Nhà phân phối phải làm nhãn hàng hóa như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư. Tôi không phải là nhà sản xuất sản phẩm, tôi chỉ là người trực tiếp phân phối sản phẩm cho nhà sản xuất. Vậy tôi phải làm nhãn mác như thế nào cho phù hợp pháp luật. Tôi xin cảm ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục  của .

Nhà phân phối phải làm nhãn hàng hóa như thế nào?

 

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

quy định về nhãn hàng hóa.

hướng dẫn nghị định  89/2006/NĐ-CP

2. Luật sư tư vấn:

Theo thông tin bạn cung cấp và áp dụng với quy định của pháp luật thì bạn phải đáp ứng điều kiện về nhãn hàng hóa theo từng trường hợp cụ thể như sau:

– Trường hợp 1: Sản phẩm bạn phân phối là sản phẩm sản xuất trong nước, nếu thời điểm nhận hàng từ nhà sản xuất và sản phẩm đã có gắn nhãn hàng hóa của nhà sản xuất thì bạn không cần phải ghi bất cứ thông tin nào lên nhãn hàng hóa bởi vì công việc này do nhà sản xuất phải thực hiện theo quy địn tại Điều 10, Nghị định 89/2006/NĐ-CP và Khoản 4 Mục 1 Thông tư 09/2007/TT-BKHCN về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa.

– Trường hợp 2: Sản phẩm bạn phân phối là sản phẩm sản xuất ở nước ngoài, nếu tại thời điểm nhận hàng từ nhà sản xuất và sản phẩm đã có gắn nhãn hàng hóa của nhà sản xuất và không có nội dung tiếng Việt trên nhãn hàng hóa thì bạn cần phải có nhãn phụ theo quy định tại Khoản 3, Điều 9 Nghị định 89/2006/NĐ-CP và Khoản 1 Mục 1 Thông tư 09/2007/TT-BKHCN

” 1. Ghi nhãn phụ

a) Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá (sau đây gọi tắt là Nghị định 89/2006/NĐ-CP).

b) Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hoá hoặc bao bì thương phẩm của hàng hoá và không được che khuất nội dung của nhãn gốc. Nội dung ghi trên nhãn phụ không được làm hiểu sai lệch nội dung của nhãn gốc.

c) Trường hợp ghi thêm những nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật Việt Nam về ghi nhãn hàng hóa mà nhãn gốc không có thì tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với nội dung ghi. Những nội dung ghi thêm trên nhãn phụ không được gây hiểu sai nội dung của nhãn gốc.”

– Trường hợp 3: Nếu sản phẩm bạn phân phối mà bạn thực hiện một trong các khâu cuối cùng để đưa sản phẩm ra thị trường như: lắp ráp, đóng gói thì áp dụng theo quy định tại Điều 10, Nghị định 89/2006/NĐ-CP và Khoản 4 Mục 1 Thông tư 09/2007/TT-BKHCN quy định về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa thì bạn có trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa.

“4. Trách nhiệm ghi nhãn hàng hoá

a) Hàng hoá sản xuất, lắp ráp, chế biến, đóng gói tại Việt Nam để lưu thông trong nước thì tổ chức cá nhân hoàn thiện hàng hoá hoặc thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hoá trước khi đưa vào lưu thông phải thực hiện ghi nhãn hàng hoá.

b) Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 89/2006/NĐ-CP yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hoá của mình.

Ví dụ: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá có thể yêu cầu nhà sản xuất hoặc tổ chức khác ở trong nước hoặc nước ngoài ghi nhãn hàng hoá do mình nhập khẩu thông qua hợp đồng, thoả thuận nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn hàng hoá khi được lưu thông tại Việt Nam.

c) Trường hợp nhãn hàng hoá ghi thiếu, ghi không đúng quy định thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá có hàng hoá ghi thiếu, ghi không đúng quy định tự thực hiện hoặc thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước việc bổ sung thêm các nội dung ghi thiếu và xoá bỏ nội dung ghi sai.

– Bổ sung thêm nội dung trên nhãn thực hiện bằng cách ghi trực tiếp lên nhãn hàng hoá hoặc ghi trên vật liệu khác và gắn chặt (stickers) lên nhãn hàng hoá nhưng không được che lấp những thông tin trên nhãn hàng hoá.

– Xoá bỏ nội dung ghi sai trên nhãn hàng hoá phải bảo đảm không phục hồi lại được như trước.”

Vậy bạn là nhà phân phối sản phẩm nhưng bạn cần xem xét trường hợp cụ thể của bạn để áp dụng theo đúng quy địn của pháp luật.

Các nội dung tối thiểu, bắt buộc cần có trên nhãn hàng hóa theo quy định tại Điều 11 Nghị định 89/2006/NĐ-CP gồm: Tên hàng hoá, Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá, Xuất xứ hàng hoá.

Ngoài ra, tùy thuộc vào tính chất hàng hóa thì phải có thêm một số nội dung bắt buộc được quy định tại Điều 12 Nghị định 89/2006/NĐ-CP và Khoản 1 Mục 2 Thông tư 09/2007/TT-BKHCN.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *