Những vấn đề về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính.

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Những vấn đề về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính.

Những vấn đề về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính.

1. Khái niệm khiếu nại hành chính.

  quy định :

Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ”. Như vậy khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, nó là phương tiện pháp lí để công dân sử dụng để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, của Nhà nước và xã hội.  

 Do vai trò, vị trí quan trọng của khiếu nại của công dân trong đời sống chính trị – xã hội nên khi ra đời nhà nước ta đã hết sức chú trọng công tác khiếu nại của công dân.

 Hiến pháp 1946 đã quy định các quyền tự do của công dân trong lĩnh vực hành chính – chính trị, đặt nền móng cho sự hình thành chế định về quyền khiếu nại của công dân sau này. Các bản hiến pháp 1959, 1980, 1992 và 2013 đã dành riêng luật quy định khiếu nại tố cáo của công dân ( Điều 29 Hiến pháp 1959; Điều 73 Hiến pháp 1980; Điều 71 Hiến pháp 1992 và Điều 30 Hiến pháp 2013)

 Chính vì tầm quan trọng đó, căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ xung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 Quốc hội ban hành Luật khiếu nại. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 11/11/2011. 

Trong Điều 2 – Lcó quy định :

– Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỉ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

– Người khiếu nại là là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.

– Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại là cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.

– Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính Nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.

– Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

– Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại.

2. Khái niệm giải quyết khiếu nại.

 Hoạt động giải quyết khiếu nại có vai trò to lớn trong đả bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, phát huy dân chủ, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Từ đó hiểu và thực hiện có hiệu quả cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính là yêu cầu quan trọng hàng đầu trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

 Theo từ điển Luật học giải quyết khiếu nại là “ xem xét, xác minh, kết luận và quyết định theo trình tự thủ tục do luật quy định các kiểu khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước hoặc chủ thể có thẩm quyền trong cơ quan hành chính  Nhà nước. Đề nghị xem xét lại các quyết định, hành vi đó khi có căn cứ cho rằng có sự vi phạm pháp luật xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình ”.

 Khoản 11 – Điều 2 có quy định giải quyết khiếu nại là “ việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại ”.

 Các yêu cầu của cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính:

– Giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo các quyết định của pháp luật. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp công dân đến khiếu nại, tiếp nhận cà giải quyết kịp thời, đúng pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật và quyết định của mình.

– Người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại hành chính mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong giải quyết, cố tình giải quyết trái pháp luật các khiếu nại của mình sẽ bị xử lí nghiêm minh, nếu gây thiệt hại phải bồi thường.

– Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật phải được các chủ thể có thẩm quyền tôn trọng và chấp hành mà không thi hành phải bị xử lí nghiêm minh, người bị thiệt hại được khôi phục quyền, lợi ích và được bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Thực trạng về khiếu nại và giải quyết khiếu nại theo quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay.

Từ năm 2008 đến năm 2011, các cơ quan hành chính Nhà nước đã tiếp 1.571.505 lượt người đến khiếu nại, tố cáo và tiếp nhận, xử lý 672.990 đơn thư. Số lượng công dân đến khiếu nại ngày càng tăng về số đoàn đông người, số vụ việc ( năm 2008 là 187.037 vụ việc tăng lên 236.466 vụ việc năm 2011, tăng 26,4%; năm 2008 từ 2.466 lượt đoàn lên 4.056 lượt đoàn năm 2011, tăng 64,5% ).

 So với những năm 2006 – 2007 tình hình khiếu nại trong giai đoạn 2008 – 2011 có giảm nhưng xét về tổng quan thì tình hình khiếu nại, tố cáo diễn ra phức tạp và gây bức xúc ở nhiều nơi, có lưc đặc biệt gay gắt, biểu hiện rõ nét nhất là: số đoàn đông người tăng mạnh, thái độ thiếu kiềm chế, khiếu nại tràn lan, vượt cấp…

 Có nhiều vụ việc phát sinh từ những năm trước, đã được các cấp chính quyền xem xét, giải quyết nhưng công dân vẫn không đồng ý và tiếp tục kiện, nhất là các vụ khiếu nại về thu hồi đất, các vụ đòi đất cũ, tranh chấp đất mới,…

 Sau những nỗ lực giải quyết khiếu nại thì chúng ta đã thu được những kết quả nhất định. Cụ thể: Từ năm 2008 – 2011, các cơ quan hành chính Nhà nước đã tiếp 1.571.505 lượt người đến khiếu nại, tố cáo với 830.855 vụ việc; trong đó có 13.876 đoàn đông người với 161.123 người, 8.824 vụ việc. Các cơ quan hành chính Nhà nước đã tiếp nhận, xử lý 672.990 đơn khiếu nại, tố cáo với 495.017 vụ việc, có 329.672 vụ việc thuộc thẩm quyền. Các cơ quan hành chính Nhà nước giải quyết 257.419 đơn trong tổng số 290.565 đơn thuộc thẩm quyền   ( đạt trên 88% ), qua phân tích thấy số vụ khiếu nại đúng chiếm 19,8%, số vụ khiếu nại có đúng có sai chiếm 28%, số vụ khiếu nại chiếm 52,2%. Kết quả khiếu nại tố cáo đã thu hồi cho Nhà nước gần 1.026 tỷ đồng, 1.241 ha đất; khôi phục quyền lợi cho 6.659 công dân với số tiền 595 tỷ đồng và 936 ha đất; kiến nghị xử lí hành chính 2.951 người, chuyển cơ quan điều tra 239 vụ với 382 người.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *