Nhận trợ cấp thất nghiệp có bắt buộc cần sổ hộ khẩu hay sổ tạm trú hay không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào Luật sư, Tôi có một câu hỏi muốn được Luật sư giải đáp. Tôi đã đóng được 8 năm trợ cấp thất nghiệp. Hiện tôi đã chấm dứt làm việc ở công ty đang làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp ở nơi quê mẹ ( tôi về ngoại chơi 3 tháng). Nhưng bên trung tâm dịch vụ việc làm yêu cầu tôi phải có sổ tạm trú hoặc sổ hộ khẩu. Tôi có nghe nói không bắt buộc phải nhận trợ cấp thất nghiệp tại nơi cư trú, nhưng sao họ lại yêu cầu như vậy ? Mong được Luật sư giải đáp.

 

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Luật sư trả lời:

Khỏan 1 Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định:

Điều 17. Nộp hồ sơ

1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Như vậy, nơi người lao động nhận trợ cấp thất nghiệp được xác định là địa phương nơi người lao động cảm thấy thuận tiện nhất trong quá trình nhận trợ cấp thất nghiệp. Không bắt buộc phải là nơi thường trú hay tạm trú.

Về hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 16  Nghị định số 28/2015/NĐ-CP như sau:

Điều 16. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Quyết định thôi việc;

c) Quyết định sa thải;

d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hoặc hợp đồng làm việc.

Trường hợp người lao động tham gia theo quy định tại Điểm c Khỏan 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.

3. Sổ bảo hiểm xã hội.

Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.

Đối với người sử dụng lao động là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì trong thời hạn 30 ngày, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.

Từ quy định trên ta thấy rằng không bao gồm sổ hộ khẩu hay sổ tạm trú. Trung tâm dịch vụ việc làm trả lời với bạn về hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp như vậy là chưa có căn cứ. 

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến bạn chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ số:    để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *