Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Những trường hợp nào đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai hiện nay ? Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện nưh thế nào ? Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Những trường hợp được ?

Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những trường hợp sau đây: 1. Người được Nhà nước giao đất, , trừ trường hợp thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn;

2. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

3. Người đang sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Luật Đất đai 2003 này mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

– Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất (Điều 50);

– Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất (Điều 51);

4. Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận ; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới được hình thành do các bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

5. Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

6. Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất;

7. Người sử dụng đất quy định tại các điều 90, 91 và 92 của Luật Đất đai 2003:

– Đất khu công nghiệp (Điều 90);

– Đất sử dụng cho khu công nghệ cao (Điều 91);

– Đất sử dụng cho khu kinh tế (Điều 92);

8. Người mua nhà ở gắn liền với đất ở;

9. Người được Nhà nước thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở.

Trân trọng./.

2. Mua nhà nhưng vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Chào các Luật sư, Hiện tại tôi và Bà Xã có sở hữu căn nhà số J2B đường 19, Khu dân cư Hưng Phú Mới (CIC8), quận Cái Răng, Thành Phố Cần Thơ. Khoảng tháng 01 năm 2015 chúng tôi mua căn nhà THÔ này từ 1 người khác đã ký hợp đồng với Công ty CIC8.

Chúng tôi đã lên tận Công ty CIC8 ở Thành Phố HCM để ký hợp đồng chuyển nhượng sang tên chúng tôi. Sau khi đã có hợp đồng chúng tôi về hoàn thiện căn nhà và ở cho đến hiện tại. Nay chúng tôi muốn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Chúng tôi đã liên hệ với công ty và được bảo là phải chờ vì ỦY BAN QUẬN CÁI RĂNG đang tạm ngưng cấp CNQSDĐ. Chúng tôi liên hệ với Văn Phòng 1 cửa của ỦY BAN QUẬN thì được biết công ty đang nợ thuế nên không cấp giấy CNQSDĐ được. Xin hỏi: trong trường hợp này tôi phải làm gì để được cấp giấy CNQSDĐ? Công ty CIC8 nói sẽ hỗ trợ tôi tất cả các thủ tục để làm nếu tôi tự đi làm. Hầu như các nhà lân cận đều có SỔ ĐỎ hết rồi vì trước khi mua nhà tôi cũng hỏi thăm hàng xóm có SỔ ĐỎ chưa, họ nói CÓ rồi nên tôi tin tưởng công ty. Không ngờ ra cớ sự này.

Chân thành cảm ơn Luật sư.

Mua nhà nhưng vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại điều 42 :

“Điều 42. Điều kiện gắn với việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở

Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Có đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 của Luật Đất đai;

2. Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có);

3. Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở phải có ngành nghề kinh doanh phù hợp, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 58 của Luật Đất đai, Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này.”

Như vậy, do Công ty CIC8 vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án nên không thể thực hiện thủ tục sang tên quyền sử dụng đất cho bạn được. Để thực hiện thủ tục này thì công ty phải hoàn thành các nghĩa vụ đó với cơ quan thuế.

Sau khi Công ty CIC8 đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính về đất đai thì bạn có thể thực hiện thủ tục sang tên quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký đất đai.

Bạn có thể tham khảo thủ tục sang tên nhà ở tại đây:

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng!

3. Xung đột pháp lý về thẩm quyền giải quyết khiếu kiện trường hợp đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Nghị định số 181 ngày 29.10.2004 và Nghị định số 84 ngày 25.5.2007 của Chính phủ có một số điều, khoản quy định có thể đã gây ra những xung đột pháp lý về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, kiến nghị đối với các trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (gọi tắt là “sổ đỏ”).

Nghị định số 181 ngày 29.10.2004Nghị định số 84 ngày 25.5.2007 của Chính phủ có một số điều, khoản quy định có thể đã gây ra những xung đột pháp lý về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, kiến nghị đối với các trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (gọi tắt là “sổ đỏ”).

Điều 42 khoản 3 Nghị định số 181 quy định: “Trường hợp đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ được thực hiện khi có bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân đã được thi hành…”. Theo đó, những khiếu kiện về QSDĐ mà người sử dụng đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ thuộc thẩm quyền của tòa án và chỉ có tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết. Trước khi tòa án thụ lý, giải quyết, việc tranh chấp đó phải qua UBND cấp xã, phường hòa giải nhưng không thành.

Xung đột pháp lý về thẩm quyền giải quyết khiếu kiện trường hợp đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Điều 67 khoản 2, điểm a Nghị định số 84 quy định bãi bỏ Điều 42 khoản 3 Nghị định số 181 nêu trên. Tuy nhiên, Điều 21 Nghị định 84 lại có những nội dung quy định chưa thống nhất, thậm chí còn mâu thuẫn về thẩm quyền, cách thức giải quyết một số trường hợp tranh chấp mà người sử dụng đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Cụ thể, khoản 1 quy định cơ quan đã cấp giấy chứng nhận QSDĐ căn cứ văn bản kết luận của cơ quan thanh tra hoặc cơ quan điều tra, nếu thấy kết luận đó đúng thì có quyền ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đã cấp. Khoản 2 quy định trường hợp chính cơ quan đã cấp giấy chứng nhận QSDĐ phát hiện giấy chứng nhận đã cấp là trái pháp luật thì thông báo bằng văn bản để Thanh tra cùng cấp thẩm tra. Qua thẩm tra, xác định giấy chứng nhận QSDĐ đã cấp trái pháp luật thì cơ quan đã cấp giấy chứng nhận ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đã cấp. Khoản 3 quy định, trường hợp công dân phát hiện giấy chứng nhận đã cấp sai pháp luật có quyền gửi văn bản kiến nghị đên cơ quan đã cấp. Cơ quan đã cấp giấy chứng nhận thực hiện biện pháp như khoản 2 nêu trên để giải quyết kiến nghị của công dân.

Như vậy, cả 3 trường hợp nêu trên đều thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính. Cụ thể là cơ quan đã cấp giấy chứng nhận QSDĐ trái pháp luật; trong đó, cơ quan giúp việc cho cơ quan đã cấp giấy là Thanh tra cùng cấp. Tuy nhiên, khoản 4 Điều 21 Nghị định 84 lại quy định các trường hợp thuộc quy định tại khoản 1, 2 và 3 nêu trên chỉ được thực hiện khi có bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực thi hành (tức là thuộc thẩm quyền của tòa án), trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định số 181. Quy định như vậy vừa mâu thuẫn với quy định tại 3 khoản nêu trên, vừa không lôgích.

Từ khi có Nghị định 84 đến nay, nhận thức và vận dụng pháp luật để xác định thẩm quyền, cách thức giải quyết các tranh chấp về đất mà người sử dụng đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ ở mỗi nơi, mỗi vụ, việc mỗi khác. Tình trạng chuyển đơn vòng quanh giữa cơ quan hành chính với Tòa án làm cho người dân bức xúc, gây mất trật tự xã hội và làm giảm lòng tin của nhân dân đối với pháp luật. Thực tế, tranh chấp liên quan đến việc đã cấp giấy chứng nhận QSDĐ xảy ra nhiều, các cơ quan và công chức Nhà nước không nhận thức thống nhất nên không giải quyết đúng đắn được. Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu, xem xét vấn đề này để sớm có văn bản hướng dẫn hoặc bổ sung, sửa đổi quy định cho thống nhất, giúp cho việc vận dụng pháp luật chính xác và thống nhất trong cả nước.

4. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi diện tích đất thực tế lớn hơn trong giấy tờ ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Thửa đất của gia đình tôi đã được cấp sổ đỏ năm 1992. Mang tên bố tôi. Nay bố tôi đã qua đời. Mẹ tôi muốn làm sổ tách thửa chia cho các con. Gia đình đã đến vpđk đất đai làm thủ tục cấp sổ tách thửa thì được vp hướng dẫn: vp sẽ cung cấp sơ đồ thửa đất (vì diện tích trong sổ đỏ cấp năm 1992 ít hơn thực tế nên gia đình yêu cầu đo đạc lại) để mang đến phòng công chứng làm văn bản thừa kế cử một người .

Sau đó quay lại vpđk đất làm sổ đỏ tên một người đại diện, rồi mới tiếp tục làm sổ tách sổ cho các con. Tôi muốn hỏi: 1/ tại sao lại không làm văn bản thừa kế rồi làm sổ tách cho các luôn mà phải qua 2 lần làm sổ. Vp hướng dẫn như thế có đúng không. 2/ có 1 phần diện tích không nằm trong sổ đỏ cấp năm 1992 nhưng phần này vẫn nằm cùng thửa đất, khác số tờ bản đồ, trong sơ đồ vẫn là tên bố tôi. Bây giờ văn phòng đăng ký (vpđk) đất yêu cầu làm sổ riêng phần diện tích này có đúng không ?

Cảm ơn!

Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi diện tích đất thực tế lớn hơn trong giấy tờ ?

:

1. Cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo quy định Khoản 5 Điều 98 quy định:

“5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.

Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này.”

Như vậy, văn phòng hướng dẫn như vậy là đúng với quy định của pháp luật. Do diện tích đất thực tế ít hơn trong giấy tờ nên cần phải tiến hành đo đạc lại và chỉ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng với diện tích đất trên thực tế.

2. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Luật Đất đai:

“Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.”

Vì phần diện tích đất này không nằm trong sổ đỏ được cấp năm 1992 nên VPDK đất yêu cầu làm sổ cho mảnh đất này là đúng. Điều này cũng là nhằm đảm bảo quyền lợi cho gia đình bạn. Tuy nhiên, trong quá trình cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sau khi nộp hồ sơ đăng kí biến động đất đai thì bạn có thể yêu cầu văn phòng đất đai xáp nhập hai phần đất lại với nhau và chỉ cần cấp một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi diện tích đất thực tế lớn hơn trong giấy tờ ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

5. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn ?

Kính gửi công ty tư vấn luật Minh Khuê tôi tên là T hiện cư ngụ tại Lâm Đồng, tôi kính nhờ quý công ty tư vấn cho tôi về đất đai nhà tôi như sau. Nhà tôi vào Lâm Đồng cư ngụ khai hoang mảnh đất hiện đang ở từ năm 1987 đến năm 1997 nhà nước bắt đầu thu thuế đất nhà ở là 400m, đến năm 1999 thực hiện kê khai đất để cấp sổ đỏ nhưng đơn vị thực hiện cấp sổ không đồng ý cấp sổ cho toàn bộ phần đất 400m mà chúng tôi đã nộp thuế với lý do phần đất nhà tôi gần đường dây điện 500kv. (nay là 225kv) vì vậy chỉ cấp cho chúng tôi 143m sổ đỏ, phần còn lại chuyển nộp thuế đất vườn. Trong thời gian đó chúng tôi cũng đã khai khẩn 19m dọc theo đường lộ nhưng tới năm 2016 chúng tôi đồng ý cho xã 7m để xây bưu điện hiện còn 12m phần khai khẩn thêm.

Thứ nhất tôi được biết hiện nay luật đất đai 2013 đã cho phép đất gần, dưới đường dây điện ở lâu dài thì được cấp sổ đỏ nên tôi xin được hỏi vấn đề cấp sổ đỏ cho phần đất chưa có trong sổ và phần 12m khai khẩn thêm.

Thứ hai vì phần đất chưa vô sổ của nhà tôi có giá trị lớn nên một số kẻ đã kết hợp với xã muốn chiếm đất nhà tôi nên bêu xấu là đất có tranh chấp. Hiện nay chúng tôi muốn bán toàn bộ để ra Bắc sống nhưng vì xã làm khó nên không xác nhận cho đất nhà tôi làm thủ tục. Nay tôi muốn nhờ luật sư tư vấn và giúp tôi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chi phí nếu nhờ luật sư thực hiện là bao nhiêu nếu tôi uỷ quyền thực hiện thủ tục cho luật sư ?

Xin chân thành cảm ơn.

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn ?

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, đối với phần đất nằm dưới đường dây điện, theo khoản 1 Điều 157 , phần đất của bạn có thể thuộc đất xây dựng các công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn. Khoản 4 Điều 56 quy định về các trường hợp sử dụng đất xây dựng các công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn như sau:

“4. Tổ chức trực tiếp quản lý công trình có hành lang bảo vệ an toàn có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã và Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình rà soát hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định sau:

a) Trường hợp sử dụng đất có ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình hoặc trường hợp hoạt động của công trình có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người sử dụng đất thì cơ quan có chức năng quản lý nhà nước đối với công trình tiến hành thẩm định mức độ ảnh hưởng, nếu phải thu hồi đất thì đề nghị Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền để quyết định thu hồi đất đó. Người có đất thu hồi được bồi thường, hỗ trợ đối với đất và tài sản gắn liền với đất đã có từ trước khi hành lang an toàn công trình được công bố, tái định cư theo quy định của pháp luật.

Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục. Chủ công trình phải chịu trách nhiệm đối với việc khắc phục đó; nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và người có đất thu hồi được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật;

b) Trường hợp sử dụng đất không thuộc quy định tại Điểm a Khoản này thì người đang sử dụng đất trong hành lang bảo vệ an toàn công trình được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và phải tuân theo các quy định về bảo vệ an toàn công trình;

c) Đất trong hành lang an toàn công trình được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai, trừ trường hợp đã có thông báo thu hồi đất hoặc quyết định thu hồi đất.

Người được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chỉ được sử dụng đất theo quy định tại Điểm b Khoản này.”

Theo đó, nếu phần đất của bạn không thuộc trường hợp sử dụng đất tại Điểm a Khoản này thì bạn có thể được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Điểm c Khoản này. Về điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đât trong trường hợp cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Khoản 2 Điều 101 Luật Đất đai 2013 như sau:

“2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Thứ hai, về vấn đề khó khăn trong thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất do chính quyền địa phương không xác nhận theo quy định trên, bạn có thể thực hiện quyền giám sát của công dân đối với việc quản lý, sử dụng đất đai theo Điều 199 Luật Đất đai 2013 như sau:

“1. Công dân có quyền tự mình hoặc thông qua các tổ chức đại diện thực hiện quyền giám sát và phản ánh các sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.

2. Việc giám sát và phản ánh phải bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật; không được lợi dụng quyền giám sát để khiếu nại, tố cáo không đúng quy định của pháp luật, làm mất trật tự xã hội; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác các thông tin do mình phản ánh.

3. Nội dung giám sát của công dân trong quản lý và sử dụng đất đai:

a) Việc lập, điều chỉnh, công bố, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

b) Việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

c) Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

d) Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

đ) Việc thu, miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế liên quan đến đất đai; định giá đất;

e) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

4. Hình thức giám sát của công dân trong quản lý và sử dụng đất đai:

a) Trực tiếp thực hiện quyền giám sát thông qua việc phản ánh, gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết;

b) Gửi đơn kiến nghị đến các tổ chức đại diện được pháp luật công nhận để các tổ chức này thực hiện việc giám sát.

5. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận được ý kiến của công dân và tổ chức đại diện cho người dân:

a) Kiểm tra, xử lý, trả lời bằng văn bản theo thẩm quyền;

b) Chuyển đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết trong trường hợp không thuộc thẩm quyền;

c) Thông báo kết quả cho tổ chức, cá nhân đã phản ánh.”

Mặt khác, bạn có thể tiến hành khiếu nại đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính về quản lý đất đai theo quy định của pháp luật tại

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

6. Tư vấn về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng hiện trạng sử dụng ?

Xin hỏi Xin giấy phép: năm 1993 bố mẹ tôi li dị được toà sử cho ly hôn phân tài sản gia đình tự chia sau khi chia xong tôi và mẹ cùng anh trai ở trên 1 mảnh đất 4000m2 và căn nhà gỗ đến năm 1994 mẹ tôi đi lấy chồng và ở nhà chồng để lại 2 anh em ở trên mảnh đất nói trên. Đến năm 1998, mẹ tôi và ông dượng về xây nhà ở trên mảnh đất này và năm 2000, mẹ tôi với ông ấy sinh được 1 đứa con trai năm nay 15 tuổi.

Đến năm 2002, tôi lập gia đình và làm nhà ở 1 phần mảnh đất nói trên và mẹ tôi có làm giấy cho đất nhưng giấy tay có chứng nhận của khu trưởng 1500m2. Năm 2010 mẹ tôi làm sổ đỏ làm gộp luôn phần đất của tôi ko tách riêng cho tôi, tôi đã đến UBND huyện để giải quyết nhưng vì đất nằm trong khu quy hoạch sinh thái nên không tách sổ được. Mong luật sư chỉ cho tôi làm cách nào để cấp lại sổ cho đúng hiện trạng tôi đang sử dụng đất. Rất mong luật sư hướng dẫn thủ tục làm đơn gủi cơ quan nào để giải quyết ?

Tôi xin chân thành cám ơn.

Tư vấn về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng hiện trạng sử dụng ?

Luật sư tư vấn:

Điều 188 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2014) cho phép người sử dụng đất được để lại thừa kế quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời thửa đất đó cũng phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Khi đáp ứng được các điều kiện trên, nhưng diện tích đất không đủ diện tích để tách thửa thì bạn cũng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi đó, bạn có thể xin cấp giấy chứng nhận và trên giấy ghi cả tên bạn và tên mẹ bạn, ghi rõ diện tích nào được sử dụng chung, diện tích nào được sử dụng riêng.

Khoản 5 Điều 6 . Hình thức sử dụng được ghi như sau:

a) Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất (một cá nhân hoặc một hộ gia đình, hai vợ chồng, một cộng đồng dân cư, một tổ chức trong nước, một cơ sở tôn giáo, một cá nhân nước ngoài, một người Việt Nam định cư ở nước ngoài,…) thì ghi “Sử dụng riêng” vào mục hình thức sử dụng;

b) Trường hợp toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất thì ghi “Sử dụng chung” vào mục hình thức sử dụng;

c) Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận nhỏ hơn diện tích cả thửa đất và có hình thức sử dụng chung, sử dụng riêng đối với từng loại đất thì lần lượt ghi “Sử dụng riêng” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng riêng kèm theo; ghi “Sử dụng chung” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng chung kèm theo. Ví dụ: “Sử dụng riêng: Đất ở 120m2, đất trồng cây lâu năm 300m2; Sử dụng chung: Đất ở 50m2, đất trồng cây hàng năm 200m2”.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật đất đai –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *