Nhận lại đồ đánh rơi nhưng bị thiếu chiếc đồng hồ?

Kính chào Luật sư công ty xin giấy phép! Tôi có một vấn đề nhờ luật sư tư vấn giúp tôi. Trên đường đi từ nhà đến nơi công tác, tôi có đem theo 01 cái cặp màu đen, bên trong có tài liệu, 01 chiếc nhẫn vàng trắng có gắn 01 viên kim cương 5.1 kara và 16 viên kim cương nhỏ (trị giá sáu mươi triệu đồng), 01 đồng hồ màu vàng hiệu Longines (trị giá hai triệu đồng) và một số đồ dùng cá nhân.

Khoảng 19 giờ 20 phút cùng ngày, khi đến một cây cầu ở Vĩnh Gia, tôi phát hiện ra là cặp xách màu đen của tôi đã rơi, tôi liền quay xe lại tìm 03 lần nhưng không thấy. Đến 19 giờ 45 phút cùng ngày, trong lúc tôi đang đi tìm thì nhận được điện thoại của Công an xã VP báo với tôi là có nhặt được 01 chiếc cặp màu đen. Công an có kiểm tra bên trong và biết thông tin của tôi nên báo tôi đến nhận. Khoảng 19 giờ 55 phút cùng ngày, tôi đến công an xã gặp 3 đồng chí công an và nhận lại chiếc cặp xách, qua xem xét bên ngoài tôi xác định đây là cặp xách của tôi, nhưng khi kiểm tra bên trong thì bị mất 01 nhẫn kim cương và 01 đồng hồ ( như mô tả ở trên).

Tôi có hỏi về người nhặt được cặp xách giao cho công an xã thì 3 đồng chí Công an nói không rõ về người này. Xin hỏi luật sư, hành vi của 2 đồng chí này có sai không và ai sẽ đem lại công bằng cho tôi.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụ công ty Luật Xingiayphep.

>> Luật sư tư vấn quy định pháp trực tuyến, gọi:

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

2. Nội dung tư vấn

Căn cứ theo Điều 165 Bộ luật dân sự 2015:

“Điều 165: Chiếm hữu có căn cứ pháp luật

1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:

d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

…”

Điều 230. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên

1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

2. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;

b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.”

Căn cứ theo Điều 176 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ shữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng101 hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là102 di vật, cổ vật103 bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo như trên, người nhặt được tài sản đánh rơi phải thông báo hoặc giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết ( Điều 230 Bộ luật dân sự 2015). Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác minh thông tin và trả lại tài sản cho người bị đánh rơi. Bạn được trả lại tài sản nhưng bị thiếu, vậy bạn cần thông báo tới cơ quan điều tra để tiến hành khởi tố vì có dấu hiệu phạm tội. Trường hợp này chưa có căn cứ nào xác định việc thiếu tài sản là do trách nhiệm của cán bộ công an hay do người nhặt được tài sản của bạn, phụ thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *