Những điều cần biết khi mua hàng trả góp và vay tín chấp trả góp hiện nay theo quy định pháp luật

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Em đang có ý định mua điện thoại trả góp và bạn em muốn mua xe máy trả góp nhưng không rõ về các quy định pháp luật về hoạt động này, vì thực tế em nghe mua hàng trả góp sau này không có khả năng chi trả sẽ rất phiền phức. xin luật sư tư vấn giúp em về nội dung này. Xin chân thành cảm ơn luật sư

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của

>> 

 

Trả lời:Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Luật sư tư vấn pháp lý của công ty Xin giấy phép, sau thời gian nghiên cứu nội dung câu hỏi của bạn cùng các quy định pháp luật hiện hành có liên quan Luật sư xin trả lời bạn như sau:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:

     Hiện nay để một cá nhân sở hữu một chiếc smart phone đời mới, một chiếc xe máy đắt tiền hay cả những tài sản có giá trị lớn như ô tô, nhà chung cư…là điều không khó bởi có nhiều hình thức mua hàng đơn giản, thủ tục nhanh chóng như mua trả góp, vay tiền tín dụng để mua tài sản. Thế nhưng không nhiều người dân có thể hiểu rõ về các loại hình mua trả góp và vay tiền tín dụng theo dạng tín chấp để mua tài sản. Thực chất hai hoạt động này là cùng một dạng giao dịch tín chấp, tức là không cần tài sản thế chấp mà chỉ căn cứ vào thông tin cá nhân và thông tin về công việc… của người có nhu cầu mua hàng.

     Thực tế ở thời điểm hiện tại đâu đâu cũng có quảng cáo và hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ đều áp dụng hình thức mua hàng trả góp thông qua các đơn vị cho . Hoạt động mua hàng trả góp hay vay tiền tín chấp đều thực hiện thanh toán hàng tháng theo thời gian giao kết giữa hai bên theo thời gian cố định như 06 tháng, 12 tháng và có thể kéo dài hơn. Tùy từng loại mặt hàng mà có thể có lãi suất hoặc không có lãi suất và lãi suất nếu có cũng khác nhau tùy từng đơn vị cho vay. Việc các đơn vị bán lẻ hay các tổ chức tín dụng cho trả góp thu hút rất đông người tiêu dùng lựa chọn nhưng ít ai có thể lường được hậu quả từ việc mua hàng trả góp và vay trả góp nếu không có khả năng thanh toán đúng hạn.

      Sau thời gian làm việc được lắng nghe rất nhiều câu hỏi của khách hàng về việc mua trả góp cũng như vay tiền trả góp mà không thanh toán đúng hạn. Người tiêu dùng chỉ có thể biết được về việc chậm trả sẽ phải thanh toán thêm tiền phạt chậm trả cũng như mức lãi liên tục tăng, có thể tăng đột biến mà họ không rõ lý do chứ không lường trước được những phiền toái mà phía đơn vị cho vay gây ra nên trong khuôn khổ bài viết này tôi xin nêu lên một số vấn đề mà người tiêu dùng chia sẻ như: Phía bên cho vay liên tục đòi nợ không kể ngày đêm,có hành vi nhắn tin, gọi điện liên tục và có thái độ không lịch sự, thậm chí là đe dọa người tiêu dùng và cả người thân của họ. Thực tế đã có nhiều khách hàng phản ánh là họ bị nhân viên bên tổ chức tín dụng tung tin lên mạng xã hội nhằm làm xấu đi hình ảnh và nhân thân của họ. Có những tổ chức chuyên thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng đến tận nhà và có hành vi dọa nạt, cưỡng ép thậm chí là xô xát, gây thương tích cho người tiêu dùng. Vậy nên, nếu người tiêu dùng am hiểu pháp luật thì không phải gồng mình chống đối với hoạt động thu hồi nợ mà có thể trình báo cơ quan có thẩm quyền về hành vi sai trái của bên thu hồi nợ để được giải quyết đúng quy định pháp luật.

     Theo quy định pháp luật thì phía bên cho vay tín chấp này hoạt động cho vay đúng với quy định pháp luật, có chăng sai chỉ sai ở khâu thu hồi nợ. Khâu thu hồi nợ thường gây ra bức xúc cho người vay và họ tất nhiên là có hành động phản kháng như cố tình không trả hoặc hoảng sợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú, chính điều này vô tình dẫn người tiêu dùng vi phạm pháp luật hình sự chứ không chỉ dừng lại ở vấn đề dân sự. Căn cứ theo quy định pháp luật thì người tiêu dùng không thanh toán nghĩa vụ nợ hoặc bỏ trốn, trốn tránh nghĩa vụ nợ có thể bị khởi kiện về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì căn cứ theo Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định người nào có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Nếu mọi việc vay trả thuận lợi thì không có vấn đề gì nhưng khi mọi chuyện chẳng may sảy ra thì có thể căn cứ vào hồ sơ người vay chắc chắn có cơ sở để người vay thanh toán nợ thì bên tổ chức tín dụng mới cho vay, nhưng thực tế nếu người vay khai báo các thông tin sai với sự thật về khả năng thanh toán thì bên cho vay có thể khởi kiện về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tình thần đối với người bị hại.”

Hoạt động cho vay và hoạt động vay của người tiêu dùng để tuân theo đúng quy định pháp luật cần chấp hành theo đúng nội dung hợp đồng hai bên đã giao kết và nếu không tuân thủ đúng thì chỉ ở mức độ cho phép theo thỏa thuận của hai bên. Nếu bên vay không thanh toán được đúng quy định thì bên cho vay có thể căn cứ theo luật dân sự để kiện đòi tài sản, trường hợp người vay cố tình không thanh toán thì có thể khởi kiện theo pháp luật hình sự. Phía người tiêu dùng nếu bị thu hồi nợ trái quy định pháp luật thì có thể khởi kiện người thực hiện hành vi trái quy định pháp luật với mình theo đúng quy định pháp luật chứ không nên trốn tránh hoặc chối bỏ nghĩa vụ nợ để không bị vi phạm pháp luật hình sự.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *