Những biện pháp bảo vệ quyền tác giả nào có thể được áp dụng và cơ quan nào có thẩm quyền xử lý ?

Vấn nạn xâm phạm bản quyền tác giả tại Việt Nam đang ở mức báo động cao, trong khi đó các phương án xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả thì chưa thực sự đủ sức răn đe, khả năng thực thi xử lý hành vi xâm phạm còn khá yếu. Luật sư tư vấn và giải đáp thêm:

Mục lục bài viết

1. Làm gì bảo vệ quyền tác giả ?

Xin chào Công ty Xin giấy phép, mong công ty tư vấn giúp tôi sự việc như sau:

Một câu lạc bộ những người yêu điện ảnh trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh đã tự lập một trang web để các thành viên trong câu lạc bộ có thể chia sẻ các bộ phim mới nhất, cũng như trao đổi các ý kiến bình luận về điện ảnh.

Phần lớn các bộ phim được đưa lên trang web này là do các thành viên của câu lạc bộ tự sưu tầm (thường được tải từ nhiều trang mạng xem phim trực tuyến). Các thành viên cũng đồng thời dịch, làm phụ đề cho nhiều bộ phim nước ngoài, các clip ngắn (cắt ra từ phim) để giới thiệu tóm tắt phim. Trang web của câu lạc bộ hoàn toàn hoạt động với mục đích phi thương mại, người xem hay tải phim hoàn toàn miễn phí. Sau một năm hoạt động, câu lạc bộ này bị nhiều Công ty kinh doanh điện ảnh với tư cách là chủ sở hữu đã mua bản quyền chiếu các bộ phim này ở Việt Nam tố cáo đến các cơ quan chức năng là xâm phạm quyền tác giả và yêu cầu câu lạc bộ này chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.

Vậy cho tôi hỏi:

– Việc làm trên có xâm phạm quyền tác giả không?

– Những biện pháp bảo vệ quyền tác giả nào có thể được áp dụng và cơ quan nào có thẩm quyền xử lý?

Xin cảm ơn!

>>

Trả lời

Chào quý khách! cảm ơn quý khách hàng đã gửi câu hỏi về hộp thư tư vấn của chúng tôi, Vấn đề quý khách đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

() có giải thích tại khoản 2- Điều 4 “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình tạo ra hoặc sở hữu”.

Theo đó, các công ty kinh doanh điện ảnh mua lại bản quyền các bộ phim sẽ được coi là chủ sở hữu của tác phẩm điện ảnh đó. Từ đó đưa ra lời tư vấn cho bạn như sau:

– Có xâm phạm quyền tác giả không?

Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả

6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Như vậy, hành vi trên của Câu lạc bộ đã xâm phạm quyền tác giả.

– Các biện pháp được áp dụng và cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm?

+ Các biện pháp được áp dụng:

Điều 199. Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.

2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

+ Cơ quan có thẩm quyền xử lý:

Điều 200. Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Toà án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

2. Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

3. Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

2. Hướng dẫn thủ tục đăng ký quyền tác giả ?

Thưa luật sư tôi có một câu hỏi như sau ạ: Làm sao tôi có thể bảo vệ tác phẩm của tôi là hình ảnh, video và audio, tôi tự tạo ra và muốn bán trên internet. Nhưng tôi không biết làm sao chứng minh sản phẩm đó là của tôi và chỉ tôi mới có quyền bán hay cho ai đó, và tránh ai đó tải về chỉnh sửa rồi quay lại bảo tôi là người sao chép và bị kiện ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thủ tục đăng ký quyền tác giả?.

Trả lời

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho luật Minh Khuê. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ, quyền tác giả là quyền của tổ chức hoặc cá nhân đối với những sản phẩm trí tuệ (như tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, kịch, thơ, tranh, ảnh,…) do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu một cách hợp pháp (có thể hiểu là mua lại).

Như vậy, có thể hiểu “tác giả” chính là tổ chức hoặc cá nhân đã trực tiếp sáng tạo ra những sản phẩm trí tuệ đó.

Các hình ảnh, video, audio… do bạn tạo ra là bản ghi âm, ghi hình thuộc đối tượng của quyền tác giả theo Khoản1 Điều 3 , và đồng thời bạn là tác giả của bản ghi âm, ghi hình do bạn sáng tạo ra.

Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.”

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả hay nói cách khác cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điều 13 luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

” Điều 13. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

1. Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này.

2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Như vậy, bản ghi âm, ghi hình do bạn tạo ra thuộc đối tượng của quyền tác giả, đáp ứng điều kiện bảo hộ quyền tác giả. Để được bảo vệ về mặt pháp lý bạn nên tiến hành đăng ký theo Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:

Điều 49. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

1. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo (sau đây gọi chung là đơn) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

2. Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.”

Đăng ký quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm…Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Vì như đã nói trên, quyền tác giả hiển nhiên phát sinh và xác lập kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức nhất định.

Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lợi hại ở chỗ khi có tranh chấp thì tổ chức, cá nhân nào đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả của mình nữa. (Trừ trường hợp có “ai đó” cũng có chứng cứ ngược lại – tức là cũng có Giấy chứng nhận quyền tác giả đối với chính tác phẩm mà quí vị đã được cấp giấy chứng nhận).

Tại Việt Nam, thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn hợp lệ. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

3. Các quyền tác giả nào không thể chuyển giao ?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ vào Điều 19 và Điều 20 quy định về các quyền tác giả và Khoản 2 Điều 47 quy định về việc chuyển giao quyền tác giả như sau:

Điều 19. Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1. Đặt tên cho tác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Điều 20. Quyền tài sản

1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Khoản 2 Điều 47. Quy định chung về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan

2. Tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.

Theo quy định trên, ngoài quyền công bố tác phẩm thì những quyền nhân thân khác của tác giả như đứng tên trên tác phẩm; được nêu tên khi tác phẩm được công bố không được chuyển quyền sử dụng. Vì vậy, dù bạn là người đặt thiết kế và mua bản thiết kế, bạn chỉ có quyền sử dụng bản thiết kế đó thôi còn nếu bạn muốn đưa tác phẩm tham gia cuộc thi thì phải xin phép kiến trúc sư là tác giả của tác phẩm đó. Về việc đứng tên tác giả, bạn cũng không được quyền đứng tên tác giả ngay cả khi người kiến trúc sư đó đồng ý.

4. Chủ sỡ hữu quyền tác giả có được đề tên mình là tác giả ?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Điều 39, , :

Điều 39. Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả

1. Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Trong trường hợp của bạn là được người khác thuê bạn viết một tác phẩm nghiên cứu , như vậy người đó sẽ là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung 2009.

Mà khoản 3 điều 19 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung 2009 quy định về quyền nhân thân:3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

Hơn nữa Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:

Điều 20. Quyền tài sản

1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.”

Như vậy người thuê bạn viết tác phẩm nghiên cứu khoa học đó là chủ sở hữu quyền tác giả, người đó chỉ có quyền quy định tại Khoản 3 Điều 19 và Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009. Người đó không có quyền đề tên mình là tên tác giả của bài viết. Bởi quyền đứng tên trên tác phẩm là quyền nhân thân của tác giả, và quyền này không thể chuyển giao.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Phòng Sở hữu Trí tuệ – Công ty Xin giấy phép

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *