Nhãn hiệu liên kết và những vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu liên kết theo quy định của pháp luật hiện hành

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin tư vấn. Tôi có một thắc mắc là nhãn hiệu liên kết là gì, chúng có những đặc điểm gì khác biệt mà lại được gọi là liên kết. Điều kiện bảo hộ chúng như thế nào. Mong luật sư giúp đỡ. Tôi xin cảm ơn.

Luật sư trả lời:

1. Cơ sở pháp lý.

2. Nội dung tư vấn.

Để trả lời câu hỏi của khách hàng. Công ty chúng tôi sẽ lần lượt phân tích định nghĩa, đặc điểm của nhãn hiệu liên kết, cũng như điều kiện bảo hộ loại nhãn hiệu này.

a. Định nghĩa.

Luật Sở hữu trí tuệ quy định về nhãn hiệu liên kết như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ.

19. Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

Từ định nghĩa trên, ta có thể thấy nhãn hiệu liên kết có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, nhãn hiệu này do cùng một chủ thể đăng ký. Tức chúng có cùng một chủ sở hữu.

Thứ hai, nhãn hiệu liên kết là nhãn hiệu phải thỏa mãn điều kiện là phải trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau, liên quan đến nhau. Có thể hiểu, có hai trường hợp xảy ra đối với nhãn hiệu liên kết. Một là nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã có trước đó. Hai là nhãn hiệu không trùng hoặc tương tự nhau nhưng chúng được dùng cho hàng hóa, dịch vụ có liên quan đến nhau. Liên quan ở đây có thể được hiểu là hàng hóa, dịch vụ có công dụng, tính năng giống nhau, liên quan đến nhau.

Một trong những ví dụ điển hình về loại nhãn hiệu này đó là các nhãn hiệu Vinmart, Vinhome, Vinschool,… Đây là những nhãn hiệu liên kết do Tập đoàn Vingroup là chủ sở hữu. Tính liên kết ở đây được thể hiện ở chỗ các nhãn hiệu này có dấu hiệu tương tự nhau. Đều bắt đầu bằng chữ “Vin”.

b. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu liên kết.

Nhãn hiệu liên kết là một loại nhãn hiệu đặc biệt. Chúng có những đặc điểm riêng biệt như đã nêu ở trên. Vì vậy, việc đăng ký bảo hộ chúng cũng có những điểm khác so với nhãn hiệu thông thường. Cụ thể, điều kiện bảo hộ nhãn hiệu liên kết như sau:

Thứ nhất, nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng từ ngữ, hình ảnh, màu sắc và sự kết hợp của những yếu tố đó. Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ khác. Đây là những điều kiện để bất kỳ một nhãn hiệu nào muốn được bảo hộ đều phải đáp ứng. Chúng được quy định tại Điều 72, 73 Luật Sở hữu trí tuệ

Điều 72: Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ.

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Thứ hai, bên cạnh điều kiện chung ở trên thì nhãn hiệu muốn được bảo hộ là nhãn hiệu liên kết thì còn phải đáp ứng điều kiện quy định tại Mục 37.4, Điều 37 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN. Theo quy định này, trong đơn đăng ký nhãn hiệu liên kết phải chỉ rõ yếu tố liên kết là gì. Yếu tố liên kết ở đây là dấu hiệu của nhãn hiệu hay là hàng hóa, dịch vụ. Và nhãn hiệu, hàng hóa nào được coi là cơ bản. Nếu không nêu được nhãn hiệu hay hàng hóa nào là cơ bản thì chúng sẽ không được coi là liên kết với nhau. Khi đó, nhãn hiệu sẽ chỉ được đăng ký là nhãn hiệu thông thường.

37. Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu

b) Đối với nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu liên kết, người nộp đơn phải chỉ rõ các yếu tố liên kết về nhãn hiệu hoặc về hàng hoá, dịch vụ tuân theo quy định sau đây:

(i) Trong trường hợp yếu tố liên kết là nhãn hiệu (tương tự với nhãn hiệu khác của chính người nộp đơn dùng cho cùng một hàng hoá, dịch vụ hoặc dùng cho các hàng hoá, dịch vụ tương tự nhau) thì phải chỉ rõ trong số các nhãn hiệu liên kết đó có nhãn hiệu nào được coi là cơ bản hay không, nếu có thì đó là nhãn hiệu nào; nếu một hoặc một số trong các nhãn hiệu đó đã được đăng ký hoặc đã được nêu trong đơn nộp trước đó thì phải chỉ rõ số văn bằng bảo hộ, số đơn nộp trước đó;

(ii) Trong trường hợp yếu tố liên kết là hàng hoá, dịch vụ (một nhãn hiệu dùng cho các hàng hoá, dịch vụ tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau) thì phải chỉ rõ trong số các hàng hoá, dịch vụ đó có hàng hoá, dịch vụ nào được coi là cơ bản hay không và nếu có thì đó là hàng hoá, dịch vụ nào; nếu một trong các hàng hoá, dịch vụ đó đã được đăng ký trước hoặc đã được nêu trong đơn nộp trước đó thì phải chỉ rõ số văn bằng bảo hộ, số đơn nộp trước đó;

(iii) Nếu người nộp đơn không chỉ rõ nhãn hiệu cơ bản hoặc hàng hoá, dịch vụ cơ bản thì tất cả các nhãn hiệu và tất cả các hàng hoá, dịch vụ liên quan đến nhãn hiệu nêu trong đơn của người nộp đơn được coi là độc lập với nhau. Việc đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu nêu trong đơn sẽ không được áp dụng ngoại lệ đối với nhãn hiệu liên kết quy định tại điểm e khoản 2 Điều 74 của Luật Sở hữu trí tuệ, mà phải tuân theo quy định chung về đánh giá khả năng phân biệt quy định tại điểm 39 của Thông tư này.

Thứ ba, nhãn hiệu được bảo hộ nếu như chúng không thuộc các trường hợp không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu quy định tại Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ. Ví dụ nhứ trường hợp nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy,…

Điều 73: Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu.

Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:

1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

Như vậy, trên đây là những tư vấn của luật sư về đặc điểm cũng như điều kiện bảo hộ nhãn hiệu liên kết.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *