Những vấn đề pháp lý cần lưu ý khi vay và cho vay tài sản?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Vay và cho vay tài sản là một quan hệ pháp lý khá phổ biến, Luật sư của công ty luật DV Xingiaypheptư vấn và giải đáp những vướng mắc pháp lý phát sinh thường xuyên qua giao dịch vay và cho vay tài sản theo quy định của pháp luật hiện nay:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

 ()

2. : 

Chào luật sư. Tôi có muốn 1 vấn đề muốn hỏi luật sư mong được giải đáp giúp. Nhà tôi có cho nhà hàng xóm vay 1 số tiền là 240 triệu đồng đã được 4 năm đến nay chưa trả. Tôi đã sang đòi nhiều lần nhưng đều nhận được câu trả lời là không có tiền nên chưa trả được. Thực tế là có khả năng trả nhưng không muốn trả.Nhà bên ấy còn nói can thiệp pháp luật chỉ tốn tiền mà không làm gì được. Tôi có giấy tờ viết tay thỏa thuận của 2 bên nhưng chỉ có chữ kí của người vợ chứ không có chữ kí của người chồng.Vậy xin hỏi luật sư trong trường hợp của tôi có nhờ pháp luật can thiệp giúp được không? Nếu được thì tôi cần làm những thủ tục gì? Xin cảm ơn!

Theo quy định tại điều 471  có quy định ”Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Như vậy bạn và bên vay có hợp đồng vay tài sản mà bên vay vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì bạn có quyền khởi kiện đồi tài sản tại toà án nhân dân cấp huyện nơi bạn và người hàng xóm kia cư trú , được coi là bằng chứng chứng minh hợp đồng vay tài sản giữa bạn và người hàng xóm , trong chỉ có chữ ký của người vợ thì bạn có thể chỉ khởi kiện người vợ ( lúc này người vợ được coi là bị đơn trong vụ án dân sự ) , đồng thời bạn có thể xem xét xem người vợ đứng ra vay khoản tiền này của bạn nhằm mục đích chi tiêu cho riêng mình hay chi tiêu cho cả gia đình , nếu số tiền này dùng để chi tiêu cho cả gia đình thì người chồng có trách nhiệm liên đới trong việc trả nợ này , bạn có thể đưa người này vào vụ án với tư cách là người có nghĩa vụ liên quan theo quy định tại bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Thứ hai về vấn đề án phí , khi bạn là nguyên đơn có yêu cầu khởi kiện vụ án dân sự thì bạn có nghã vụ nộp tiền tạm ứng án phí :

Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí được quy định tại điều 143 BLTTDS 2015 

1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quy định tại điều 146 BLTTDS 2015

1. Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.

2. Trường hợp các đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối và có yêu cầu Tòa án giải quyết đó thì mỗi đương sự phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng.

3. Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành hòa giải; nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.

5. Trong vụ án có đương sự được miễn án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

6. Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này

Vậy về vấn đề án phí , bạn không có nghĩa vụ chịu hoàn toàn án phí trong trường hợp này mà bên đi vay bạn là bên vi phạm hợp đồng thì bên này cũng có nghĩa vụ nộp án phí . 

Xin chào Luật sư , Em muốn hỏi một vấn đề về vay vốn ngân hàng. Em có vay vốn của ngân hàng với số vốn là 40 triệu. Vốn được quy ra 3 kỳ trả cho ngân hàng. Hạn trả trong vòng 3 năm Kỳ 1 : 14 triệu Kỳ 2 : 14 triệu Kỳ 3 : 12 triệu Trong hợp đồng vay vốn có ghi là Lãi Suất 10% / Năm. Và nếu quá hạn không trả hết vốn số Lãi suất phải trả sẽ là 150%. Vậy LS cho em hỏi ( nợ quá hạn lãi Suất sẽ là 150% vậy 150% lãi suất đó được tính khi trả chậm tổng số vốn đã vay hay là sẽ tính khi trả chậm cho chu kỳ đầu tiên?, và lãi suất 150% được tính như thế nào ? Cảm ơn LS nhiều. 

Vậy trong trường hợp này , việc bạn và ngân hàng thỏa thuận việc trả tiền theo các kỳ như vậy thì bạn chạm trả tiền kỳ nào bạn có nghĩa vụ bồi thường hợp đồng trên số tiền tại kỳ đó chứ không có nghĩa vụ trả lãi phạt hợp đồng trên cả 3 kỳ . Về lãi suất khi phạt hợp đồng là 150% do bạn không nêu rõ là 150% tính trên số tiền gốc bạn vay hay 150% so với số lãi quy định trong hợp đồng , do vậy chỉ khi bên cho vay đưa ra mức lãi khi bạn vi phạm hợp đồng là 150 % trên số lãi 10% ( tức lãi lúc này sẽ là 15% ) thì mới hợp pháp, còn nếu ở trườn hợp thứ nhất thì ngân hàng sẽ phạm phải tội cho vay lãi nặng theo điều 163 BLHS hiện hành do mức lãi suất đã lớn hơn 10 lần mức lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định.

Mọi vướng mắc pháp lý về hoạt động vay hoặc cho vay tài sản, hãy gọi ngay: để được luật sư tư vấn và giải đáp trực tuyến. 

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn Luật Dân sự – Công ty Xin giấy phép.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *