Những tranh chấp nhãn hiệu, vi phạm quyền Sở hữu Trí tuệ ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa luôn tiềm ẩn trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Luật sư của Công ty luật DV Xingiayphepphân tích một số tranh chấp phổ biến và hướng dẫn cách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp:

Mục lục bài viết

1. Cách giải quyết tranh chấp nhãn hiệu, vi phạm quyền Sở hữu Trí tuệ

Tại tỉnh Nam Định, trong một vài năm trở lại đây các tranh chấp về sở hữu trí tuệ đã tăng cao nhằm giải đáp thắc mắc của người dân trên địa bàn Đài phát thanh truyền hình tỉnh Nam định đã có cuộc phỏng vấn với luật sư Lê Minh Trường về vấn đề này:

Những tranh chấp nhãn hiệu, vi phạm quyền Sở hữu Trí tuệ ?

PV: Thưa luật sư, Luật sư có thể đưa ra những vụ tranh chấp điển hình trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trong thời gian qua?

Luật sư Lê Minh Trường trả lời:

Có thể lấy vụ kiện giữa nguyên đơn là Công ty Foremost Việt Nam (sau đây viết tắt là Công ty Foremost) và bị đơn là Công ty TNHH công nghiệp Trường Sinh (sau đây viết tắt là Công ty Trường Sinh) làm một ví dụ:

Công ty Foremost là công ty chuyên sản xuất các loại sữa, trong đó có sản phẩm sữa đặc có đường mang nhãn hiệu “Trường Sinh”. Ngày 11-12-1996 Công ty Foremost đó đăng ký nhãn hiệu “Trường Sinh” tại Cục Sở hữu trí tuệ và tháng 6-1998 đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa bảo hộ cho nhãn hiệu “Trường Sinh”. Cuối năm 1998, Công ty Foremost phát hiện trên thị trường có sản phẩm sữa đậu nành do xưởng Trung Thực (nay là công ty TNHH công nghiệp Trường Sinh) sản xuất cũng mang nhãn hiệu “Trường Sinh”. Công ty Foremost cho rằng, sự xuất hiện của sản phẩm sữa đậu nành “Trường Sinh” trên thị trường đã làm giảm uy tín, giảm doanh thu sản phẩm bán ra trên thị trường vì đã gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Công ty Foremost đã tiến hành khởi kiện Công ty Trường Sinh ra Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu Công ty Trường Sinh chấm dứt ngay hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa “Trường Sinh” và bồi thường thiệt hại do bị xâm phạm quyền. Công ty Trường Sinh đã đưa ra các lý lẽ phản đối và khẳng định đây là hai sản phẩm không cùng nhóm, cho nên không thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Sự trùng hợp về tên gọi “Trường Sinh” chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, không thể làm phương hại đến Công ty Foremost, và không thể gây thiệt hại. Tòa án đã lấy ý kiến của Bộ Thương mại, Bộ Y tế và Cục SHTT. Theo quan điểm của Bộ Thương mại thì đối chiếu với danh mục của Bộ Thương mại, sản phẩm sữa đặc có đường của Foremost thuộc nhóm 29, còn sản phẩm sữa đậu nành Trường Sinh thuộc nhóm 32, do đó, đây là hai sản phẩm không cùng nhóm và không có sự xâm phạm (Công văn số 2275/BTM-QLCL ngày 13-6-2002 của Bộ Thương mại). Theo quan điểm của Bộ Y tế thì đây là hai sản phẩm có chất lượng dinh dưỡng khác nhau, tuy nhiên có vi phạm hay không thì thuộc thẩm quyền kết luận của Cục SHTT. Còn Cục SHTT cho biết đã từ chối cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa đối với nhãn hiệu “Sữa đậu nành cao cấp Trường Sinh” của Công ty Trường Sinh ở thời điểm năm 1998 và sau khi Công ty Foremost có đơn gửi Cục SHTT về việc Công ty Trường Sinh đã xâm phạm quyền được bảo hộ của mình, Cục SHTT đã hai lần gửi văn bản yêu cầu Công ty Trường Sinh chấm dứt ngay việc sử dụng nhãn hiệu “Trường Sinh” cho sản phẩm sữa đậu nành. Cục SHTT cũng đã gửi công văn số 27 ngày 13-01-2000 cho Tòa án để khẳng định rõ về hành vi xâm phạm quyền được bảo hộ của Công ty Foremost.

PV: Luật sư cho biết cần làm gì để khắc phục trình trạng tranh chấp hoặc xâm phạm quyền sở hữu trong cộng đồng dân cư?

Luật sư Lê Minh Trường trả lời:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ và xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ cho phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu thực tế hiện nay. Hiện nay, các quy định về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn các điểm yếu, dẫn đến hiệu quả thực thi còn hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ. Đây là một trong những bất lợi của Việt Nam trong tiến trình hội nhập thương mại quốc tế.

Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, động viên và phát huy sức mạnh toàn dân tích cực tham gia phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ, đưa nội dung giáo dục vào nhà trường, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về sở hữu trí tuệ trong các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể, đồng thời kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền. Từ đó xây dựng ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm.

Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và chủ sở hữu, thông qua các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện tội phạm, kiên quyết xử lý đúng pháp luật, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để toàn dân được biết. Nâng cao hơn nữa vai trò của tòa án trong việc xét xử nghiêm minh các hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, tổ chức xây dựng lực lượng chuyên trách về sở hữu trí tuệ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường cơ sở vất chất kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Các doanh nghiệp, chủ sở hữu tài sản trí tuệ, bên cạnh việc đăng ký bảo hộ và trông chờ sự bảo hộ của luật pháp, để hạn chế ở mức thấp nhất tài sản trí tuệ bị xâm phạm, nên có một hệ thống nhân sự và kỹ thuật chuyên bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Những doanh nghiệp có uy tín trên thế giới đều rất coi trọng vấn đề thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, hàng hóa để bảo vệ quyền lợi của chính mình và quyền lợi của cộng đồng. Ngay tại Việt Nam, việc Công ty Unilever đã thành lập “đội ACF” với chức năng là chuyên bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ các nhãn hàng của Công ty trên cơ sở chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng, là một kinh nghiệm tốt.

Thứ tư, tiếp tục tăng cường vai trò quản lý và điều hành của nhà nước, sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích sản xuất hàng hoá trong nước đủ sức cạnh tranh đối với hàng hóa ngoại, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng; hạn chế lạm phát và giảm tỉ lệ thất nghiệp.

Thứ năm, mở rộng hợp tác quốc tế, tham gia xây dựng lực lượng cảnh sát chuyên trách chống tội phạm đặt trụ sở tại một số quốc gia trong khu vực nhằm phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về xâm phạm sở hữu trí tuệ.

PV: Luật sư cho biết những tổn hại về mặt kinh tế cũng như thương hiệu khi phát sinh tranh chấp hoặc có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

Luật sư Lê Minh Trường trả lời: Theo quy định tại khoản 6 Điều 203 , thì: “trong trường hợp có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì nguyên đơn phải chứng minh thiệt hại thực tế đã xẩy ra và nêu căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 205 của Luật Sở hữu trí tuệ”.

Thiệt hại được xác định theo quy định tại Điều 204 , gồm có:

i) thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại;

ii) thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng.

iii) Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể Quyền sở hữu công nghiệp phải chịu do hành vi xâm phạm Quyền sở hữu trí tuệ gây ra.

PV: Luật sư có lời khuyên nào với doanh nghiệp, cá nhân tại tỉnh NĐ khi phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

Luật sư Lê Minh Trường trả lời: Khi Quyền sở hữu công nghiệp bị xâm phạm, trước hết các chủ thể Quyền sở hữu công nghiệp phải tự bảo vệ, theo đó, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có thể lựa chọn nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình như:

+ Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

+ Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

+ Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Đối với một số đối tượng như: tên thương mại, chỉ dẫn địa lý thì các hành vi xâm phạm không chỉ tác động đến các chủ thể Quyền sở hữu công nghiệp mà còn ảnh hưởng đến người tiêu dùng và xã hội, do vậy khi tổ chức cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm Quyền sở hữu công nghiệp hoặc phát hiện hành vi xâm phạm Quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội thì cũng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm theo quy định của pháp luật.

Trong số các biện pháp bảo vệ nêu trên, biện pháp khởi kiện ra tòa án để giải quyết bằng thủ tục dân sự đáng được coi trọng. Đây là biện pháp được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể Quyền sở hữu công nghiệp hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.

2. Phân biệt khái niệm “Thương hiệu” và “Nhãn hiệu”

Thực tế thì “thương hiệu” đang được dùng rất rộng rãi và khi dùng thuật ngữ này, những người dùng cũng hoàn toàn không có ý định để thay thế cho thuật ngữ “nhãn hiệu hàng hoá” vốn đã và đang hiện diện trong các văn bản pháp lý.

Phân biệt

Nhận diện về thương hiệu

Thời gian qua, mặc dù đã có rất nhiều những trao đổi và tranh luận trên các diễn đàn khác nhau về thuật ngữ thương hiệu, nhưng xem ra dường như vẫn chưa có được một cách hiểu thống nhất về thuật ngữ này. Nhiều người vẫn cho rằng việc sử dụng thuật ngữ thương hiệu chỉ là cách nói “dân dã”, còn chính thức phải gọi là nhãn hiệu hàng hoá. Có ý kiến cho rằng, chỉ nên sử dụng những thuật ngữ đã được chuẩn hoá (trong trường hợp này là nhãn hiệu hàng hoá, vì nó hiện diện trong các văn bản pháp luật của Việt Nam). Theo chúng tôi, cách hiểu như vậy cũng chưa hẳn là hoàn toàn đúng. Thực tế thì “thương hiệu” đang được dùng rất rộng rãi và khi dùng thuật ngữ này, những người dùng cũng hoàn toàn không có ý định để thay thế cho thuật ngữ “nhãn hiệu hàng hoá” vốn đã và đang hiện diện trong các văn bản pháp lý. Và như thế, có thể hiểu rằng đang tồn tại đồng thời cả thuật ngữ nhãn hiệu hàng hoá và thương hiệu. Chia sẻ phần nào với TS. Bùi Hữu Đạo (tác giả bài Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp – Báo Thương mại số 31, 32, 33 ngày 19, 22, 26/4/2005), mặc dù còn đôi chỗ chưa nhất trí trong cách tiếp cận về thương hiệu của tiến sỹ và trên cơ sở phân tích các quan niệm khác nhau, theo chúng tôi, thương hiệu là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cơ sở này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của cơ sở khác; là hình tượng về một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc về một loại hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí khách hàng. Các dấu hiệu trong thương hiệu có thể là các chữ cái, con số, hình vẽ, hình tượng, sự thể hiện của màu sắc, âm thanh… hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó; dấu hiệu cũng có thể là sự cá biệt, đặc sắc của bao bì và đách đóng gói hàng hoá. Song, vấn đề quan trọng mà những người sử dụng thuật ngữ thương hiệu muốn đề cập đến chính là hình tượng của sản phẩm và doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Có được những dấu hiệu để phân biệt sản phẩm không khó, nhưng đưa hình ảnh của sản phẩm đó đến với người tiêu dùng và cố định hình ảnh đó trong tâm trí của họ là công việc khó khăn gấp bội.

Trở lại với vấn đề sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa, có thể hình dung như sau:

Thứ nhất: Nếu chỉ xét đơn thuần về khía cạnh vật chất, nghĩa là nhìn nhận dựa vào tên gọi, logo thì nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu rất khó phân biệt, nếu không muốn nói là một. Tất nhiên, ở đây cũng có thể tìm ra sự khác biệt, đó là khi nói đến thương hiệu người ta thường nói đến cả khẩu hiệu, nhạc hiệu mà điều này gần như không được đề cập đến trong nhãn hiệu hàng hoá. Nghĩa là, chúng ta có thể chỉ nghe nói đến “Nâng niu bàn chân Việt” là đã nghĩ ngay đến Biti’s.

Thứ hai: Thuật ngữ thương hiệu và nhãn hiệu là hai thuật ngữ được dùng trong những ngữ cảnh khác nhau. Ở góc độ pháp lý, sử dụng thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa là đúng như trong các quy định của luật pháp Việt Nam, nhưng ở góc độ quản trị doanh nghiệp và marketing thì người ta thường dùng thuật ngữ thương hiệu. Trong tiếng Anh, 2 thuật ngữ Brand và Trademark cũng tồn tại song song và người ta cũng dùng trong những ngữ cảnh tương ứng như vậy. Thực tế, trong các tài liệu của nước ngoài, chúng ta thường gặp các cụm từ “Building Brand”, “Brand Strategy”; “Brand Image”; “Brand Vision”; “Brand Manager”… mà hiểu theo cách của chúng tôi là “Xây dựng thương hiệu”; “Chiến lược thương hiệu”; “Hình ảnh thương hiệu”; “Tầm nhìn thương hiệu”; “Quản trị thương hiệu”. Trong khi đó thuật ngữ “Trademark” lại chỉ gặp khi nói về vấn đề đăng ký bảo hộ hoặc trong các văn bản pháp lý (chẳng hạn registered trademarks), mà không gặp các cụm từ tương ứng là “Building trademark”; “Trademark Manager”; “Trademark Vision”. Đến đây lại gặp phải một khúc mắc về dịch thuật? Đó là, Brand trong nguyên nghĩa từ tiếng Anh là nhãn hiệu, dấu hiệu; còn Trademar có thể được dịch là dấu hiệu thương mại? Tuy nhiên, với quan điểm của mình, các nội dung được trình bày trong bài viết này hướng vào thuật ngữ Brand, mà vẫn theo chúng tôi, hiện nay tại Việt Nam đang được nhiều người hiểu là thương hiệu. Như vậy thì sự tranh cãi về thuật ngữ thương hiệu và nhãn hiệu vẫn chưa ngã ngũ, mà chủ yếu là do cách tiếp cận từ những góc độ khác nhau của vấn đề.

Thứ ba: Cũng có thể phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu hàng hoá trên một số khía cạnh cụ thể như sau:

– Nói đến thương hiệu không chỉ là nói đến các dấu hiệu như trong nhãn hiệu hàng hoá mà quan trọng hơn là nói đến hình tượng về hàng hoá trong tâm trí người tiêu dùng. Nó thật sự trừu tượng và vì thế đã có người gọi thương hiệu là phần hồn còn nhãn hiệu hàng hoá là phần xác.

– Nhãn hiệu được tạo ra chỉ trong thời gian đôi khi là rất ngắn, trong khi để tạo dựng được một thương hiệu (tạo dựng hình ảnh về hàng hoá, dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng) đôi khi là cả cuộc đời của doanh nhân.

– Thương hiệu nổi tiếng sẽ tồn tại mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu hàng hoá thì chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định (thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa thường là 10 năm và có thể được kéo dài bằng việc gia hạn).

– Nhãn hiệu hàng hoá được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan:

3. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu

Nhãn hiệu chính là một trong những căn cứ để nhận diện hàng hóa, dịch vụ. Nhãn hiệu đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng. Với những nhãn hiệu nổi tiếng, được nhiều người biết đến thì hành vi xâm phạm càng dễ xảy ra. Chính bởi vậy cần phải có hoạt động bảo hộ nhãn hiệu để bảo vệ quyền lợi của chủ nhãn hiệu cũng như bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.

Muốn được bảo hộ, nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện chung như:

a) Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

b) Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Và pháp luật cũng quy định rõ các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu tại Điều 73 (). Các dấu hiệu đó bao gồm:

a) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

b) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

c) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

d) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu hiệu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng lý các dấu đó làm dấu hiệu chứng nhận;

đ) Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, giá trị hoặc xác đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.

Yếu tố gây nhầm lẫn ở đây được xác định thông qua các tiêu chí:

– Nhầm lẫn về mặt cấu trúc;

– Nhầm lẫn về mặt phát âm;

– Nhầm lẫn về mặt nội dung và ý nghĩa.

Sau khi xem xét nhãn hiệu không thuộc các trường hợp trên thì nhãn hiệu có yêu cầu được bảo hộ sẽ tuân theo quy trình, thủ tục pháp luật quy định để được công nhận bảo hộ.

4. Cách đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu đối với sản phẩm sữa

Ngày nay, vấn đề bảo hộ thương hiệu luôn là vấn đề được các doanh nghiệp chú trọng và quan tâm ngay từ quá trình đưa sản phẩm ra thị trường. Là một trong những đơn vị hiểu và quan tâm đến phát triển thương hiệu, Công ty TNHH phát triển Toàn Cầu Xanh đã lựa chọn Công ty Luật TNHH Minh Khuê đăng ký bảo hộ nhãn hiệu BONJOUR VIETNAM – một sản phẩm mà công ty đưa ra thị trường.

Mẫu nhãn hiệu:

đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu BONJOUR VIETNAM

Nhóm sản phẩm dịch vụ:

Nhóm 29: Sữa giàu anbumin; sữa; đồ uống làm từ sữa (sữa là chủ yếu); sản phẩm sữa; sữa khuấy, sữa đông

Thông tin chủ đơn:

Công ty Trách nhiệm hữu hạn phát triển Toàn Cầu Xanh

Địa chỉ: 491/47 Lê Quang Định, Phường 1, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Thông tin đơn đăng ký nhãn hiệu:

Số đơn: 4-2014-04488

Ngày nộp đơn: 10/03/2014

Ngày chấp nhận đơn hợp lệ: 10/04/2014

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam vui lòng liên hệ trực tiếp với Chúng tôi để được tư vấn!

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuệ:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Sở hữu Trí tuệ –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *