Những vấn đề pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ?

xin giấy phép tư vấn pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và những vấn đề pháp luật có liên quan:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

 Về việc ban hành mức thuế nhập khẩu xe ô tô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống đã qua sử dụng

 Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam

 

 

 

 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

 của Tổng cục Thuế về việc thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá uỷ thác XNK

2. Nội dung tư vấn:

Em chào anh/ chị! Bên em đang có nhu cầu nhập hàng từ nước ngoài. Nhưng là lần đầu làm nhập khẩu nên chưa có kinh nghiệm. Vậy anh/ chị có thể cho em hỏi 1 vài câu hỏi đưuọc không ạ! 1. Khi nhập khẩu hàng có cần đăng ký với Cơ quan thuế , Sở kế hoạch và đầu tư không a.? Nếu có thì cần những thủ tục gì ạ? 2. Điều kiện để nhập khẩu hàng từ nước ngoài là những gì ạ? Em xin cảm ơn anh/ chị !

Theo như thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất, điều kiện đối với chủ thể nhập khẩu hàng hóa. Xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi đăng ký kinh doanh doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề cụ thể. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành mới được hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP có quy định các đối tượng có quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đó là:

– Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân):

+ Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

+ Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.

– Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:

Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại, ngoài việc phải tuân theo các quy định của pháp luật quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố.

– Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó.

Như vậy, xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi đăng ký kinh doanh doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu cụ thể. Khi doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì Doanh nghiệp chỉ kê khai đăng ký thông tin đăng ký thuế là có hoạt động “Xuất nhập khẩu”. Thông tin về việc doanh nghiệp có đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu hay không được thể hiện tại mạng đăng ký kinh doanh quốc gia.v.v… đồng thời được liên thông với nhiều cơ quan như cơ quan Thuế, Hải quan… Tuy hoạt động nhập khẩu là quyền của doanh nghiệp được ghi nhận theo pháp luật doanh nghiệp nhưng khi thực hiện hoạt động này thì doanh nghiệp cần phải đảm bảo các hoạt động pháp lý liên quan như thủ tục với cơ quan hải quan, cơ quan thuế…

Thứ nhất, điều kiện đối với chủ thể nhập khẩu hàng hóa. Xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi đăng ký kinh doanh doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề cụ thể. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành mới được hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP có quy định các đối tượng có quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đó là:

– Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân):

+ Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

+ Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.

– Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:

Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại, ngoài việc phải tuân theo các quy định của pháp luật quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố.

– Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó.

Như vậy, xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi đăng ký kinh doanh doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu cụ thể. Khi doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì Doanh nghiệp chỉ kê khai đăng ký thông tin đăng ký thuế là có hoạt động “Xuất nhập khẩu”. Thông tin về việc doanh nghiệp có đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu hay không được thể hiện tại mạng đăng ký kinh doanh quốc gia.v.v… đồng thời được liên thông với nhiều cơ quan như cơ quan Thuế, Hải quan… Tuy hoạt động nhập khẩu là quyền của doanh nghiệp được ghi nhận theo pháp luật doanh nghiệp nhưng khi thực hiện hoạt động này thì doanh nghiệp cần phải đảm bảo các hoạt động pháp lý liên quan như thủ tục với cơ quan hải quan, cơ quan thuế…

Thứ hai, điều kiện với hàng hóa nhập khẩu mà doanh nghiệp cần lưu ý đó là:

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan;

Hàng hóa muốn tiến hành thủ tục nhập khẩu hàng hóa tất nhiên cần đáp ứng những điều kiện cụ thể liên quan đến loại hàng hóa mà doanh nghiệp sẽ tiến hành nhập khẩu. Ví dụ đối với hàng hóa nhập khẩu là thực phẩm thì cần đáp ứng những yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, cần có sự cấp phép của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm; hàng hóa nhập khẩu là sản phẩm y tế thì cần sự kiểm định của Bộ Y tế;… Như vậy, với mỗi loại hàng hóa cụ thể nếu pháp luật quy định cần cung cấp giấy phép thì doanh nghiệp cần tiến hành những thủ tục theo quy định.

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan;

Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 quy định cụ thể điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa nhập khẩu đó là:

+ Hàng hóa nhập khẩu phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật (về bao bì hàng hóa; nhãn hàng hóa; tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa) và ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;

+ Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 phải được công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến quá trình sản xuất, sản phẩm cuối cùng bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận theo quy định: Việc thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp giữa tổ chức, cá nhân tại Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài, vùng lãnh thổ do các bên tự thoả thuận; Việc thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp phục vụ quản lý nhà nước được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thoả thuận quốc tế mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết;

+ Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 không đáp ứng quy định nêu trên thì khi nhập khẩu phải được tổ chức giám định được chỉ định hoặc được thừa nhận theo quy định trên;

+ Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 phải được kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu theo nội dung quy định: Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa cần kiểm tra; Thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết.

– Hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc trường hợp nêu trên, chỉ phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.

Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu được quy định tại Phụ lục đính kèm Nghị định 187/2013/NĐ-CP. Đương nhiên, đối với những hàng hóa thuộc danh mục không được nhập khẩu thì doanh nghiệp không tiến hành hoạt động nhập khẩu hàng hóa.

Sau khi xác định được hàng hóa mà bạn có nhu cầu nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam đáp ứng các yêu cầu trên, tiến hành thực hiện thủ tục hải quan theo các nội dung sau:

Trình tự thực hiện:

Chủ hàng hoặc người khai hải quan phải khai báo, nộp và xuất trình hồ sơ hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và xuất trình hàng hóa với hải quan cửa khẩu để làm thủ tục và được giải quyết thông quan với cơ quan Hải quan cửa khẩu theo các bước sau: 

Bước 1: Chủ hàng hoặc người khai hải quan phải khai báo tờ khai hải quan nộp và xuất trình hồ sơ lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu với hải quan cửa khẩu đồng thời xuất trình hàng hóa để Hai quan cửa khẩu kiển tra, giám sát, đối chiếu với khai báo của chủ hàng trên tờ khai hải quan và hồ sơ kèm theo (nếu có) theo quy định về thủ tục hải quan cụ thể đối với từng loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập, quá cảnh qua biên giới theo quy định.

Bước 2: Cơ quan Hải quan tiếp nhận hồ sơ do chủ hàng hoặc người khai hải quan nộp và xuất trình và thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để kiểm tra, giám sát đối chiếu xác định sự phù hợp giữa thực tế hàng hóa với khai báo của chủ hàng trên tờ khai hải quan và hồ sơ kèm theo để giải quyết các chế độ thuế, lệ phí (nếu có), xử lý vi phạm (nếu có) và quyết định thông quan qua biên giới theo trình tự thủ tục hải quan đã được quy định đối với từng loại hình hàng hóa xuất, nhập cụ thể theo quy định.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu.

Thành phần, số lượng hồ sơ (đối với hàng nhập khẩu) – gồm 01 bộ: 

– Tờ khai hải quan: Sử dụng tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo Tờ khai Hải quan do Bộ Tài chính quy định.

– Các chứng từ khác về hồ sơ hải quan, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán do Bộ Tài chính quy định, trừ vận đơn và hợp đồng thương mại.

– Phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế do cơ quan kiểm dịch y tế cấp (đối với hàng hoá thuộc đối tượng kiểm dịch y tế); và Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá đối với hàng hoá thuộc diện phải kiểm tra.

– Hàng hoá nhập khẩu qua biên giới được hưởng các ưu đãi về thuế nhập khẩu nếu có đủ điều kiện theo thoả thuận song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới; việc khai báo hải quan, nộp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) đối với hàng hóa được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu, thực hiện theo Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư số 45/2007/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Đối với trường hợp áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt thì đối tượng nhập khẩu phải xuất trình Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá-C/O (trừ trường hợp tổng trị giá lô hàng (FOB) không vượt quá 200 USD).

– Kiểm tra thực tế hàng hoá thực hiện theo quy định của pháp luật Hải quan hiện hành.

– Lưu ý: (Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 và khoản 1,2 Điều 29 Luật Hải Quan 2014)

+ Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan là chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử. Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính toàn vẹn và khuôn dạng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

+ Người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng các tiêu chí thông tin tờ khai hải quan.

+ Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử, trừ trường hợp người khai hải quan được khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định của Chính phủ. 

Thời hạn giải quyết: Trong 08 giờ hành chính/ngày; nếu hết giờ hành chính mà lô hàng chưa kiểm tra xong thì được tiếp tục làm ngoài giờ hành chính cho xong.

Đối với việc làm thủ tục hải quan điện tử để nhập khẩu hàng hóa theo Thông tư số 22/2014/TT-BTC, yêu cầu:

Hồ sơ hải quan điện tử:​

1. Hồ sơ hải quan bao gồm:

a) Tờ khai hải quan (dạng điện tử).

Trong trường hợp phải xuất trình, nộp bản giấy theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền, tờ khai hải quan điện tử được in ra giấy theo mẫu Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Các chứng từ đi kèm tờ khai (dạng điện tử hoặc văn bản giấy): theo quy định tại Điều 22 Luật Hải quan.

2. Hồ sơ phải nộp cho cơ quan Hải quan đối với trường hợp thuộc diện kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 12 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 9 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Thông tư 128/2013/TT-BTC), riêng tờ khai hải quan được sử dụng dưới dạng điện tử.

– Lưu ý: 

+ Trước khi tiến hành khai hải quan, người khai hải quan phải đăng ký với cơ quan Hải quan các thông tin liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại điểm 2 Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

+ Thông tin đăng ký trước có giá trị sử dụng và được lưu giữ trên Hệ thống tối đa là 07 ngày kể từ thời điểm đăng ký trước hoặc thời điểm có sửa chữa cuối cùng.

+ Người khai hải quan được tự sửa chữa các thông tin đã đăng ký trước trên Hệ thống và không giới hạn số lần sửa chữa.

Khai hải quan: 

1. Sau khi đăng ký trước thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan tiếp nhận thông tin phản hồi từ Hệ thống để thực hiện khai hải quan.

Người khai hải quan tự kiểm tra nội dung thông tin phản hồi từ Hệ thống và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi sử dụng thông tin phản hồi từ Hệ thống để khai hải quan.

2. Chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu và chính sách thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu lực tại thời điểm cơ quan Hải quan chấp nhận đăng ký thông tin khai hải quan của người khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Nguyên tắc khai hải quan:

a) Một tờ khai hải quan được khai tối đa 50 dòng hàng. Trường hợp một lô hàng có trên 50 dòng hàng, người khai hải quan phải khai báo trên nhiều tờ khai;

b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình khác nhau phải khai trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khác nhau theo từng loại hình tương ứng;

c) Một tờ khai hải quan chỉ khai báo cho một hóa đơn;

d) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, giảm thuế so với quy định thì khi khai hải quan phải khai số danh mục miễn thuế; mã miễn, giảm thuế, không chịu thuế và số tiền thuế được giảm;

đ) Người khai hải quan khai tờ khai trị giá và nộp cho cơ quan Hải quan theo quy định tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2008 và Thông tư 182/2012/TT-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2012. Riêng trường hợp người khai hải quan xác định hàng hóa đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch, đồng thời đã khai thông tin trị giá trên Tờ khai hàng hóa nhập khẩu và Hệ thống tự động tính trị giá tính thuế thì người khai hải quan không phải khai và nộp tờ khai trị giá.

2/.các loại thuế phải nộp

Đối với các loại hàng hóa khi nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam thì sẽ phải chịu các loại thuế, phí như sau:

Thứ nhất, Thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi phương tiện vận tải (tàu thủy, máy bay, phương tiện vận tải đường bộ hay đường sắt) đến cửa khẩu biên giới (cảng hàng không quốc tế, cảng sông quốc tế hay cảng biển quốc tế, cửa khẩu biên giới bộ) thì các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước.

Thuế nhập khẩu không áp dụng chung cho tất cả các mặt hàng. Mỗi mặt hàng có một mức thuế khác nhau theo quy định của chính phủ nước nhập. 

Thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường.

1. Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, đặc biệt: Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam.

2. Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác: Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam.

3. Thuế suất nhập khẩu thông thường. Theo điều 1 nghị định quy định chi tiết một số điều Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì đối tượng chịu thuế sẽ là:

Hàng hóa trong các trường hợp sau đây là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, trừ hàng hóa quy định tại Điều 2 Nghị định này:

3.1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam bao gồm: hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3.2. Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

3.3. Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Những hàng hóa thuộc đối tượng này sẽ được áp thuế theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quy định của Chính phủ về thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu với mức thuế 20%;

Thứ hai, Thuế giá trị gia tăng.

Căn cứ theo Điều 2, Luật Thuế giá trị gia tăng 13/2008/QH12 thì Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Và Điều 3 về Đối tượng chịu thuế

Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.

Thứ ba, Thuế tiêu thụ đặc biệt

Đây là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo qui định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ.

Lưu ý: Đối với từng loại hàng hóa mà mức thuế suất áp dụng là khác nhau.

Thứ tư, Lệ phí làm thủ tục hải quan

Theo quy định tại Điều 1, khoản 1 Điều 3 và Biểu mức thu lệ phí trong lĩnh vực hải quan ban hành kèm theo Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày 02/11/2010 của Bộ Tài chính thì: lệ phí làm thủ tục hải quan (đối với hàng hóa xuất khẩu/ nhập khẩu) là 20.000 đồng/Tờ khai.

Chào luật sư.Tôi muốn hỏi luật sư công ty tôi chuyên thương mại các mặt hàng về thiết bị giáo dục. tôi muốn nhập khẩu các mặt hàng bên Trung Quôc qua đường tiểu nghạch thì có có khai báo Hải Quan về công ty được không ,và có xuất hóa đơin cho khách hàng được không.Xin cảm ơn luật sư.

Xuất nhập khẩu hàng hóa qua đường tiểu ngạch là một hình thức xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới, vẫn phải kê khai hải quan, nộp thuế, phí kiểm dịch, kiểm tra bình thường không khác gì chính ngạch (tức là phải được kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn, chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan)

Theo đó, thì hành vi buôn bán hàng hóa qua đường tiểu ngạch không cấu thành tội buôn lậu và cũng không cấu thành tội trốn thuế theo quy định của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, khi buôn bán hàng hóa theo phương pháp này cần tuân thủ các điều kiện luật định như đã phân tích ở trên về chủ thể thực hiện hành vi buôn bán, đối tượng buôn bán (hàng hóa được buôn bán), giá trị giao dịch về tuân thủ các quy định về kê khai hải quan, nộp thuế, kiểm dịch…để thực hiện việc buôn bán không vi phạm các quy định của pháp luật.

Thưa luật sư!Tôi muốn nhập một chiếc xe đã qua sử dụng tủ hàn quốc về việt nam,xe hiệu kiamorning,năm sản xuất 2013,số km đã đi 14000km,dung tích xilanh 999cc,giá xe tại hàn quốc vào khoảng 7000usd.Vậy xin luật sư hãy cho tôi biết thủ tục liên quan và các loại thuế sẽ phải nộp.xin cảm ơn.

Xe ô tô đã qua sử dụng khi nhập khẩu về Việt Nam sẽ phải chịu ba loại thuế đó là thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.

+ Đối với thuế xuất nhập khẩu: Tùy thuộc vào loại xe (bao nhiêu chỗ, dung tích xilanh là bao nhiêu), mức thuế sẽ được tính theo quy định tại Điều 1  

+ Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt: Mức thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

Trong đó:

Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu. 

Thuế suất thuế TTĐB được quy định tại Điều 7 .

+ Đối với thuế giá trị gia tăng: Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Giá tính thuế x Thuế suất.

Trong đó:

– Giá tính thuế = Giá nhập tại cửa khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt

(Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu)

– Thuế suất: theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 83/2014/TT-BTC và danh mục biểu thuế giá trị gia tăng được chi tiết theo mã hàng 08 chữ số, mô tả hàng hoá theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính thì thuế suất đối với xe ô tô đã qua sử dụng (mã 8703) trong trường hợp này là 10%.

Như vậy, mức thuế mà bạn phải nộp là tổng ba loại thuế nêu trên.

Hồ sơ thủ tục xuất nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Điều 11 và 12 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10-9-2013 của Bộ Tài chính (nếu làm thủ tục hải quan truyền thống) hoặc Điều 8 Thông tư 22/2014/TT-BTC ngày 14-2-2014 của Bộ Tài chính (nếu làm thủ tục hải quan điện tử theo Hệ thống VNACCS).

Chào Luật sư, luật sư có thể cho tôi hỏi trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu lưu thông, vận chuyển trên thị trường nội địa thì trách nhiệm xuất trình hóa đơn hàng hóa thuộc về ai? Khi cơ quan chức năng kiểm tra mà tài xế quên không mang theo hóa đơn thì đại diện chủ hàng có thể xuất trình bổ sung hóa đơn sau được không? Xin cám ơn luật sư!

Tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường quy định về thời hạn xuất trình hóa đơn, chứng từ như sau:

 “Đối với hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển, đang bày bán, để tại kho, bến, bãi, điểm tập kết (trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này) thì cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa theo quy định của pháp luật và Thông tư này ngay tại thời điểm kiểm tra”.

Căn cứ vào quy định người thì có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa ngay tại thời điểm kiểm tra này thì đối với hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển, đang bày bán, để tại kho, bến, bãi, điểm tập kết (trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP) thì cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa theo quy định của pháp luật và ngay tại thời điểm kiểm tra.

Tại điểm d khoản 1 Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu như sau:

“Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá; trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá.

Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá”.

Căn cứ vào quy định này thì đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc trường hợp như sau:

+ Đối với tang vật vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải nộp vào ngân sách nhà nước;

+ Đối với giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan tới tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì chuyển cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại điểm d khoản này;

+ Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật;

+ Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng.

Vậy, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sẽ tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá; trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá.

Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá.

Như vậy, căn cứ vào quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP thì đối với hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa tại thời điểm kiểm tra.

Nếu như bạn thuộc trường hợp phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa tại thời điểm kiểm tra. Vì vậy, ngay tại thời điểm kiểm tra bạn đã không xuất trình được hóa đơn thì sẽ bị xử phạt hành chính giao thì tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu sẽ tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá.

Bên e đang nhận ủy thác xuất khẩu. Sau khi đã đóng thuế nhập xong, bên e xuất hóa đơn cho bên giao ủy thác. E đang phân vân k biết xuất hóa đơn hàng trả như thế nào: nội dung như thế nào, dòng thuế suất là bao nhiêu, số tiền thuế như thế nào? Em cảm ơn

1. Về hóa đơn GTGT trả hàng nhập khẩu ủy thác

Khoản 2.2 Phụ lục 4 thông tư 39/2014/TT-BTC có quy định về hóa đơn xuất trả hàng ủy thác như sau:

” 2.2. Tổ chức xuất nhập khẩu nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nhận nhập khẩu hàng hoá uỷ thác cho các cơ sở khác, khi trả hàng cơ sở nhận uỷ thác lập chứng từ như sau:
Cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác khi xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác, nếu đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, cơ sở lập hoá đơn GTGT để cơ sở đi uỷ thác nhập khẩu làm căn cứ kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá uỷ thác nhập khẩu. Trường hợp cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác chưa nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, khi xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác, cơ sở lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường. Sau khi đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu cho hàng hoá nhập khẩu uỷ thác, cơ sở mới lập hoá đơn theo quy định trên.
Hoá đơn GTGT xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác ghi:
(a) Giá bán chưa có thuế GTGT bao gồm: giá trị hàng hoá thực tế nhập khẩu theo giá CIF, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản phải nộp theo chế độ quy định ở khâu nhập khẩu (nếu có).
(b) Thuế suất thuế GTGT và tiền thuế GTGT ghi theo số thuế đã nộp ở khâu nhập khẩu.
(c) Tổng cộng tiền thanh toán (= a + b)
Cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác lập hoá đơn GTGT riêng để thanh toán tiền hoa hồng uỷ thác nhập khẩu.”

Khoản 1 Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định như sau: “Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.”

Thuế suất thuế GTGT theo quy định tại Điều 9, 10, 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì chỉ có 3 loại thuế suất là 0%, 5%, 10% hoặc đối tượng không chịu thuế thì không ghi và gạch chéo (/) chứ không có thuế suất là “nhập khẩu”. Vì vậy, việc viết chữ “nhập khẩu” vào ô thuế suất là sai và phải thực hiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC như sau: “Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.”

Như vậy, trong trường hợp này, 2 bên tiến hành lập biên bản thu hồi hóa đơn, bên bán lập hóa đơn mới theo quy định.

Lưu ý: Dòng thuế suất GTGT và tiền thuế GTGT là số tiền thuế GTGT do cơ sở nhập khẩu ủy thác đã nộp ở khâu nhập khẩu.

Về việc kê khai thuế GTGT đối với hàng hóa ủy thác nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Mục I Công văn 1332/TCT-NV2 như sau:

“2. Đối với hàng hoá uỷ thác nhập khẩu:

a) Bên uỷ thác nhập khẩu giao quyền nhập khẩu hàng hoá cho bên nhận uỷ thác trên cơ sở hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá.

b) Bên nhận uỷ thác nhập thực hiện dịch vụ nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, thay mặt bên uỷ thác thực hiện kê khai nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu và lưu giữ các chứng từ liên quan đến lô hàng nhập khẩu như:

– .

– Hợp đồng nhập khẩu hàng hoá ký với nước ngoài.

– Hoá đơn thương mại (Invoice) do nước ngoài xuất.

– Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu.

– Biên lai thuế GTGT hàng nhập khẩu.

c) Thủ tục kê khai thuế GTGT:

Khi trả hàng uỷ thác nhập khẩu, bên nhận uỷ thác phải lập hoá đơn GTGT: Căn cứ vào hoá đơn nhập khẩu, tờ khai hải quan và biên lai thu thuế GTGT hàng nhập, bên nhận uỷ thác xuất hoá đơn GTGT ghi theo giá thực nhập trong hoá đơn thương mại, riêng thuế nhập khẩu và thuế GTGT theo số phải nộp (số thông báo thuế của cơ quan hải quan). Hoá đơn này làm cơ sở tính thuế đầu ra đối với bên nhận uỷ thác nhập khẩu và là thuế đầu vào của bên uỷ thác.

Trường hợp nhập uỷ thác nhập khẩu cho nhiều đơn vị uỷ thác thì hoá đơn GTGT lập cho từng đơn vị uỷ thác phải ghi đúng số thuế nhập khẩu thuế GTGT theo loại hàng hoá cho từng đơn vị uỷ thác. Trường hợp hàng nhập khẩu giao ngay tại cửa khẩu thì bên nhận uỷ thác phải xuất hoá đơn cho bên uỷ thác, nếu có sai lệch cần điều chỉnh thì khi quyết toán hợp đồng thực hiện việc xuất hoá đơn để điều chỉnh. Việc xuất hoá đơn (khi giao hàng tại cảng hoặc xuất hoá đơn bổ sung điều chỉnh) trong tháng nào thì được khai thuế GTGT đầu ra của bên nhận uỷ thác và kê khai thuế GTGT đầu vào của bên uỷ thác trong tháng đó.”

2. Về hóa đơn GTGT dịch vụ ủy thác

Mục II Công văn 1332/TCT-NV2 có quy định: 

“Dịch vụ uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu là đối tượng chịu thuế GTGT. Thuế GTGT được xác định trên giá dịch vụ uỷ thác xuất, nhập (hoa hồng uỷ thác) với thuế suất thuế GTGT 10%. Đối với dịch vụ uỷ thác xuất khẩu bên nhận uỷ thác phải xuất hoá đơn GTGT đối với hoa hồng uỷ thác xuất khẩu đối với dịch vụ uỷ thác nhập khẩu, ngoài việc xuất hoá đơn GTGT cho hàng hoá nhập khẩu, bên nhận uỷ thác còn phải xuất hoá đơn GTGT đối với hoa hồng dịch vụ uỷ thác nhập khẩu cho đơn vị uỷ thác.

Giá tính thuế GTGT của dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu là toàn bộ tiền hoa hồng uỷ thác và các khoản chi hộ (nếu có). Các chứng từ chi hộ nếu có hoá đơn thuế GTGT thì bên nhận uỷ thác được xác định là thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Trường hợp các chứng từ chi hộ có ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của bên uỷ thác, bên nhận uỷ thác chi hộ và chuyển chứng từ gốc cho bên uỷ thác thì không phải tính vào doanh thu hoa hồng của bên nhận uỷ thác.

Giá tính thuế đối với hoa hồng của dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu là giá chưa có thuế GTGT. Trường hợp hợp đồng quy định theo giá dịch vụ có thuế GTGT thì phải quy ngược để xác định giá chưa có thuế theo công thức:

Giá chưa có thuế GTGT = Hoa hồng uỷ thác và các khoản chi hộ (nếu có)

1 + thuế suất (10%)

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với :  hoặc liên hệ văn phòng  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật thuế – Công ty Xin giấy phép.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *