

d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Như vậy, theo điểm b khoản 2 và khoản 3 điều này, bạn có thể xin được mang xe về nếu xét thấy giữ xe của bạn không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Giải đáp vướng mắc về tội đánh bạc ?​ . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *