Nhiệm vụ quyền hạn của công an phường như thế nào ? Thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Công an phường có quyền kiểm tra và xử phạt vi phạm pháp luật giao thông hay không ? Thẩm quyền và mức xử phạt một số lỗi vi phạm giao thông cơ bản hiện nay và một số vướng mắc pháp lý về xử phạt vi phạm lĩnh vực giao thông sẽ được luật sư tư vấn và giải dáp:

Mục lục bài viết

1. Công an phường có quyền xử phạt vi phạm giao thông không ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Em có đi mua hàng, em để xe máy dưới vỉa hè và bị công an phường bắt. Em có xin thì công an phường yêu cầu xuất trình giấy tờ. Vậy em muốn hỏi công an phường có được phép kiểm tra giấy tờ không ? và nếu có phạt thì em bị phạt bao nhiêu tiền ? Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo như sau

Điều 8. Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ

2. Các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng thì phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải thường xuyên thông báo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ về việc tuần tra, kiểm soát của mình, nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.

Điều 9. Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông đường bộ, các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã khi phối hợp tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ

2. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã:

a) Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng;

Hướng dẫn thực hiện Nghị định 27 nói trên, khoản 4 Điều 7 quy định như sau:

Điều 7. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã

3. Trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, , chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.

Như vậy, trước hết cần xem xét Công an phường có thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được phê duyệt hay không (thông thường thì kế hoạch này đã được phê duyệt thường xuyên cho cả năm).

Thứ hai, là cần phải biết Công an phường lập biên bản về hành vi vi phạm cụ thể là gì ?

Nếu việc kiểm soát được thực hiện theo kế hoạch, và biên bản được lập về hành vi “Đỗ xe ở lòng đường trái quy định”, thì câu trả lời cho bạn là:

1. Công an phường có quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong trường hợp của bạn mà không cần phải có sự có mặt của CSGT.

2. Công an phường có quyền xử phạt bạn về hành vi “Đỗ xe ở lòng đường trái quy định”.

Căn cứ theo về xử lý vi phạm hành chính thì bạn bị phạt từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng nếu bạn đỗ xe ở lòng đường gây trở ngại trong việc lưu thông của các phương tiện.

Thưa luật sư, cho em hỏi hôm nay em đi việt trì về đường để đến ngã ba rẽ phải em quên không xin nhan,em bị lặp biên bản và hai chiến sĩ công an bảo em 6ngay nữa tới làm việc sẽ phải nộp phạt 300 nhưng em thấy người ta bảo mức phạt này chỉ là 80 100 nghìn. Xin luật sư chỉ giúp em chân thành cảm ơn

Căn cứ theo khoản 2 điều 6 nghị định số 46/2016/NĐ-CP thì :

2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;

b) Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 3 (ba) xe trở lên;

c) Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;

d) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

đ) Tránh xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;

e) Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

g) Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định;

h) Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe.

Như vậy, trường hợp của bạn khi sang đường mà không có tín hiểu rẽ thì bị xử phạt từ 80.000 đến 100.000 nghìn đồng.

Luật sư cho e hỏi e bị lỗi quá hạn bảo hiểm xe oto tải 1tấn25 thì mức phạt là bao nhiêu ạ.

Căn cứ theo khoản 4 điều 21 nghị định 46/2016 quy định như sau:

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;

b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 06 (sáu) tháng.

Như vậy, trường hợp của bạn sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với : hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Công an giao thông có quyền dừng xe kiểm tra giấy tờ ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Cơ quan công an nào có quyền dừng xe kiểm tra giấy tờ và vi phạm giao thông ? Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định:

Điều 5. Quyền hạn

1. Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.

2. Xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật.

3. Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Như vậy, CSGT có quyền dừng phương tiên đang tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra giấy tờ của phương tiện và người điều khiển phương tiện.

Thưa luật sư, xin hỏi: Sáng nay tôi có đi kiểm định xe ôtô nhưng xe đã qúa hạn kiểm định mấy ngày.lúc đi ngang qua cstt thì bị thổi lại nói là xe hết lưu hành và bị phạt. Vậy ls cho tôi hỏi cstt có dc quyền bắt lỗi như vậy không? Nếu bị phạt là mức phạt bao nhiêu cảm ơn ls.

>> Theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô khi thực hiện hành vi vi phạm: “Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định) hoặc có nhưng đã hết hạn (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)” sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong 01 tháng (quy định tại Điểm c Khoản 4, Điểm a, Khoản 6, Điều 16).

Xin luật sư tư vấn giúp em, khi cảnh sát giao thông mà đánh người dân thì sẽ bị sử phạt như thế nào?em xin cảm ơn ak.

Theo BLHS, Điều 107. Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ

1. Người nào trong khi thi hành công vụ dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Thưa luật sư, xin hỏi: Em mua 1 chiếc ôt tải nhưng không chính chủ thì khi tham gia giao thông csgt có phạt em vì xe không chính chủ không ạ ?

Điểm a khoản 4 Điều 16 Nghị định 171/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe, đăng ký rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc theo quy định.

Thưa luật sư, xin hỏi: Em là sinh viên,em tham gia giao thông ở đường( đường liên thị trấn không phải đườg quốc lộ) bị công an thị trấn cho dừng xe vì tội không có mũ bảo hiểm còn mọi giấy tờ khác điều đầy đủ thì có đúng quỳên hạn của công an thị trấn không ạ? thứ 2 là em đang đi đoạn đường như trên thì bị 2 người đi xe exiter biển số trắng mặc đồ thường có thẻ nghành bắt em dừng xe có được không ạ?

Điều 9 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định:

Điều 9. Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

1. Các trường hợp tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang
a) Hóa trang sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
b) Đấu tranh phòng, chống tội phạm; khi tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông phức tạp.

2. Thẩm quyền quyết định tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang
a) Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.

3. Điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang
a) Phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được người có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này phê duyệt. Nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương pháp thực hiện, lực lượng, phương thức liên lạc, thời gian, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để tuần tra, kiểm soát;
b) Tổ tuần tra, kiểm soát phải bố trí một bộ phận cán bộ trong Tổ để hóa trang (mặc thường phục) thực hiện nhiệm vụ giám sát tình hình trật tự giao thông, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật;
Bộ phận hóa trang và bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai trong một Tổ tuần tra, kiểm soát phải giữ một khoảng cách thích hợp bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật;
c) Nghiêm cấm lạm dụng việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang để sách nhiễu, gây phiền hà, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Việc cảnh sát giao thông được mặc thường phục chỉ được thực hiện trong một số trường hợp cụ thể và phải kết hợp với tuần tra, kiểm soát công khai. Tức là kết hợp với cảnh sát giao thông mặc sắc phục đúng theo quy định chứ không hoạt động độc lập, riêng rẽ. Cảnh sát mặc thường phục không có thẩm quyền được dừng xe và xử lý vi phạm, mà chỉ có lực lượng cảnh sát công khai mới được dừng xe của bạn và xử lý vi phạm theo các quy định của pháp luật.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

3. Công an phường kiểm tra giấy tờ xe khi không mặc quân phục ?

Thưa luật sư, công an không mắc quân phục thì có quyền kiềm tra giấy tờ xe không ạ ? Cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của chúng tôi, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Điều 9. Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang ( )

1. Các trường hợp tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

a) Hóa trang sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;

b) Đấu tranh phòng, chống tội phạm; khi tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông phức tạp.

2. Thẩm quyền quyết định tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

a) Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.

3. Điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

a) Phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được người có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này phê duyệt. Nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương pháp thực hiện, lực lượng, phương thức liên lạc, thời gian, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để tuần tra, kiểm soát;

b) Tổ tuần tra, kiểm soát phải bố trí một bộ phận cán bộ trong Tổ để hóa trang (mặc thường phục) thực hiện nhiệm vụ giám sát tình hình trật tự giao thông, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật;

Bộ phận hóa trang và bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai trong một Tổ tuần tra, kiểm soát phải giữ một khoảng cách thích hợp bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật;

c) Nghiêm cấm lạm dụng việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang để sách nhiễu, gây phiền hà, làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Như vậy, với trường hợp công an mặc quân phục có thẩm quyền kiểm tra khi đang có kế hoạc tuần tra, kiểm tra kết hợp với hóa trang và đúng thẩm quyền theo quy định nêu trên.

Điều 4. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu ( )

1. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu theo quy định tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP là 01 tháng, 02 tháng, 04 tháng và 24 tháng. Cách tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu như sau:

a) Thời hạn được tính theo dương lịch;

b) Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc là thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc là ngày cuối cùng của tháng đó.

Ví dụ: A có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 01 tháng, thì việc xác định thời hạn được tính như sau:

– Trường hợp thời điểm bắt đầu áp dụng tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không phải là ngày cuối cùng của tháng, thì thời hạn kết thúc là ngày tương ứng của tháng kế tiếp, ví dụ ngày 15 tháng 3 (là thời điểm bắt đầu tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 01 tháng) thì thời hạn kết thúc là ngày 15 tháng 4.

– Trường hợp tháng kế tiếp không có ngày cuối cùng tương ứng thì thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng, ví dụ ngày 31 tháng 3 (là thời điểm bắt đầu tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 01 tháng) thì thời hạn kết thúc là ngày 30 tháng 4.

2. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu theo quy định tại Khoản 1 Điều này là ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.

3. Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, giấy phép lái tàu theo quy định tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP nhưng thời hạn sử dụng còn lại của giấy phép lái xe, giấy phép lái tàu đó ít hơn thời hạn bị tước hoặc giấy phép lái xe, giấy phép lái tàu đã hết hạn sử dụng, thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt có áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, giấy phép lái tàu.

4. Trường hợp người điều khiển phương tiện có hành vi vi phạm không xuất trình được giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu mà xuất trình biên bản vi phạm hành chính (đã được người có thẩm quyền lập trước đó) nhưng đã quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm (được ghi trong biên bản vi phạm hành chính) hoặc xuất trình quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đã được người có thẩm quyền ký ban hành trước đó) và trong quyết định này có áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu có thời hạn (đối với loại phương tiện hiện đang được điều khiển để thực hiện hành vi vi phạm mới) nhưng chưa hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu thì:

a) Lập biên bản vi phạm hành chính, trong đó phải ghi tóm tắt nội dung sự việc nêu trên vào mục “Nội dung vi phạm hành chính”, trường hợp không đủ diện tích trống để ghi thì ghi vào mặt sau của biên bản vi phạm hành chính;

b) Ra quyết định xử phạt người điều khiển phương tiện về hành vi vi phạm mới bị phát hiện và hành vi vi phạm không có giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu.

5. Trường hợp người điều khiển phương tiện có hành vi vi phạm không xuất trình được giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu mà xuất trình quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đã được người có thẩm quyền ký ban hành trước đó) và trong quyết định này có áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu có thời hạn (đối với loại phương tiện hiện đang được điều khiển để thực hiện hành vi vi phạm mới) nhưng đã hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu thì:

a) Lập biên bản vi phạm hành chính, trong đó phải ghi tóm tắt nội dung sự việc nêu trên vào mục “Nội dung vi phạm hành chính”, trường hợp không đủ diện tích trống để ghi thì ghi vào mặt sau của biên bản vi phạm hành chính;

b) Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP đối với người điều khiển phương tiện về hành vi vi phạm mới bị phát hiện.

6. Trường hợp người điều khiển phương tiện có hành vi vi phạm không xuất trình được giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu mà xuất trình biên bản vi phạm hành chính (đã được người có thẩm quyền lập trước đó) và chưa quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm (được ghi trong biên bản vi phạm hành chính) thì lập biên bản vi phạm hành chính, trong đó phải ghi tóm tắt nội dung sự việc này vào mục “Nội dung vi phạm hành chính”, trường hợp không đủ diện tích trống để ghi thì ghi vào mặt sau của biên bản vi phạm hành chính. Việc ra quyết định xử phạt giải quyết như sau:

a) Nếu các hành vi vi phạm trước đó mà tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP có quy định bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào hành vi vi phạm mới bị phát hiện, ra quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với người điều khiển phương tiện, không áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu;

b) Nếu các hành vi vi phạm trước đó mà tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP không quy định bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, giấy phép lái tàu thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP đối với người điều khiển phương tiện về hành vi vi phạm mới bị phát hiện.

Như vậy, đối với trường hợp tước giấy phép lái xe, dựa trên thời gian tước, không tước quyền lái xe và người lái không phải thi lại.

– Với trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu giấy tờ xe, trừ khi bạn có chứng minh chứng cứ liên quan đến giao dịch giữa hai người để yêu cầu khởi kiện, nếu không có chứng minh chứng cứ thì việc đòi lại giấy tớ

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tời tổng đài tư vấn trực tuyến . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp. Trân trọng./.

4. Công an thị trấn có quyền xử phạt vi phạm giao thông hay không ?

Kính chào Xin giấy phép, Tôi có một số vấn đề mong các luật sư giải đáp về pháp luật giao thông đường bộ như sau: 1. Công an thị trấn có quyền chặn xe người tham gia giao thông khi người điều khiển giao thông không đội mũ bảo hiểm không ?

2. Và có thẩm quyền phạt tiền người điều khiển tham gia giao thông vi phạm khi không có cảnh sát giao thông đi cùng không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Đ.H.T

>>

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Xin giấy phép. Câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Công an thị trấn có quyền dừng xe người tham gia giao thông khi người điều khiển giao thông không đội mũ bảo hiểm không?

Khoản 4, Điều 7, quy định như sau:

Điều 7. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã

1. Bố trí lực lượng tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông theo kế hoạch.

2. Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong kế hoạch.

3. Trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.

Như vậy, Công an xã có nhiệm vụ là tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau:

1. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh.

2.Đỗ xe ở lòng đường trái quy định.

3. Điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật.

4. Các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.

Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.

Như vậy, công an thị trấn có thẩm quyền dừng xe xử lý hành vi điều khiển xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm.

2. Công an thị trấn có được thẩm quyền phạt tiền người điều khiển tham gia giao thông vi phạm khi không có cảnh sát giao thông đi cùng không?

Khoản 5 điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định:

Điều 68. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

5. Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm, Khoản, Điều của Nghị định này như sau:

a) Điểm đ, Điểm i Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h Khoản 4 Điều 5;

b) Điểm e Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm o Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm i, Điểm k, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 5 Điều 6;

c) Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 3; Điểm d, Điểm e, Điểm g Khoản 4; Điểm b, Điểm c Khoản 5 Điều 7;

d) Điểm c, Điểm e, Điểm g Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4 Điều 8;

đ) Điều 9, Điều 10;

e) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 11;

g) Khoản 1, Khoản 2 Điều 12;

h) Khoản 1, Khoản 2 Điều 15;

i) Điều 18; Khoản 1, Khoản 2 Điều 20;

k) Điểm b Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e Khoản 5 Điều 23;

l) Khoản 1 Điều 26; Khoản 1 Điều 29;

m) Khoản 4 Điều 31; Điều 32; Khoản 1 Điều 34;

n) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều 46; Khoản 1 Điều 48; Khoản 1 Điều 49; Khoản 1 Điều 51; Khoản 1 Điều 66; Điều 67.

Lỗi điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm được quy định tại Điểm i Khoản 3 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP. Do đó, theo Điểm b Khoản 5 Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì trưởng công an thị trấn có thẩm quyền xử phạt hành vi này. Như vậy, thẩm quyền xử phạt thuộc về trưởng công an thị trấn chứ không phải bất kỳ vị công an thị trấn nào cũng có quyền xử phạt.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email hoặc qua . Trân trọng./.

5. Thẩm quyền xử phạt, mức xử phạt của cảnh công an giao thông ?

Xin giấy phép cho tôi hỏi 1 câu như sau: Theo NĐ 171/2013 NĐ-CP thì : – Tại Điều 17, khoản 3, điểm a: Phạt tiền 300.000 đến 400.000 đồng đối với hành vi ” Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định” – Tại Điều 21, khoản 2, điểm d: Phạt tiền từ 80.000 đến 120.000 đồng đối với hành vi ” Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy…không mang theo Giấy đăng ký xe” Ngày 20 tháng 8 năm 2015 tôi bị phạt 300.000 đồng. Với lý do không có đăng ký xe. Nhưng tôi bảo tôi không mang theo chứ không phải không có. CSGT thì bảo không có ở đây là không có. Theo Luật Xingiayphep tôi bị phạt như vậy là đúng hay sai. Vui lòng giải thích rõ cho tôi 02 hành vi vi phạm của NĐ trên khác nhau ở chỗ nào? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Trong trường hợp này, hành vi không có giấy đăng ký xe và không mang theo Giấy đăng ký xe là hoàn toàn khác nhau. Việc không mang theo ở đây được xác định là bạn có, nhưng không mang theo, còn đối với không có: bạn điều khiển xe máy, nhưng chiếc xe chưa được đăng ký, và chưa được cấp giấy đăng ký xe. Vì vậy, nếu cảnh sát giao thông xử phạt bạn trái quy định của pháp luật thì bạn có thể mang Giấy phép lái xe của mình đến trụ sở của đội CSGT này, và thực hiện thủ tục khiếu nại với chính Thủ trưởng của đơn vị này để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Nhờ luật sư tư vấn giúp em ạ. Sáng nay e có đi từ trong ngõ ra và không bật xi nhan rẽ phải. E bị Csgt bắt và ghi e vào biên bản hành chính” lỗi chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ” nhưng mức phạt thì họ k ghi, e có hỏi thì họ bảo mức phạt của e trên 300.000 nên khi nào e đến lấy bằng thì sẽ đưa ra mức phạt đối với e. E có đọc là mức phạt là 80.000 đến 100.000. Nhưng ở điều 4 thì mức phạt là 200.000 đến 400.000 như vậy e sẽ bị phạt ở mức nào ạ? Nhờ luật sư tư vấn dùm,e cảm ơn ạ.

Theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 6 thì:

“4. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ.

Còn đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này xác định là lỗi chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước”.

Như vậy, trường hợp của bạn là chuyển hướng không có tín hiệu báo rẽ, chứ không phải là chuyển làn đường, theo đó, mức xử phạt là tư 200.000 đồng đến 400.000 đồng. Và mức xử phạt cụ thể trong khung hình phạt này sẽ do CSGT dựa vào mức độ vi phạm của bạn để ra quyết định xử phạt.

Thưa luật sư, Cho em hoi chut.Nhà em ở HN,e dang cong tac trong TPHCM,nay em muốn mua lại xe ô tô gia đình của ông anh ở TPHCM va rút luôn hồ sơ gốc ra HN đăng ký tên chính chủ luon.Vậy cho em hỏi ô tô khi lưu thông trên đường từ Nam ra Bac thì có bi CSGT phat khong vi xe da rut ho so goc chua co bien so?Em co gặp trở ngại gì không tron luc vận chuyen xe?E xin chan thanh cam on ạ.

Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 17 Nghị định 171/2013/ NĐ-CP :

“c) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải biển số); gắn biển số không đúng với biển số đăng ký ghi trong Giấy đăng ký xe; biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp”.

Như vậy, nếu bạn đã rút hồ sơ gốc, và muốn vào TP HCM để đăng ký thì bạn cần sử dụng xe chuyên dụng vận chuyển xe của mình, mà không được phép tự điều khiển phương tiện.

Trân trọng ./.

Bộ phật tư vấn Luật Giao thông – Công ty luật MInh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *