Nhập hộ khẩu cho con theo hộ khẩu của bố ? Điều kiện nhập hộ khẩu

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Theo quy định của Luật Cư Trú thì con cái có thể đăng ký nhập vào hộ khẩu của Cha hoặc của Mẹ tuy nhiên quá trình, điều kiện và thủ tục thực hiện việc nhập khẩu còn tồn tại nhiều vướng mắc pháp lý. Trong bài viết này, xin giấy phép sẽ giải đáp một số vướng mắc của người dân về điều kiện nhập hộ khẩu theo quy định:

Mục lục bài viết

1. Nhập hộ khẩu cho con theo hộ khẩu của bố?

Thưa luật sư, Trước em có chuyển khẩu từ hưng yên lên hà nội để xin việc. Em đã nhập khẩu tại thanh trì -hà nội. Sau đó em lấy chồng ở hưng yên nhưng em vẫn chưa cắt khẩu về và nhập khẩu vào quê người chồng. Còn hai tháng nữa là con em sinh , em muốn đăng ký khai sinh cho con em theo quê quán của chồng được không ? Hay quê quán của con phải theo mẹ, nên không đăng ký được.

Cảm ơn Xin giấy phép!

– N.P

Luật sư trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Hộ khẩu là một trong các phương thức quản lý nhân khẩu của nước ta hiện nay. Trong phương thức này, đơn vị quản lý xã hội là hộ gia đình, tập thể do một chủ hộ chịu trách nhiệm. Sổ hộ khẩu do cơ quan Công an cấp và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Khi sinh ra, con được nhập theo hộ khẩu của cha mẹ. Nhập hộ khẩu cho con là một thủ tục hành chính mà các bố mẹ nên tiến hành càng sớm càng tốt. Được ghi tên vào hộ khẩu, trẻ sơ sinh sẽ được đảm bảo tốt hơn các quyền lợi về y tế và việc học tập sau này.

Theo thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi hiểu rằng bạn chưa nhập khẩu về nhà chồng, bạn đang băn khoăn về việc con bạn sẽ nhập khẩu theo mẹ hay theo bố. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra một số ý kiện như sau:

Thứ nhất. Về việc nhập khẩu cho con theo mẹ hay bố

Theo quy định tại Điều 13 ) về nơi cư trú của người chưa thành niên thì:

“1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.

2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ.”

Như vậy, đối với con là người chưa thành niên thì nơi cư trú của con được xác định theo nơi cư trú của cha mẹ; trường hợp cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì con sẽ có nơi cư trú theo cha hoặc nơi cư trú theo mẹ. Tuy nhiên, có những trường hợp con có nơi cư trú khác nơi cư trú của cha mẹ và việc này được sự đồng ý của cha mẹ hoặc theo quy định của pháp luật.

Trường hợp của gia đình bạn, bạn chưa chuyển hộ khẩu về nơi chồng bạn đang cư trú; do đó hai người đang có hai nơi thường trú khác nhau. Việc con phải nhập hộ khẩu theo mẹ hay theo bố phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai vợ chồng bạn và việc con bạn sinh sống thường xuyên tại nơi nào.

Thứ hai, về thủ tục nhập khẩu cho con

Căn cứ quy định tại Điều 21 Luật cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013 và Điều 6 , khi gia đình bạn thực hiện thủ tục nhập khẩu cho con cần chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu như sau:

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

– Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);

– Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013);

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp;

– Giấy khai sinh của con (bản sao);

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của bố, mẹ;

– Sổ hộ khẩu (bản chính);

– Văn bản đồng ý cho nhập khẩu của chủ hộ.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục nhập khẩu:

– Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

– Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Cán bộ nhận hồ sơ kiểm tra thông tin ghi trong mẫu khai HK02, đối chiếu các giấy tờ, lấy Bản sao giấy khai sinh (có dấu đỏ), giấy chứng nhận kết hôn, quyết định ly hôn (bản photo) (để bỏ vào hồ sơ tàng thư hộ khẩu). Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. (Điều 21, Luật Cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013).

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bé được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc bé nên đăng ký hộ khẩu thường trú cho bé. Trong trường hợp gia đình bạn mới chuyển chỗ ở, trong vòng 12 tháng sau khi đến chỗ ở và đã đủ điều kiện đăng ký thường trú thì nên tiến hành nhập khẩu cho con theo quy định.

Nếu quá thời hạn này mà ba mẹ chưa làm cho con thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp. Trân trọng./.

2. Có thể nhập khẩu cho cả gia đình vào hộ khẩu bố mẹ vợ tại Hà Nội không ?

Kính chào Xin giấy phép, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Hiện tại tôi đang có hộ khẩu vợ chồng tôi tại Ninh Bình. Tôi muốn chuyển khẩu cho cả gia đình tôi nhập khẩu tại Gia Lâm – Hà Nội ( nhập về hộ khẩu bố mẹ vợ). Cơ quan công an nơi tôi nhập đến có trả lời cho tôi là không nhập được vì vợ tôi đã chuyển đi ( vợ tôi chuyển về Ninh Bình khi chúng tôi cưới nhau).

Để nhập khẩu về Gia Lâm – Hà Nội chúng tôi phải có điều kiện sau: Có sổ đỏ tại Hà Nội ( hoặc vợ chồng tôi ly hôn ).

Hiện tại tôi và vợ con đã cắt khẩu tại quê rồi. Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư

Người gửi: ĐN Cường

Có thể nhập khẩu cho cả gia đình vào hộ khẩu bố mẹ vợ tại Hà Nội không ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Điểm a khoản 2 điều 20 quy định:

“Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con.”

Như vậy, gia đình bạn được nhập hộ khẩu vào hộ khẩu của bố mẹ vợ nếu bố mẹ vợ đồng ý.

Trong trường hợp này, bạn có quyền làm đơn khiếu nại gửi tới Thủ trưởng cơ quan ra quyết định không nhập hộ khẩu cho bạn.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng./.

3. Mua nhà bằng giấy viết tay có đăng ký nhập hộ khẩu về Hà Nội được không ?

Thưa luật sư, Xin hỏi: Tôi vừa mua một căn hộ tập thể thuộc khu vực Bắc Nghĩa Tân. Căn hộ này có sổ đỏ riêng biệt. Do người đứng tên trong sổ đỏ không phải là người chủ sở hữu hiện nay của căn nhà này.

Việc mua bán của chủ sở hữu sổ đỏ với ngừơi đang ở hiện nay chỉ thông qua giấy viết tay, không có xác nhận cua UBND phường, nên việc mua bán của tôi và người đang ở hiện nay cũng chỉ được thông qua giấy viết tay không có xác nhận của UBND phường Nghĩa Tân.

Như vậy, tôi có đủ điều kiện nhập khẩu Hà nội không? Tôi cần những giấy tờ gì để chứng minh có nhà ở hợp pháp?

Trân trọng cảm ơn Luật sư.

Trả lời:

Theo điều 5 ngày 25/6/2007 thì bạn phải có GCN QSH Nhà ở và QSD đất ở hoặc GCN QSD đất ở đã có nhà trên đó. Nhưng do bạn chưa có Hộ khẩu Hà Nội cho nên làm được điều này thì lại phải làm thủ tục nhập khẩu.

Tuy nhiên, cũng theo NĐ 107/2007/NĐ-CP , bạn có thể lựa chọn hình thức sau để chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đó là làm đơn xin UBND phường xác nhận việc bạn có nhà và đang sinh sống tại đó, nội dung xác nhận phải đảm bảo 4 yếu tố sau: không tranh chấp, không lấn chiến, sử dụng ổn định, phù hơp với quy hoạch.

Nếu như không xin xác nhận của UBND phương được, bạn chỉ có cách tìm lại người đứng tên trên sổ Đỏ và nhờ người ta ký hợp đồng cho mình thuê, hoặc ở nhờ (phải qua phòng công chứng) vì hợp đồng cho thuê, cho ở nhờ cũng là một trong các căn cứ chứng minh chỗ ở hợp pháp. Sau khi nhập được hộ khẩu thì tiếp tục nhờ họ ký lại hợp đồng mua bán để hoàn tất thủ tục về Nhà đất.

Thông thường có 2 điều kiện để nhập khẩu về thành phố trực thuộc trung ương đó là:

– Có chỗ ở hợp pháp

– Tạm trú trên 1 năm tại thành phố đó

Trân trọng./.

4. Điều kiện nhập hộ khẩu Hà Nội ?

Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi: “Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố từ một năm trở lên thì được nhập hộ khẩu Hà Nội”, Xin giấy phép tư vấn về điều kiện và thủ tục nhập khẩu theo quy định mới nhất.

Điều kiện nhập hộ khẩu Hà Nội ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 20 , công dân “Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên”… là một trong những trường hợp được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 5 ngày 25/6/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú thì giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân để đăng ký thường trú là một trong các giấy tờ sau đây:

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà;

– Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở;

– Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

– Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

– Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;

– Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

– Giấy tờ có xác nhận của ủy ban nhân dân xã, ph­ường, thị trấn về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên….

Theo các quy định nói trên, nếu bạn đã có thời gian tạm trú tại Hà Nội là 6 năm nhưng nhà của bạn đang ở chỉ mua bán bằng giấy viết tay nên bạn cần phải có giấy tờ xác nhận của UBND xã, ph­ường, thị trấn về nhà ở, đất ở của bạn không có tranh chấp là bạn có đủ điều kiện để được nhập hộ khẩu tại Hà Nội.

Hồ sơ để đăng ký thường trú (cấp sổ hộ khẩu) được gửi tới công an cấp quận, huyện nơi bạn cư trú.

Hồ sơ bao gồm:

1. .

2. .

3. .

4. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp (giấy tờ xác nhận của UBND cấp xã về nhà ở, đất ở của bạn không có tranh chấp).

5. Giấy tờ về tạm trú có thời hạn (sổ tạm trú hoặc xác nhận của công an xã, phường, thị trấn về thời gian đăng ký tạm trú) hoặc xác nhận của công an phường, xã, thị trấn về thời gian tạm trú.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *