Những vấn đề pháp ý cần lưu ý khi mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống!

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn một số vấn đề pháp lý về hoạt động đầu tư, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo quy định của pháp luật hiện hành:

Tư vấn hoạt động đầu tư kinh doanh mở nhà hàng, quán ăn ? 

Thưa Anh/Chị ! Đầu tiên cho em gửi lời chúc sức khỏe đến Anh/chị và mọi người ! Em và một người bạn ở bên Úc có dự định muốn kinh doanh quán ăn về Hào và sườn nướng kiểu Úc ở tại Việt Nam ! Quy mô khoảng tầm 15 bàn hoặc 10 bàn nho nhỏ thôi nhân viên phục vụ khoảng 5-6 nguoi ! Nhưng Em lại chưa có kinh nghiệm trong việc giấy tờ thủ tục. Liệu em muốn mở quán quy mô như vậy thì em phải làm gì đầu tiên ạ ! những thủ tục giấy tờ xin cấp phép ở đâu ? và những loại giấy tờ gì liên quan đến kinh doanh mô hình này là những giấy tờ gì ạ ?

-Nguyễn Xuân Thắng

Trả lời:

– Khoản 1 điều 3 quy định về những cá nhân hoạt động thương mại mà không phải đăng ký kinh doanh:

“a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác”

Như vậy, nếu bạn mở cửa hàng kinh doanh ăn uống bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh. Vì cửa hàng có quy mô nhỏ nên mô hình hộ hộ kinh doanh sẽ phù hợp.

– Về trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 71 về đăng ký doanh nghiệp, quy định như sau:

“1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Số lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;

c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

3. Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo”

– Do kinh doanh thực phẩm ăn uống là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nên sau khi có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, bạn phải làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm mới đủ điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh:

Điều 3 thông tư 26/2012/TT-BYT quy định về hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Mẫu 1 được ban hành kèm theo thông tư 26/2012/TT-BYT)

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:

+ Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;

+ Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

 Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành:

+Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);

+ Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).

– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế.

Điều 4 quy định về cơ quan có thẩm quyền cấp:

– Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận cho:

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trừ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khác khi có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu của nước nhập khẩu sản phẩm của cơ sở).

-Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận cho:

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn;

+Cơ sở  nhỏ lẻ sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

+ Cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.

 

Tư vấn về nộp thuế thu nhập khi bán nhà ?

Kính thưa luật sư Gia đình tôi có sở hữu 1 căn hộ chung cư, do nhu cầu muốn đổi chỗ ở nên rao bán. Tuy nhiên, chưa bán được căn hộ chung cư thì gia đình có tìm được 1 căn nhà vừa ý nên đã mua và làm Hợp đồng công chứng (chưa làm thủ tục đăng ký sở hữu nhà ở và sang tên sổ hồng). Luật sư cho gia đình tôi hỏi giờ tôi bán căn chung cư có phải nộp thuế thu nhập không ạ ? 

 Cảm ơn Luật sư rất nhiều.

-Quoc Hung Nguyen

Theo Khoản 5 điều 3  quy định các thu nhập phải chịu thuế:

“5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;

c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước;

d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.”

Khoản 2 điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi bổ sung năm 2012 quy định các thu nhập được miễn thuế:

“Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất”

– Đầu tiên, cần phải khẳng định bạn là chủ sở hữu của hai nhà ở là căn hộ chung cư cũ và căn nhà mơi mua.

Bạn mua căn nhà mới nhưng mới làm hợp đồng chuyển nhượng có công chứng, chưa làm thủ tục đăng ký sở hữu nhà ở và sang tên sổ hồng thì bạn vẫn là chủ sở hữu căn nhà mới này. Bởi vì:

+ Theo quy định tại  khoản 2 điều 221 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:

 2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác”

+ Ngoài ra điều 223 quy định về xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng:

“Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật thì có quyền sở hữu tài sản đó”

Như vậy bạn là chủ sở hữu của hai nhà ở và theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân thì bạn phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Tư vấn về hoạt động vay tính dụng ngân hàng ?

2014 e có vay tín dụng ngân hàng 30triệu đồng. Em vay 36 tháng, mỗi tháng từ khi vay em điều trả ngân hàng 1.480.000d. Được 15 tháng, rồi em thất nghiệp về quê, nên em không còn khả năng trả cho ngân hàng. Em cũng rất muon trả cho ngân hàng nhưng vì li do gja đình em chỉ còn em lao động chính. Ba mẹ em làm ăn thua lỗ nên không thanh toán cho ngân hàng được. Như vậy em có bị tội gì không luật sư. Nếu kiện ra tòa em có bi gì không luật sư

-Sử Trương

Trả lời:

– Bạn phải chịu trách nhiệm dân sự nếu không thể trả nợ cho ngân hàng.

Quan hệ pháp luật giữa người vay và người cho vay là quan hệ pháp luật dân sự.

Khi vay tiền hai bên ký hợp đồng vay tài sản. Theo quy định của pháp luật, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó phát sinh nghĩa vụ của các bên là: bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Do đó, việc bạn không trả nợ được ngân hàng thì bạn phải chịu trách nhiệm dân sự đối với ngân hàng và phải bồi thường thiệt hại cho ngân hàng nếu có thiệt hại xảy ra.

– Áp dụng các biện pháp bảo đảm

Ngân hàng có quyền yêu cầu gia đình bạn thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ như đã cam kết hoặc xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết. Về các biện pháp xử lý liên quan đến hợp đồng vay tiền mà  bạn không có khả năng trả nợ thì khi ký kết hợp đồng, gia đình bạn và ngân hàng có thể đã thỏa thuận và thực hiện các thủ tục cần thiết để sử dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo Điều 292 Bộ luật Dân sự: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh. Như vậy, khi bạn không còn khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ có các biện pháp xử lý như:
+ Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bạn (nếu có thỏa thuận).
+ Xử lý tài sản mà gia đình bạn đã cầm cố, thế chấp (nếu có thỏa thuận). Điều 303 BLDS 2015 quy định về việc phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp: 

“1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:

a) Bán đấu giá tài sản;

b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

d) Phương thức khác.

2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác”
 

Như vậy, tài sản bảo đảm sẽ được xử lý theo phương thức đã được hai bên thỏa thuận hoặc bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên cạnh đó, khi bạn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng có quyền khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án buộc gia đình bạn thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết.

 

Xin hỏi về thủ tục thêm mã nghành môi giới bất động sản ? 

Hiện cty tôi đang có đăng ký kd nghề xây dựng. nay tôi muốn đăng ký thêm nghề môi giớ bds . xin luật sư cho biết tôi cần phải nộp những hồ sơ gì cho sở kế hoạch và đầu tư để được cấp . xin cảm ơn luật sư.

-Trần Văn Hoàng

Trả lời:

Công ty bạn muốn kinh doanh thêm dịch vụ môi giới bất động sản, bạn phải thực hiện thủ tục thông báo với phòng kế hoạch đầu tư của Sở kế hoạch đầu tư tại nơi công ty bạn đặt trụ sở.

Điều 49 quy định về việc thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh:

“1. Trường hợp bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Nội dung Thông báo bao gồm:

a) Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);

b) Ngành, nghề đăng ký bổ sung hoặc thay đổi;

c) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp,

Kèm theo Thông báo phải có Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.

2. Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, bổ sung, thay đổi thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

3. Trường hợp hồ sơ thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.

4. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi. Trường hợp có thay đổi mà doanh nghiệp không thông báo thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu”

Hướng dẫn thủ tục sáp nhập doanh nghiệp ?

*Thưa Luật sư: Chúng tôi là công ty Cổ phần 100% vốn nước ngoài ngành nghề kinh doanh chính:* *1. **Sản xuất đồ chơi ( mã ngành 3240 )* *2. **Sản xuất bóng đèn Led ( mã ngành 2740 )* *Chúng tôi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp. Công ty Cổ Phần muốn Sáp nhập vào Công ty TNHH Một Thành Viên cùng ngành, nghề kinh doanh sản xuất đồ chơi, .Tuy là hai công ty riêng biệt nhưng hai công ty này lại có cùng một chủ đầu tư. Các thủ tục giấy tờ như thế nào ?

Xin luật sư tư vấn giúp chúng tôi. 

-Uyên Trúc

Trả lời:

– Trước hết công ty nhận sáp nhập phải lưu ý quy định về điều kiện sáp nhập tại khoản 3 điều 195 Luật doanh nghiệp 2014:

 “Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác”

– Nếu đáp ứng được điều kiện sáp nhập, hai công ty thực hiện thủ tục về sáp nhập doanh nghiệp. Khoản 2 điều 195 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về thủ tục hai bên công ty phải thực hiện:

a) Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;

b) Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;

c) Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

– Sau đó, công ty nhận sáp nhập phải thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp bạn tham khảo luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật liên quan. Kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, bạn phải nộp thêm bản sao các loại giấy tờ sau:

“a) Hợp đồng sáp nhập;

b) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;

c) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập”

Sau khi hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.

Mọi vướng mắc pháp lý trong hoạt động kinh doanh, buôn bán… Hãy gọi ngay: (nhấn máy lẻ phím 7) để được

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty luật MInh Khuê 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *