Những trường hợp bị coi là vi phạm bản quyền tác giả về hoạt động kinh doanh trên internet ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hoạt động kinh doanh các nội dung số trên môi trường internet là một trong những vùng đất kinh doanh mầu mỡ và việc xâm phạm, vi phạm bản quyền trên môi trường số cũng rất khó bị kiểm soát theo quy định của pháp luậ thiện nay. Luật sư tư vấn và giải đáp một số quy định pháp lý về bản quyền tác giả:

Mục lục bài viết

1. Hành vi nào bị coi là vi phạm bản quyền tác giả trên internet ?

Xin chào luật sư. Tôi có một trang web giới thiệu về game cho máy tính và một số máy chơi game khác. Các bài viết trên trang web của tôi thường:

1. Được dịch từ bài giới thiệu game trên trang web của chính nhà sản xuất game (tiếng Anh sang tiếng Việt)

2. Dịch và biên soạn lại từ các bài viết khác nhau của các trang web tiếng Anh

3. Dịch và biên soạn lại từ https://en.wikipedia.org, /vi.wikipedia.org

Xin luật sư cho biết như vậy tôi có vi phạm về Sở hữu trí tuệ không? Nếu không, tôi có được xem là chủ sở hữu hợp pháp các bài viết này và có quyền kiện nếu có ai đó copy bài của tôi không?

Rất mong được luật sư giúp đỡ. Trân trọng!

Những trường hợp bị coi là vi phạm bản quyền tác giả về hoạt động kinh doanh trên internet ?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Điều 28, Hành vi xâm phạm quyền tác giả

6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

Khoản 1 điều 25 quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

– Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân (áp dụng đối với các trường hợp nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân không nhằm mục đích thương mại.);

– Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình (Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình);

– Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

– Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

– Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

– Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

– Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

– Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

– Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

– Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

Với các hành vi trên, mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại :

Điều 10. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này

b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc gỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Do vậy, khi bạn sưa tầm, đăng tải tài liệu trên website, bạn cần có sự đồng ý của tác giả và phải trả nhuận bút, thù lao (theo thỏa thuận) để tránh những rắc rối về mặt pháp lý. Ngoài ra, chúng tôi cũng lưu ý bạn một số trường hợp không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.

– Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin;

– Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó;

– Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Như vậy, với những tài liệu trên thì bạn có thể đăng tải mà không vi phạm quyền tác giả.

Và bạn muốn là chủ sở hữu hợp pháp trang website của mình và có quyên kiện ai đó nếu copy bài của bạn thì bạn phải làm thủ tục yêu cầu cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, như sau:

1. Điều kiện cấp phép

a. Là tổ chức, doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật tại Việt Nam;

b. Có đủ phương tiện kỹ thuật, nhân sự, chương trình quản lý phục vụ cho việc thiết lập, cung cấp và quản lý thông tin phù hợp với quy mô hoạt động;

c. Cam kết của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung trang thông tin điện tử và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin điện tử trên Internet.

2. Hồ sơ cấp phép

Hồ sơ cấp phép được lập thành 02 bộ, mỗi bộ hồ sơ gồm có:

a. Đơn đề nghị cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, có nội dung cam kết tuân thủ các quy định về quản lý thông tin điện tử trên Internet

b. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập;

c. Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp;

d. Đề án thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp gồm những nội dung chính sau:

– Mục đích cung cấp thông tin; nội dung thông tin; các chuyên mục; nguồn tin hợp pháp; quy trình xử lý tin, nhân sự, mẫu bản tin trang chủ và các trang chuyên mục chính.

– Loại hình dịch vụ dùng để cung cấp hoặc trao đổi thông tin (website, forum, blog…);

– Biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm cho việc cung cấp và quản lý thông tin;

– Tên miền dự kiến sử dụng.

Đối với Trang tin điện tử tổng hợp, bạn phải xin được giấy thỏa thuận trích dẫn nguồn tin từ cơ quan báo chí, đơn vị được phép đăng, phát thông tin.

2. Quy định về vi phạm bản quyền trong hoạt động xuất bản sách và văn hóa phẩm

Sáng 5-3, lực lượng Công an quận Bình Thạnh (TPHCM ) đã tiến hành khám xét khẩn cấp Công ty ở Q.Bình Thạnh. Tại đây, cùng với các đơn vị thuộc Sở VHTT và DL, Sở TTTT TPHCM, đoàn kiểm tra đã phát hiện hàng chục ngàn thùng sách các loại với số sách lên đến hàng trăm ngàn bản tình nghi vi phạm luật bản quyền trong xuất bản.

Lực lượng kiểm tra đã tiến hành kiểm kê, niêm phong số sách trên đưa về để thẩm định.

Đây là đợt kiểm tra đầu tiên sau khi có quyết định khởi tố vụ án vi phạm bản quyền trong in ấn, kinh doanh sách tại Công ty HM do ông L.V.K làm giám đốc.

Quy định về vi phạm bản quyền trong hoạt động xuất bản sách và văn hóa phẩm

Cuộc kiểm tra nhà in của ông K nói trên là biện pháp mới nhất mà các cơ quan chức năng thực hiện sau hàng loạt những hành vi chống đối của ông Kim với những đoàn kiểm tra trước đó. Gần đây nhất, vào dịp sát tết, ông Kim đã từ chối mở cửa Công ty HM để đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra hành chính cơ sở này. Trước đó, Sở TTTT đã đề nghị phạt hành chính việc vi phạm bản quyền với mức tối đa 500 triệu đồng đối với Công ty HM sau khi phát hiện và thu giữ hơn 35 loại sách có tổng trị giá ước tính lên đến 1,5 tỷ đồng.

Cũng dịp này, NXB Trẻ đã lên tiếng yêu cầu Nhà sách QM (cũng do ông K làm chủ) phải dừng kinh doanh hai tập sách có nhan đề Sống hạnh phúc và kết bạn. Theo NXB Trẻ hai tập sách này đã sao chép gần như hoàn toàn nội dung hai tập đầu trong bộ sách Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi (của tác giả Andrew Matthiews) hiện do NXB Trẻ giữ bản quyền tại Việt Nam.

Hai cuốn Sống hạnh phúcKết bạn do Nhà sách QM và Trung tâm biên soạn dịch thuật sách Sài Gòn thực hiện, giấy phép xuất bản do NXB Đà Nẵng cấp, sách được phát hành vào tháng 12-2009.

– Hai cuốn sách của Nhà sách QM và Saigonbook không sử dụng nguyên văn bản dịch của NXB Trẻ, nhưng có cơ cấu nội dung, mục lục giống hoàn toàn với ấn bản của NXB Trẻ đã phát hành và tái bản nhiều lần. Tác giả Andrew Matthiews đã tự vẽ minh họa cho hai tập sách của mình. Những hình ảnh này đã được NXB Trẻ sử dụng trong các lần xuất bản trước đây, nay cũng xuất hiện y hệt trong hai tập sách của Saigonbook.

Từ năm 2004, NXB Trẻ đã ký hợp đồng với Media Masters PTE Ltd để giữ quyền dịch, in, phát hành bản tiếng Việt sáu tập sách của Andrew Matthiews với tên chung được NXB Trẻ gọi là Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi. Trong đó, hai tập đầu tiên có tên là Being HappyMaking Friends. Hợp đồng này vừa được giám đốc NXB Trẻ tái ký tiếp tục vào tháng 1 năm 2010. Ông Nguyễn Minh Nhựt, giám đốc NXB Trẻ khẳng định. “Hai tập sách do Nhà sách Quỳnh Mai và Saigonbook có dấu hiệu vi phạm tác quyền đối với NXB Trẻ”.

– Vụ việc nhà sách, nhà in của ông K vi phạm bản quyền sách được dư luận chú ý lần đầu tiên khi 6 NXB nước ngoài đồng loạt nêu đích danh Nhà sách QM vi phạm bản quyền hàng trăm tác phẩm của các đơn vị này. Sau đó, ông K đã gây sốc dư luận bằng việc gửi đơn tố cáo với nội dung kỳ lạ như “làm sách không bản quyền là phục vụ cho đất nước”, “các đại diện NXB nước ngoài không được quyền kiện doanh nghiệp trong nước”…

Tiếp theo, khi các đoàn chức năng tiến hành kiểm tra các cơ sở của ông Kim như nhà sách QM, nhà in HM. Ông K đã có hành vi chống đối như chỉ đạo nhân viên tắt đèn, đóng cửa, bỏ trống nhà sách, từ chối hợp tác kiểm tra… Sở TTTT TPHCM đã phải có công văn đề nghị UBND TPHCM có biện pháp cần thiết để ngăn chặn tình trạng chống đối người thi hành công vụ ở các cơ sở của ông K.

(biên tập)

3. Tư vấn việc vi phạm bản quyền âm nhạc và đĩa quang (đĩa CD)

Chúng ta đang sống trong một thế giới của công nghệ hiện đại, với xu thế toàn cầu hoá, mọi hoạt động sáng tạo đã đưa đến sự gia tăng của các loại hình tác phẩm văn học nghệ thuật đa phương tiện. Sự phát triển của các cách thức mới để truyền đạt tác phẩm làm cho nó có thể sẵn sàng phục vụ công chúng ở bất kỳ địa điểm và thời gian nào.

Trong tình hình đó, sự xâm hại cũng bắt nguồn từ kỹ thuật và công nghệ mới. Thách thức của cuộc chiến chống vi phạm bản quyền nói chung, quyền tác giả âm nhạc nói riêng đặt trên vai các chủ thể quyền và nhà chức trách của các quốc gia. Bài viết này đề cập tới bức tranh toàn cảnh về thực trạng vi phạm bản quyền âm nhạc, nhận dạng hành vi vi phạm, lý giải nó bởi các nguyên nhân và đề xuất giải pháp góp phần lập lại trật tự.

Vi phạm bản quyền âm nhạc

Ta có thể nhận dạng hoạt động vi phạm bản quyền âm nhạc trên các loại đĩa là hành vi sao chép không được phép bản ghi âm của chủ thể quyền, bao gồm cả trang trí bìa, nhãn hiệu thương mại hoặc trình bày tương tự như sản phẩm thật, để lừa đảo người tiêu dùng, nhằm mục đích thu lợi. Hành vi định hình, nhân bản và lưu hành các chương trình biểu diễn ca nhạc trực tiếp, gián tiếp, chương trình phát sóng không được phép của người biểu diễn, tổ chức phát sóng, kể cả sao chép điện tử cũng là hành vi vi phạm bản quyền âm nhạc.

Tình trạng vi phạm bản quyền âm nhạc không giới hạn trong phạm vi biên giới quốc gia, mà đã trở thành vấn đề mang tính quốc tế. Từ nhận thức đó, cả thế giới đã có nhiều nỗ lực trong cuộc chiến chống lại tình trạng vi phạm bản quyền âm nhạc và đĩa quang*. Trên 1 tỷ album nhạc vi phạm bản quyền đã được tiêu thụ trên toàn thế giới. Có tới 37% tổng số album nhạc được phát hành vi phạm bản quyền, với giá trị thiệt hại 4,5 tỷ USD. Trong năm 2005, mức vi phạm là 37% với tổng giá trị hàng hoá là 4,6 tỷ USD. Trong năm cả thế giới đã thu 82,1 triệu đĩa, trong đó 7,5 triệu đĩa CD, 4,4 triệu đĩa DVD, 65,5 triệu đĩa CD-R đã ghi, 4,7 triệu đĩa DVD – R đã ghi. Ngoài ra còn tịch thu 78 dây chuyền sản xuất đĩa quang, 48,7 triệu đĩa CD-R trắng, 13,65 triệu đĩa DVD-R trắng, 40.202 ổ ghi CD-R, 10.905 ổ ghi DVD-R. Trong số đĩa thu vì vi phạm bản quyền, 80% có nguồn gốc từ châu Á.

>>

Kinh nghiệm của các quốc gia đã chỉ ra, hành vi sao chép lậu ở mọi chỗ, mọi nơi, từ nhà máy, công sở, địa điểm kinh doanh, đến nhà riêng, trên tàu bè, các phương tiện giao thông trong bất kỳ thời gian nào; vận chuyển chuyên chở trên mọi phương tiện giao thông, kể cả giao thông công cộng như xe Bus. Có trường hợp bọn tội phạm còn thiết kế cả tàu thuỷ chuyên dùng với các container hàng có thể cắt thả hàng vi phạm xuống đáy biển để phi tang khi gặp các nhà chức trách.

Theo IFPI thì nạn vi phạm bản quyền âm nhạc có mối liên hệ với tội phạm có tổ chức. Nguồn thu từ hoạt động vi phạm nuôi dưỡng các hoạt động tội phạm khác, truyền bá văn hoá phản động, đồi truỵ, đâm thuê chém mướn, trốn thuế, tham nhũng và rửa tiền. Có trường hợp bọn tội phạm đã dùng đĩa CD để che giấu heroin.

Nhận dạng đĩa vi phạm bản quyền âm nhạc

Để phân biệt đĩa sao chép trái phép, cần đối chiếu các thông tin về tên nhà sản xuất và tác giả, tác phẩm âm nhạc, tên nghệ sĩ biểu diễn, tên đĩa, danh mục tác phẩm, giấy phép sao chép của tổ chức quản lý tập thể, nhãn hiệu hàng hoá, số của sản phẩm và thông tin về quản lý quyền ©, ®, cùng các cảnh báo về bản quyền. Chúng ta sẽ không thể chỉ nghi ngờ mà có thể khẳng định là đĩa định hình hoặc sao chép bất hợp pháp, khi nó không có nhãn mác, giá thấp, kém chất lượng, có lỗi về chính tả trên nhãn mác, không có mã SID Code nhận dạng nguồn gốc được in trên đĩa bao gồm mã khuôn có ký hiệu IFPI 0776 là mã đăng ký của nhà sản xuất đĩa và mã đăng ký của nhà sản xuất âm nhạc có ký hiệu là LBR.

Nguyên nhân vi phạm bản quyền âm nhạc trên các loại đĩa

Có thể nhận thấy nguyên nhân của tình trạng vi phạm bản quyền âm nhạc từ thiếu nhận thức đúng đắn và đầy đủ, thiếu ý thức chính trị; pháp luật chưa đầy đủ, hình phạt và mức hình phạt thiếu tính giáo dục, răn đe, thiếu quan tâm tới đấu tranh phòng chống tội phạm quyền Sở hữu trí tuệ. Điều quan trọng cần nhận thức đầy đủ để có biện pháp phù hợp đó là lợi nhuận rất hấp dẫn các tổ chức, cá nhân vụ lợi, đặc biệt là các tập đoàn tội phạm. IFPI đặc biệt quan tâm tới nguyên nhân bắt nguồn từ việc sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu bất hợp pháp đĩa quang. Nó được sử dụng cho nhiều nhu cầu khác nhau, trong đó có việc lưu trữ tư liệu cá nhân, hồ sơ tài liệu cơ quan, doanh nghiệp, nhưng nó là bán sản phẩm của các sản phẩm sao chép vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả và quyền liên quan nói riêng. Theo IFPI thì khả năng sản xuất đĩa quang của thế giới là 60 tỷ đĩa, trong khi nhu cầu hợp pháp chỉ cần 20 tỷ đĩa **.

Giải pháp ngăn chặn vi phạm bản quyền âm nhạc

Để khắc phục tình trạng vi phạm trên, không có giải pháp nào là “cây đũa thần”, điều này có nghĩa không có một giải pháp duy nhất đúng, mà phải áp dụng đồng thời nhiều giải pháp khác nhau. Bài viết này chỉ đề cập tới một giải pháp mà thế giới đã áp dụng và khuyến cáo Việt Nam áp dụng. Từ các nguyên nhân trên, yêu cầu đặt ra phải có các quy định để quản lý đĩa quang. Trong các năm qua, nhiều chương trình Hội thảo về vấn đề này đã được tổ chức với sự hợp tác của IFPI, Ban thư ký ASEAN và Cơ quan nhãn hiệu và sáng chế Hoa Kỳ, với sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý và thực thi của Việt Nam. Với sứ mệnh cao cả của mình, IFPI đã đưa ra luật mẫu, đồng thời tư vấn cho các Chính phủ trong việc ban hành Luật quốc gia để quản lý đĩa quang. Hiện nay, tại khu vực châu Á đã có 9 quốc gia, vùng lãnh thổ có văn bản luật quy định về quản lý đĩa quang. Tuỳ theo điều kiện kinh tế – văn hoá – xã hội và truyền thống lập pháp mà các quốc gia và vùng lãnh thổ có hình thức văn bản luật khác nhau. Malaysia, Philippines, Thái Lan, Singapore, Đài Loan thì ban hành Đạo luật. Các quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao, Indonesia cũng có văn bản quy định về vấn đề này.

Tại Việt Nam, với nhận thức tăng cường thúc đy thực thi có hiệu quả trong thực tế về quyền tác giả, quyền liên quan, tiếp thu kinh nghiệm từ các quốc gia, vùng lãnh thổ đi trước và tư vấn của IFPI, việc ban hành văn bản để điều chỉnh các hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh, lưu hành đĩa quang và việc sử dụng đĩa quang để định hình, sao chép tác phẩm thuộc quyền tác giả, cuộc biểu diễn, chương trình ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thuộc quyền liên quan là rất cần thiết. Bộ Văn hoá – Thông tin, nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã đưa vào chương trình và lập Tổ nghiên cứu biên soạn Nghị định trình Thủ tướng Chính phủ ban hành. Tại Đà Lạt, trong các ngày từ 10 đến 11 tháng 8 năm 2007, Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật đã phối hợp với IFPI và Ban quản lý Dự án STAR tổ chức Hội thảo về quản lý đĩa quang. Tham dự có đại diện của các bộ, ngành thuộc Trung ương, các cơ quan quản lý và thực thi. Tại Hội thảo, đại diện Tổ nghiên cứu soạn thảo Nghị định đã giới thiệu những nội dung chính của Dự thảo lần thứ nhất để lấy ý kiến. Công việc quan trọng này đang được tiếp tục thực hiện với mong muốn nhận được sự ủng hộ và góp ý của các tổ chức và cá nhân./.

Theo TS. Vũ Mạnh Chu (Theo tài liệu của IFPI)

————————————–

(*) Đĩa quang: là bất kỳ phương tiện hoặc dụng cụ nào, trừ phần sản xuất, mà trên đó dữ liệu dưới dạng số hóa, có thể đọc được bằng một thiết bị quét quang học sử dụng một nguồn sáng có mật độ năng lượng cao, ví dụ như tia laze, được lưu trữ hoặc có thể được lưu trữ, bao gồm tất cả các dạng thức về đĩa quang liệt kê dưới đây:

Các loại đĩa quang bao gồm, nhưng không hạn chế trong các loại sau:

CD: đĩa compact

CD-DA: đĩa compact âm thanh kỹ thuật số

CD-I: đĩa compact tương tác

CD-P: đĩa compact ảnh

CD-ROM: bộ nhớ chỉ đọc ra dùng đĩa compact

CD-R: đĩa Compact ghi được

CD-RW: đĩa compact ghi lại được

CD-WO: đĩa compact ghi một lần

DVD: đĩa đa dụng kỹ thuật số

DVD-RAM: bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên đĩa đa dụng kỹ thuật số

DVD-ROM: bộ nhớ chỉ đọc ra dùng đĩa đa dụng kỹ thuật số

LD: đĩa laze

MD: đĩa mini

VCD: đĩa compact video

CVD: đĩa video Trung Quốc

SVCD: đĩa compact siêu video

SACD: đĩa compact siêu âm thanh

(**) Khả năng sản xuất và nhu cầu sử dụng đĩa quang tại Châu Á:

Lãnh thổ

Khả năng sản xuất

Nhu cầu sử dụng

Dư thừa

Đài Loan

7.900.000.000

270.000.000

7.630.000.000

Trung Quốc

4.900.000.000

1.100.000.000

3.800.000.000

Hồng Kông

2.500.000.000

140.000.000

2.360.000.000

Ấn Độ

1.900.000.000

400.000.000

1.500.000.000

Malaysia

1.860.000.000

60.000.000

1.800.000.000

Singapore

620.000.000

60.000.000

560.000.000

Thái Lan

570.000.000

27.000.000

543.000.000

Nguồn: Cục Bản Quyền tác giả

(: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuệ: 0986.386.648

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *