Ô tô chở quá số người quy định có thể bị phạt tới 40.000.000 đồng

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa Luật sư, tết Mậu Tuất sắp tới nên số lượng người di chuyển giữa các tỉnh là đông. Vì vậy việc nhồi nhét khách để tăng thêm thu nhập của nhà xe hoàn toàn có thể xảy ra. Pháp luật sẽ xử phạt thế nào với những nhà xe ô tô nhồi nhét khách. Xin cảm ơn Luật sư.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:

Mỗi dịp nghỉ lễ lớn trong năm là nhu cầu đi lại của người dân là vô cùng lớn, để đáp ứng được hết nhu cầu của hành khách thì nhà xe thường tận dụng tối đa khoảng trống trên xe để làm chỗ ngồi phục vụ người có nhu cầu mà không tăng thêm số lượng xe. Điều này khiến hành khách khá bức xúc vì phải bỏ ra một khoản tiền mà không có được dịch vụ như mong muốn, hơn nữa mối nguy hiểm khá cao vì sẽ vượt quá số tải trọng mà xe được thiết kế cùng nhiều nguy hiểm khác. Chính vì vậy, pháp luật hiện hành đã quy định mức phạt tiền lên tới 40.000.000 đồng cho những nhà xe vi phạm.

Căn cứ theo khoản 2 điều 23 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định:

Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ.

Như vậy, người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng và 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (đối với ô tô chở khách chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300km) trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở và mức phạt này không vượt quá 40.000.0000 đồng.

Các trường hợp cụ thể là:

– Phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng với  xe 9 chỗ chở quá từ 2 người trở lên, xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ chở quá từ 3 người trở lên, xe 16 chỗ đến 30 chỗ chở quá 4 người trở lên, xe từ trên 30 chỗ trở quá 5 người trở lên.

– Phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với xe ô tô chở khách chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300km và chở quá từ 2 người với xe 9 chỗ, quá từ 3 người trở lên trên xe 10 chỗ đến 15 chỗ, quá từ 4 người trở lên trên xe 16 chỗ đến 30 chỗ, quá từ 5 người trở lên trên xe 30 chỗ.

Bên cạnh đó, chủ phương tiện là cá nhân, tổ chức giao phương tiện cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện cũng bị xử phạt theo quy định tại khoản 3 điều 30 Nghị định này

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 80.000.000 đồng đối với chủ phương tiện là tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định này.

Hình phạt bổ sung cho người điều khiển phương tiện chở quá số người quy định là

8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); Điểm c, Điểm d, Điểm e Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm m Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

b) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 4 Điều này (trường hợp vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện) bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  gọi số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *