Nhãn hiệu nổi tiếng là gì ? Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng như thế nào ?

Khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng và tiêu chí đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng đã được quy định cụ thể trong Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Công ty luật DV Xingiaypheptư vấn

Mục lục bài viết

1. Nhãn hiệu nổi tiếng là gì ?

Khái niệm về nhãn hiệu nổi tiếng: Nhãn hiệu và vấn đề bảo hộ nhãn hiệu luôn là vấn đề nóng được đặt ra trong thời gian qua bởi việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đặc biệt là những nhãn hiệu nổi tiếng.

Nhãn hiệu hàng hóa được xem là tài sản trí tuệ quý giá có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh, cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Do đó, rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đã bỏ không ít những công sức để xây dựng những nhãn hiệu riêng cho mình và đưa nhãn hiệu của mình trở thành nhãn hiệu nổi tiếng.

Theo pháp luật Việt Nam, một nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu nổi tiếng thì nhãn hiệu đó phải được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Với quy định này, pháp luật đã đưa ra được phạm vi nổi tiếng của nhãn hiệu phải trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Như vậy, nếu một nhãn hiệu nổi tiếng trên phạm vi toàn thế giới mà không được người tiêu dùng Việt Nam biết đến trên toàn lãnh thổ Việt Nam thì nhãn hiệu đó không được coi là nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Ngoài ra, để xác định xem một nhãn hiệu có được xem là nhãn hiệu nổi tiếng hay không thì phải dựa vào các tiêu chí để đánh giá như tiêu chí về số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo; tiêu chí về thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu; tiêu chí về uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu…vv

Căn cứ pháp lý: Khoản 20 Điều 4, Điều 75 .

Khoản 20 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định:

“Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”.

Điều 75. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng

Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:

1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;

2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;

3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;

4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;

7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;

8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi ngay số : để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ như thế nào ?

Thưa luật sư, xin cho tôi hỏi: Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ như thế nào ? Cảm ơn!

Trả lời:

Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ trên cơ sở thực tiến sử dụng mà không cần thủ tục

đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ, khi thực hiện quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng, chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ chứng minh quyền của mình bằng cách cung cấp chứng cứ khẳng định sự nổi tiếng của nhãn hiệu với cơ quan nhà nước có liên quan.

Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng:

+ Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu

+ Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu

+ Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng

+ Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đẩu tư của nhãn hiệu

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Có những tiêu chí nào để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng?

Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:

Có những tiêu chí nào để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng?

1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;

2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;

3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;

4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;

7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;

8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

Tham khảo:

>>

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý:

4. Có được sử dụng tên hàng hóa trùng với nhãn hiệu nổi tiếng ?

Thưa luật sư, Tôi có câu hỏi mong được luật sư giải đáp như sau: Tôi là chủ doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè tại Hà Nội. Trên bao bì gói chè của doanh nghiệp tôi ghi là Chè Thái Nguyên, sản xuất tại số 125 Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.( Họ và tên đầy đủ của tôi là: Vũ Thái Nguyên). Vừa qua tôi nghe có người nói rằng tôi sử dụng tên chè Thái Nguyên như thế là không được vì trùng với nhãn hiệu chè Thái Nguyên nổi tiếng được sản xuất tại Thái Nguyên. Vậy luật sư cho tôi hỏi tôi làm như thế có vi phạm pháp luật không ?

Xin cảm ơn luật sư.

Người gửi: Vũ Thái Nguyên ( Hà Nội)

Luật sư tư vấn:

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì bạn có cơ sở sản xuất chè tại số 125 Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và bạn sử dung tên Thái Nguyên ( tên của bạn) cho hàng hóa của mình. Mặc dù tên hàng hóa của bạn trùng với tên của loại chè nổi tiếng Thái Nguyên được sản xuất tại Thái Nguyên, tuy nhiên bạn vẫn đươc sử tên này cho sản phẩm của mình mà không bị ngăn cấm:

  • Trên bao bì sản phẩm của mình, bạn đã ghi rõ cơ sở sản xuất là tại 125 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Theo quy định tại điểm h Khoản 2 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005:

“Điều 129. Quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

2.Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý không có quyền cấm người khác thực hiện hành vi thuộc các trường hợp sau đây:

h) Sử dụng một cách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, số lượng, chất lượng, công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

Như vậy việc bạn sử dụng tên của mình cho hành hóa là chè là hợp pháp và chủ sở hữu nhẫn hiệu chè Thái Nguyên ( sản xuất tại Thái Nguyên) không có quyền ngăn cấm bạn.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận Sở hữu Trí tuệ – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *