Những quy định của pháp luật dành cho công ty cổ phần?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn pháp luật doanh nghiệp về công ty cổ phần và những vướng mắc có liên quan:

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.

Quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân

.

2. Luật sư tư vấn:

E chào luật sư! E có một câu hỏi về việc chuyên nhượng bán cổ phần trong công ty. Mong Luật sư tư vấn giúp e ak! Công ty E đang có một Chú làm KTT sắp nghỉ việc. Chú muốn bán số cổ phần mà trước đây Chú mua của Công ty cho một người khác. Vậy phía Công ty sẽ phải thu các khoản tiền phí , thuế gì từ việc chuyển nhượng CP trên hay không ? E đang không biết có tính thuế TNCN của người chuyển nhượng ko ? vì trước giờ chỉ thu mỗi khoản phí làm thủ tục chuyển nhượng 0.1% thôi. Mong Luật sư tư vấn giúp E Chân thành cảm ơn !

 Đối với việc tính thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng cổ phần

Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 08 năm 2013 của Bộ tài chính về hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân. Khoản 4 Điều 2 quy định về thu nhập từ chuyển nhượng vốn phải chịu thuế bao gồm:

“ 4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, , hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.

b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.”

Khoản 1 Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC cũng quy định cụ thể về căn cứ như sau:

1. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp

Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp là thu nhập tính thuế và .

a) Thu nhập tính thuế: thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ giá mua của phần vốn chuyển nhượng và các liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.

Trường hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng ngoại tệ, cá nhân chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng và giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định bằng đồng ngoại tệ. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng Việt Nam, cá nhân chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng phải được xác định bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm chuyển nhượng.

a.1) Giá chuyển nhượng

Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn.

 Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

a.2) Giá mua

Giá mua của phần vốn chuyển nhượng là trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng vốn.

Trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng bao gồm: trị giá phần vốn góp thành lập doanh nghiệp, trị giá phần vốn của các lần góp bổ sung, trị giá phần vốn do mua lại, trị giá phần vốn từ lợi tức ghi tăng vốn. Cụ thể như sau:

a.2.1) Đối với phần vốn góp thành lập doanh nghiệp là trị giá phần vốn tại thời điểm góp vốn. Trị giá vốn góp được xác định trên cơ sở sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ.

a.2.2) Đối với phần vốn góp bổ sung là trị giá phần vốn góp bổ sung tại thời điểm góp vốn bổ sung. Trị giá vốn góp bổ sung được xác định trên cơ sở sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ.

a.2.3) Đối với phần vốn do mua lại là giá trị phần vốn đó tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp. Trường hợp hợp đồng mua lại phần vốn góp không có giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá mua theo pháp luật về quản lý thuế .

a.2.4) Đối với phần vốn từ lợi tức ghi tăng vốn là giá trị lợi tức ghi tăng vốn.

a.3) Các chi phí liên quan được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của hoạt động chuyển nhượng vốn là những chi phí hợp lý thực tế phát sinh liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn, có hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định, cụ thể như sau:

a.3.1) Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng.

a.3.2) Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách khi làm thủ tục chuyển nhượng.

a.3.3) Các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng vốn.

b) Thuế suất

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.

c) Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm có hiệu lực. Riêng đối với trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.

d) Cách tính thuế

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

×

Thuế suất 20%

Trường hợp này của chị là hoạt động chuyển nhượng cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần thuộc trường hợp phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.

Trường hợp của chị không thuộc diện được miễn thuế theo quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC và cũng không thuộc trường hợp được giảm thuế theo quy định tại Điều 5 Luật thuế Thu nhập cá nhân, Điều 5 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, Điều 4 Thông tư 111/2013/NĐ-CP.

đơn vị tôi là trung tâm nước sạch và vsmtnt trực thuộc sở ntptnt muốn cổ phần hóa thì theo quy đinhnaof

Nghị định 24/2014/NĐ-CP có quy định như sau

Điều 3. Vị trí và chức năng của sở

Sở là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy, đơn vị của bạn muốn cổ phần hóa thì sẽ theo quyết định số 22/2015/QĐ-TTg

Dưới đây là link văn bản, mời bạn xem qua: 

Kính gửi luật sư, Luật sư vui lòng cho em xin mẫu giấy chứng nhận góp vốn của công ty cổ phần được không ạ? Trân trọng cảm ơn,

Với vấn đề của bạn mời bạn tham khảo bài viết dưới đây:

Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi là viên chức(công tác trong đơn vị sự nghiệp có thu), là đảng viên tôi có được tham gia đầu tư góp vốn tại công ty cổ phần không ? Trong trường hợp công ty văn phòng, chi nhánh ở ngoài tỉnh ( tỉnh khác nơi đăng ký kd) tôi có được đứng đại diện văn phòng hay giám đốc chi nhanh ? Khi công ty mở chi nhánh thì chi nhánh có con dấu và hoá đơn giá trị gia tăng không ? Thủ tục và các giấy tờ cần thiết để mở chi nhánh của công ty cổ phần gồm những gì ? Xin trân trọng cảm ơn luật sư! Đã gửi từ iPhone của tôi

Thứ nhất, việc góp vốn tại công ty cổ phần:

Theo quy định tại điều 18 Luật Doanh Nghiệp 2014 thì:

Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hoặc bị ; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

4. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình theo điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:

a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;

b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.

Liên quan đến hoạt động Kinh doanh của cán bộ, công chức và viên chức thì tại Điều 37 Luật phòng, chống tham nhũng cũng quy định cán bộ, công chức và viên chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

Ngoài ra, tại khoản 3, Điều 14 Luật Viên Chức năm 2010 cũng quy định Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định: “Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác”. 

Như vậy, bạn không được là đại diện hay giám đốc văn phồng đại diện. Bạn được góp vốn vào công ty cổ phần nhưng chỉ với tư cách là cổ đông (không được tham gia Hội đồng quản trị vì thành viên Hội đồng quản trị là người quản lý doanh nghiệp.

Thứ hai, về con dấu và hóa đơn GTGT

Điều 84. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân

1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.

2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.

3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.

4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.

5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.

6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.

Theo đó, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền.

Mặt khác, theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 thì:

Điều 45. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo nội dung quy định nêu trên thì chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc trụ sở chính, được thành lập hợp pháp và có con dấu và tài khoản riêng nhưng chưa độc lập hoàn toàn về tài sản cũng phải nhân danh trụ sở chính thực hiện các quan hệ pháp luật chứ không nhân danh bản thân chi nhánh đó.

Về hóa đơn GTGT còn phụ thuộc vào việc chi nhánh đó hoạch toán phụ thuộc hay độc lập.

Thứ ba, về thủ tục và các giấy tờ cần thiết để mở chi nhánh của công ty cổ phần:

Hồ sơ thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần

  • Thông báo lập Chi nhánh (theo mẫu);
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Bản sao Điều lệ công ty đúng theo hồ sơ thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần;
  • Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh;
  • Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
  • Đối với chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu chi nhánh.
  • Nếu chi nhánh được lập tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì doanh nghiệp không phải nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bản sao Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký hoạt động.
  • Bản kê khai thông tin đăng ký thuế theo thủ tục thành lập công ty cổ phần(theo mẫu);
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh

 Quy trình thành lập chi nhánh công ty cổ phần

Bước 1. Nộp hồ sơ:

  • Công ty nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký kinh doanh tại Bộ phận một cửa liên thông về Đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đặt tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:

  • Cán bộ tại bộ phận một cửa liên thông kiểm tra đầu mục hồ sơ và một số nội dung cần thiết trong hồ sơ. Nếu đủ điều kiện tiếp nhận hồ sơ thì lập Giấy biên nhận (gồm 02 bản), một bản giao cho người nộp hồ sơ, một bản được luân chuyển cùng hồ sơ để giải quyết việc đăng ký kinh doanh.

Bước 3. Trả kết quả:

  • Người đứng đầu chi nhánh nộp lại Giấy biên nhận và nhận kết quả tại bộ phận một cửa liên thông đặt tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

    Công ty em là Công Ty cổ Phần. Mới hoàn tất thủ tục chuyển nhượng cổ phần. Gía trị cổ phần là 50.000.000.000 đồng. Gía chuyển nhượng 50.000.000.000 đồng, không phát sinh chênh lệnh thu nhập, người thân trong gia đình chuyển nhượng cho nhau. Vậy cá nhân chuyển nhượng có phải nộp thuế TNCN hay không.

Điều 4. Thu nhập được miễn thuế

1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

Trường hợp của bạn thuộc diện được miễn thuế theo quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với    để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật – Công ty Xin giấy phép.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *