Nuôi con sau ly hôn để bảo vệ cho đời sống của trẻ em ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào luật sư. Em gái tôi năm nay 24 tuổi, đã lấy chồng và có 2 con nhỏ. Cháu gái 4 tuổi và cháu trai 17 tháng tuổi. Hiện hai vợ chồng đã ly hôn. Em tôi có mang hai cháu về nhà ngoại sống nhưng chồng em tôi sang và bắt hai cháu về nhà nội.

Chồng em tôi là đối tượng nghiện ma túy đá lại ít thời gian chăm sóc cháu. Mỗi lần em tôi muốn sang thăm con đều bị chồng đánh đuổi. Hiện cháu không được đi học mẫu giáo. Em tôi có ra xã trình bày xã nói đang làm hồ sơ đưa chồng đi cai nghiện bắt buộc, chờ đưa anh chồng đi rồi sẽ cho em tôi đón hai cháu về nhưng hiện hai cháu không được chăm sóc đầy đủ. Liệu có thể tách khẩn cấp các cháu ra khỏi bố và đưa về cho mẹ chăm sóc không ? Rất mong được các luật sư tư vấn gia đình tôi nên làm gì để có thể giải quyết vấn đề nhanh nhất.

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Luật sư tư vấn:

Trước hết cần xác định khi tuyên bố ly hôn thì em gái bạn hay người chồng được . Nếu em gái bạn là người giành được quyền thì việc người chồng đem 2 cháu về nhà là trái pháp luật. Vì pháp luật quy định cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi. Đặc biệt Luật Hôn nhân và gia đình quy định: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Do đó em gái bạn có thể kiện ra Tòa về việc người chồng không tuân thủ quyết định của Tòa án.

Nếu là chồng em gái bạn giành được quyền thì theo khoản 1 điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Vậy hành vi đuổi đánh em gái bạn của người chồng cũng là trái pháp luật. Đây cũng sẽ là căn cứ để bạn giành lại quyền nuôi con. Khoản 2 điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Như vậy bạn cần chứng minh thêm rằng mình đáp ứng đủ các điều kiện tốt hơn người chồng về mọi mặt để nuôi con phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần như:

+ Thu nhập hàng tháng (có đảm bảo để nuôi cháu hay không?)

+ Chỗ ở ổn định (Có đảm bảo để cháu có chỗ ở lâu dài hay không?)

+ Môi trường sống (Có đảm bảo cho sự phát triển cả về tinh thần lẫn thể chất của cháu hay không trong khi gia đình chồng không cho cháu đi học )

+ Thời gian làm việc (em gái bạn có thời gian để chăm sóc cháu hay không trong khi gia đình chồng thì không)

+ Hành vi của cha mẹ ( Có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và sự phát triển của trẻ, nhấn mạnh việc người chồng nghiện ma túy đá)

Khi giành được quyền trực tiếp nuôi con thì người chồng vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Tại thời điểm hiện nay, việc người chồng là đối tượng nghiệm ma túy được xem là điều kiện hạn chế việc nuôi con, có thể bị hạn chế quyền thăm nom con nếu hành vi thăm con làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống,sinh hoạt của con. Bạn có thể gửi đơn ra ủy ban nhân dân xã/phường để tiến hành hòa giải nhanh chóng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *