Nhượng quyền thương mại: Tổng quan tình hình trên thế giới và Việt nam

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thời gian này, các luật sư của Luật Danh Chính sẽ dành môt chủ đề về nhượng quyền thương mại, thương mại, tố tụng trọng tài, mua bán và sáp nhập. Trong khuôn khổ chủ đề này, bài viết đề cập đến thông tin tổng quan về hoạt động nhượng quyền thương mại trên thế giới và tại Việt nam.

Bức tranh về Nhượng quyền thương mại trên thế giới:

Nhượng quyền thương mại được thế giới nhìn nhận là khởi nguồn tại Mỹ nhưng thực tế đã hình thành trước đó tại Trung Quốc với hình thức có 2 – 3 điểm bán lẻ cùng hình thức tại một số địa điểm khác nhau cùng kinh doanh. Năm 1840, các nhà sản xuất bia của Đức cho phép một vài quán bia quyền bán sản phẩm của họ. Năm 1851, lần đầu tiên trên thế giới nhà sản xuất máy khâu Singer của Mỹ ký cho thực hiện hợp đồng nhượng quyền kinh doanh. Singer đã ký và trở thành người tiên phong trong việc thoả thuận hình thức nhượng quyền. Năm 1880 bắt đầu nhượng quyền bán sản phẩm cho các đại lý độc quyền trong lĩnh vực xe hơi, dầu lửa, gas. Trong thời gian này, phạm vi hoạt động nhượng quyền chỉ là chuyển quyền phân phối và bán sản phẩm của các nhà sản xuất. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, hình thức này đã thực sự phát triển rất mạnh mẽ. Sự bùng nổ dân số sau chiến tranh đã kéo theo sự tăng vọt nhu cầu về các loại sản phẩm và dịch vụ và lúc này, nhượng quyền đã trở thành mô hình kinh doanh thích hợp để phát triển nhanh chóng trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh và khách sạn.  Vào thập niên 60-70, nhượng quyền bùng nổ và phát triển mạnh ở Mỹ, Anh và một số nước khác. Ngày nay, quá trình toàn cầu hoá trên thế giới diễn ra rất nhanh, mạnh trong tất cả các lĩnh vực. Hình thức nhượng quyền càng phát huy vai trò của nó trên toàn thế giới.

>>

Theo các nghiên cứu mới nhất, cứ 12 phút lại có một hệ thống nhượng quyền  mới ra đời. Ở Mỹ, 90% công ty kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại tiếp tục hoạt động sau 10 năm trong khi 82% công ty độc lập phải đóng cửa và cũng chỉ có 5% công ty theo hợp đồng thương hiệu thất bại trong năm đầu tiên so với 38% công ty độc lập. Điều đó cho thấy sự bùng nổ hình thức này trên thế giới là điều tất yếu Một số kết quả thực sự ấn tượng của hệ thống này mang lại trên thế giới : Doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhượng quyền trên toàn thế giới năm 2000 đạt 1.000 tỷ USD với khoảng 320.000 DN từ 75 ngành khác nhau. Nếu so sánh với GDP của Việt Nam cùng năm thì hệ thống này gấp trên 28 lần và còn có dấu hiệu vượt hơn nữa trong những năm gần đây. Tại Mỹ, hoạt động nhượng quyền chiếm trên 40% tổng mức bán lẻ, thu hút được trên 8 triệu người lao động tức là 1/7 tổng lao động ở Mỹ và có hơn 550.000 cửa hàng nhượng quyền và cứ 8 phút lại có một cửa hàng nhượng quyền mới ra đời. Ở Châu Âu, tổng cộng có hơn 4.000 hệ thống NQTM; với 167.500 cửa hàng NQTM, doanh thu đạt khoảng 100 tỉ Euro. Tạo ra hơn 1.5 triệu việc làm. Riêng ở Anh, NQTM là một trong những hoạt động tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế với khoảng 32.000 DN nhượng quyền, doanh thu mỗi năm 8,9 tỷ bảng Anh, thu  hút một lượng lao động khỏang 317.000 lao động và chiếm trên 29% thị phần bán lẻ. Tại Úc, tổng cửa hàng NQTM khoảng 54.000, đóng góp 12% vào GDP và tạo hàng trăm ngàn việc làm cho người lao động. Theo Hiệp hội nhượng quyền Quốc tế (IFA) thì nhượng quyền kinh doanh ở châu Á đã tạo doanh thu hơn 500 tỷ USD mỗi năm. Một số nước có hệ thống nhượng quyền đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển của mình như: Tại Thái Lan, số hợp đồng nhượng quyền đang tăng rất nhanh, trong đó có tới 67% thuộc khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số vốn ban đầu cho mỗi hợp đồng 20.000-65.000 USD. Bộ thương mại Thái Lan công bố chương trình khuyến khích và quảng bá thương hiệu nội địa ra thị trường quốc tế qua NQTM. Các doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức này được hỗ trợ đào tạo trung và ngắn hạn về công nghệ NQTM. Do vậy, năm 2004 đạt doanh số 25 triệu Baht, năm 2005 tăng 10% và tăng rất nhanh cho các năm tiếp theo.

Tại Nhật Bản, NQTM phát triển mạnh từ năm 1996, đến năm 2004 đã có 1.074 hệ thống NQTM và 220.710 cửa hàng kinh doanh theo hình thức NQTM, doanh thu từ hệ thống này vào khoảng 150 tỉ USD, tăng trưởng hàng năm 7%. Từ năm 1980, NQTM vào Trung Quốc. Đến năm 2004, nước này đã có 2.100 hệ thống nhượng quyền (nhiều nhất thế giới), với 120.000 cửa hàng nhượng quyền trong 60 lĩnh vực khác nhau. Biểu đồ tăng trưởng hoạt động nhượng quyền của Trung Quốc dựng đứng kể từ khi nước này gia nhập WTO. Từ năm 2000, bình quân mỗi năm hệ thống nhượng quyền tăng 38% vượt xa mức tăng trưởng 10%/năm của hàng tiêu dùng, các cửa hàng nhận nhượng quyền tăng 55%. Đặc biệt, hệ thống NQTM của doanh nghiệp Trung Quốc cạnh tranh ngang hàng với thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng của nước ngoài. Ở Malaysia, nhìn thấy lợi ích của NQTM từ 1992, Chính phủ thành lập chương trình quốc gia về chuyển nhượng (Franchise Development Programme – FDP) với 2 mục tiêu: (i) Gia tăng số DN bán / mua NQTM; (ii) Thúc đẩy phát triển những SP / dịch vụ đặc thù nội địa thông qua NQTM. Nhượng quyền thương mại đã thực sự có chỗ đứng quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Từ thế kỷ 19, thế kỷ 20 và thế kỷ 21 đã, đang và sẽ còn chứng kiến sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống này.

Tính ưu việt của hình thức nhượng quyền thương mại sẽ còn được áp dụng ở nhiều lĩnh vực, nhiều công ty, nhiều khu vực và nhiều quốc gia trên thế giới. Nhượng quyền thương mại trong lịch sử đã thể hiện tính ưu việt của nó, trong hiện tại đã thể hiện sức mạnh của hệ thống và chắc rằng trong tương lai sẽ là một trong những hình thức để tiến hành hoạt động kinh doanh ưu việt của các công ty, các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nơi mà nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý, thành công luôn là đòn bẩy cho sự phát triển của một đất nước. Hình thức này cũng được biết đến như hình thức của niềm tin và của sự cam kết. Đó phải chăng là một trong những điều tiên quyết, cốt lõi của các hành vi giao dịch làm ăn trong tương lai. 

3.2. Bức tranh về tại Việt Nam trong thời gian gần đây: Việt Nam đang được các chuyên gia nước ngoài đánh giá là một thị trường lý tưởng của hoạt động bán lẻ. Trong vài năm tới, hoạt động này sẽ bùng nổ với sự đổ bộ của nhiều nhãn hiệu trong và ngoài nước thông qua phương thức nhượng quyền thương mại.  Theo ông Terry Ghani, Giám đốc TGA-Malaysia, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực marketing tại Malaysia, VN được xem là thị trường tiềm ẩn, chưa được khai phá. Với những ưu thế như chính trị ổn định, tỷ lệ người biết chữ cao, thị trường trẻ với 70% dân số dưới 30 tuổi, sức mua ngày càng tăng, VN đang có nhiều lợi thế để thực hiện các hoạt động nhượng quyền thương mại. Ông Luke Kim, Giám đốc Công ty A.S Louken của Singapore cũng cho biết hầu hết các thương hiệu trên thế giới nhượng quyền thành công tại Singapore như thương hiệu giày da thời trang Charles & Keith, Chapter 2 và một số thương hiệu thức ăn nhanh như Break Talk, Cavana đều đang có ý định nhắm đến VN. “Thị trường VN đã bắt đầu chín muồi để các thương hiệu trong và ngoài nước áp dụng nhượng quyền thương mại”, ông Luke Kim nhận xét. Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) cho biết mới đây tập đoàn bán lẻ Wall Mart của Mỹ đã sang làm việc với ITPC để tìm hiểu đầu tư vào thị trường VN dưới dạng nhượng quyền thương mại.Đến thời điểm này, đã có 3 doanh nghiệp trong nước thực hiện nhượng quyền thương mại là Cà phê Trung Nguyên, bánh Kinh Đô và Phở 24; ngoài ra còn có 6 nhà bán lẻ nước ngoài đang hoạt động tại VN là Bourbon Group, Metro Cash&Carry, Lotteria, KFC, Medicare, Parkson.  Thương hiệu Phở 24 hiện đã xây dựng được 19 cửa hàng trong nước và 1 cửa hàng tại Jakarta (Indonesia), trong đó đã nhượng quyền thương mại 8 cửa hàng. Mức giá nhượng quyền thương mại trong nước là 7.000 USD và ở nước ngoài là 12.000 USD, chưa kể doanh thu 3% trên tổng doanh thu của từng cửa hàng đã chuyển nhượng. Nhượng quyền thương mại đã có lịch sử hàng trăm năm ở châu Âu và 30 năm ở châu Á. Ở VN nhượng quyền thương mại mới chỉ xuất hiện trong vài năm trở lại đây, nhưng nhiều nhà kinh doanh cho rằng đây đang là một “xu hướng” và chắc chắn sẽ bùng nổ trong vài năm tới.  

Ông Ngô Hán Dân, Giám đốc thương hiệu cà phê Trung Nguyên nhận định nhượng quyền thương mại sẽ là xu hướng tất yếu trong hội nhập kinh tế. (Theo: Luatdanhchinh)

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam:

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Sở hữu Trí tuệ – Minh Khuê (Biên tập)

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *