Phải làm sao khi bị công ty tài chính làm phiền khi lỡ xác nhận thong tin để người khác vay tiền trả góp ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, xin hỏi: trước đây lâu rồi e có đồng ý xác nhận cho người cháu (con anh bác ruột) vay tiền trả góp mua điện thoại tức là khi công ty tài chính hỏi một số vấn đề liên quan đến thằng cháu vay tiền thì m xác nhận các thông tin như:họ tên, tên bố mẹ, vợ và nơi thường trú của người này. Sau đó thì nó trả nợ hết.

Đến trước tết nguyên đán 2017 người này gọi điện nhờ em xác nhận thông tin để vay một khoản nữa. Sau đó ít ngày có người gọi hỏi nhờ cho sdt người cháu lúc đó em đang vội và vì tết nhất đến nơi, ồn ào; bản thân cũng sắp sinh (sinh em bé vào ngày 27/1/2017 tức 30 tết) nên mệt mỏi k để ý và k biết ai gọi tuy nhiên có mấy lần thằng cháu thay đổi sdt cũng có nhiều người gọi hỏi nên em cho sdt nó cho họ. Đến 28 tết gặp nó hỏi ai gọi thì nó trả lời lần trước mua điện thoại bốc thăm trúng thưởng nên họ gọi báo mình được giải. Đến cuối tháng 2/2017 thì có nhiều sdt lạ gọi đến cho em. Tuy nhiên em thời điểm đó đang ở cữ nên k cầm đt và k nghe đt lạ gọi đến. Sau đó ít hôm thì có nghe và mơ hồ có người nhờ báo cho thằng cháu nộp tiền nợ cho họ và tiền nộp phạt do trả nợ quá hạn. E đã liên lạc qua facebook với cháu để thông báo cho nó biết. Giọng miền nam nên rất khó nghe. Phải đến lần thứ 3 thứ 4 e mới hỏivà được họ cho biết được cụ thể nội dung sự việc là ngày 18/1/2017 công ty tài chính này cho cháu em 16 triệu trả lãi hàng tháng đến khi mô thì k rõ. Và thằng này đó lấy sdt e và tên e bỏ vào hồ sơ khi công ty đó k gọi được cho nó thì họ gọi cho e. Ban đầu e k biết tưởng họ gọi giục trả hso vay tiền mua đt ở trên nên e nghĩ m đã xác nhận và nếu xác nhận đượcthì cũng báo nó. E đã gd cho bố nó và nhắn tin facebook để báo cho nó nộptiền cho công ty. Thằng này cứ ưỡm à ưỡm ờ và bảo mất hết các thông tin và giấy tờ cá nhân nên k biết để đi trả nợ đúng hạn. Sau đó nó gd cho e nên ecó sdt nó. E đã hỏi nó tại sao cho công ty sdt e để nó làm phiền e thì nói công ty này là số dt từ hợp đồng vay mua cái đt lần trước. Còn bây giờ nghi nó lừa đảo, vậy nếu công ty đó tố cáo nó lừa đảo lên cơquan công an thì: – e có bị liên đới gì k. Ví dụ k tố giác tội phạm (biết tố giác với ai,công ty thì k rõ ở chi nhánh, địa chỉ nào. Hoặc liên đới trong việc trả nợnếu e lỡ xác nhận qua điện thoại mà e k nhớ rõ ( e nhớ nên chắc là k có nhưng cũng hỏi cho chắc chắn). 3. Cách giải quyết với công ty đó thế nào: thằng đó giờ không nghe đt,chặn face của e. E đã báo cho bố mẹ nó và nó tuy nhiên giờ nó chặn liên hệ với mình. 2 người thì ở xa, con nhỏ, k nắm được việc nó đang ở đâu, làm gì. Đã báo cho nó biết thế chứ làm gì đc nữa. Mà tắt hay đổi sdt cũng k ổn. E muốn giải quyết dứt điểm để m k liên quan gì và khỏi bị làm phiền thì phải làm ntn. Chứ suốt ngày ntn ám ảnh, stress, trầm cảm sau sinh mất. Kính mong câu trả lời của các luật sư để giải quyết bế tắc hiện tại. Vìbản thân e cũng là công chức nhà nước ghét liên luỵ đến pháp luật làm ảnh hưởng uy tín, danh dự của mình. E xin chân thành cảm ơn.

Người gửi : Dương Vương

Luật sư trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

Với trường hợp của bạn, bận cần phải xác định rõ hai vấn đề

Một là, bạn không có nghĩa vụ trả nợ trong trường hợp này,

Như bạn đã nêu trên, bạn chỉ là người xác nhận thông tin về tên tuổi, địa chỉ, chứng minh nhân dân của người cháu chứ không phải là người bảo lãnh khoản vay, tức là cam kết với ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm trả nợ nếu cháu bạn không trả. Khả năng cao là cháu bạn không trả được nợ và đang gặp khó khăn về tài chính nên đơn vị cho vay đang có phương án thu hồi nợ.

Hai là, bạn không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi cung cấp những thông tin gian dối nhằm mục đích khiến người khác tin tưởng và giao tài sản cho mình, đồng thời số tiền bạn chiếm đoạt được phải có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên.

Ở đây, do chưa có thông tin nên về phía cháu bạn, bạn cũng không xác định được cháu bạn có hành vi lừa đảo bên cho vay hay không nên chúng tôi chưa thể xác định được có hành vi ” không tố giác tội phạm” hay không nhưng có thể khẳng định bạn không đưa ra thông tin gian dối gì ngoài thông tin cá nhân để hỗ trợ việc vay mượn của cháu mình nên bạn không thuộc trường hợp phạm tội hoặc đồng phạm với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bạn đã rất hỗ trợ phía công ty tài chính bằng cách cung cấp số điện thoại và nhắc nhở cháu bạn trả nợ, hiện tại bạn không có nghĩa vụ và không còn liên quan đến việc vay mượn này nữa, việc công ty này thướng xuyên lấy số điện thoại của bạn, gọi điện, làm phiền gây ảnh hưởng đến sứa khỏe và công việc của bạn thì bạn hoàn toàn có quyền tố cáo hành vi naỳ tới cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ.

Căn cứ vào điểm g Khoản 3 Điều 66 quy định:

Điều 66

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;…”

Khi đó, bạn có thể tiếp tục yêu cầu tổ chưc tín dụng này ngừng hành vi làm phiền qua điện thoại. Nếu họ vẫn tiếp tục, bạn có thể báo (trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, bằng văn bản hoặc thư điện tử) cho doanh nghiệp viễn thông mà mình là khách hàng (thuê bao) hoặc gửi đơn khiếu nại cho Sở Thông tin và truyền thông địa phương để yêu cầu giải quyết. Theo đó, doanh nghiệp viễn thông khi nhận được khiếu nại, tố cáo của khách hàng về việc quấy rối qua điện thoại cần theo dõi, kiểm tra, xác minh và yêu cầu chủ thuê bao ngừng ngay việc quấy rối. Nếu chủ thuê báo quấy rối cố tình vi phạm, doanh nghiệp đó ngừng cung cấp dịch vụ, đồng thời báo cáo kết quả cho Sở Thông tin và truyền thông địa phương của người khiếu nại, người quấy rối để xử lý vi phạm theo quy định.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *