Nguyên tắc và quy trình xử lý kỷ luật Đảng viên ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Trong những năm qua việc làm trong sạch đội ngũ và xây dựng, củng cố uy tín của Đảng thông qua đội ngũ Đảng Viên được đặc biệt trú trọng và các vụ kỷ luật Đảng Viên vi phạm pháp luật, tha hóa tư tưởng đang diễn ra khá phổ biến mà các Đảng Viên cần đặc biệt quan tâm.

Mục lục bài viết

1. Nguyên tắc và ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi có thắc mắc xin hỏi luật sư như sau. Tôi là đảng viên chi bộ thôn, được giao nhiệm vụ cấp ủy và thủ quỹ quỹ đảng của thôn. Trong một cuộc họp trù bị, tôi có nhỡ tham lam lấy của Đảng 580.000đ. Vậy tôi có phải đi tù không và dựa vào quy định nào để xử lý tôi ?

Tôi mong nhận được hồi âm sớm của luật sư.

Luật sư tư vấn

Theo quy định tại Điều 2 về xử lý ngày 30 tháng 03 năm 2013 có quy định như sau:

“Điều 2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật

1. Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất cứ cương vị, lĩnh vực công tác nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh.

2. Việc thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm phải thực hiện đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục và thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Đảng, quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

3. Khi xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu phê bình và sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, vi phạm; mục tiêu, yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.

Trong xử lý kỷ luật, phải kết hợp xem xét kết quả tự phê bình và phê bình với kết quả thẩm tra, xác minh của tổ chức đảng để bảo đảm kết luận dân chủ, khách quan, trung thực, đầy đủ, chính xác. Cần làm rõ nguyên nhân, phân biệt sai lầm, khuyết điểm của đảng viên do trình độ, năng lực hoặc động cơ vì lợi ích chung hay vì lợi ích cá nhân, cục bộ mà cố ý làm trái; vi phạm nhất thời hay có hệ thống; đã được giáo dục, nhắc nhở, ngăn chặn vẫn làm trái; ý thức tự phê bình và phê bình kém, không tự giác nhận lỗi, không bồi hoàn vật chất kịp thời hoặc để kéo dài; có hành vi đối phó, gây khó khăn, trở ngại cho việc kiểm tra; phân biệt đảng viên khởi xướng, tổ chức, quyết định với đảng viên bị xúi giục, lôi kéo, đồng tình làm sai.

4. Các hình thức kỷ luật đảng viên vi phạm thực hiện theo đúng quy định của Điều lệ Đảng. Đối với đảng viên chính thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ. Đối với đảng viên dự bị: khiển trách, cảnh cáo.

Đảng viên vi phạm đến mức khai trừ thì phải khai trừ, không áp dụng hình thức xóa tên; cấp ủy viên vi phạm đến mức cách chức thì phải cách chức, không cho thôi giữ chức; đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì áp dụng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo, không đủ tư cách thì xóa tên trong danh sách đảng viên.

5. Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không “xử lý nội bộ”; bị tòa án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ; nếu bị xử phạt bằng hình phạt thấp hơn cải tạo không giam giữ hoặc được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính thì tùy nội dung, mức độ, tính chất, tác hại và nguyên nhân vi phạm mà xem xét, thi hành kỷ luật đảng một cách thích hợp.

6. Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật. Đảng viên bị thi hành kỷ luật về Đảng thì cấp ủy quản lý đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị – xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kỳ luật về Đảng, phải xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước và điều lệ của đoàn thể.

Khi các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị – xã hội đình chỉ công tác, khởi tố bị can hoặc thi hành kỷ luật đối với cán bộ, hội viên, đoàn viên là đảng viên thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho tổ chức đảng quản lý đảng viên đó biết. Chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức đảng quản lý đảng viên phải xem xét, xử lý kỷ luật về Đảng.

7. Một nội dung vi phạm chỉ bị xử lý kỷ luật một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong thời điểm kiểm tra, xem xét xử lý vụ việc, nếu đảng viên có từ hai nội dung vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận từng nội dung vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức kỷ luật; không tách riêng từng nội dung vi phạm của đảng viên để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.

8. Trong cùng một vụ việc có nhiều đảng viên vi phạm thì mỗi đảng viên đều phải bị xử lý kỷ luật về nội dung vi phạm của mình.

9. Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp, chi bộ có thẩm quyền thi hành kỷ luật, khi quyết định kỳ luật oan, sai đối với đảng viên phải chủ động thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định đó; nếu tổ chức đảng đã quyết định kỳ luật đối với đảng viên mà tổ chức đảng đó có vi phạm trong việc xem xét, xử lý kỷ luật đến mức phải kỷ luật thì cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cấp trên xem xét, quyết định.

10. Sau một năm, kể từ ngày có quyết định kỳ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (trừ quyết định kỳ luật khai trừ), nếu đảng viên không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỳ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực”.

Đồng thời, theo quy định tại như sau:

Về Khoản 5, Điều 2:

Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không “xử lý nội bộ”; bị tòa án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ; nếu bị xử phạt bằng hình phạt thấp hơn cải tạo không giam giữ hoặc được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính thì tùy nội dung, mức độ, tính chất, tác hại và nguyên nhân vi phạm mà xem xét, thi hành kỷ luật đảng một cách thích hợp.

– Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy và ủy ban kiểm tra từ cấp huyện trở lên khi phát hiện đảng viên vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật có thẩm quyền để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật, không được giữ lại để chỉ xử lý về kỷ luật đảng.

Khi đảng viên vi phạm pháp luật đang bị cơ quan pháp luật có thẩm quyền thụ lý theo quy định của pháp luật thì tổ chức đảng quản lý đảng viên không được can thiệp để đảng viên chỉ bị xử lý kỷ luật về Đảng, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý về chính quyền.

Đảng viên vi phạm kỷ luật của đoàn thể, vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước, tổ chức đảng có thẩm quyền sau khi xem xét, xử lý về kỷ luật của Đảng, phải kịp thời chỉ đạo hoặc đề nghị tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị – xã hội xem xét, xử lý về chính quyền hoặc đoàn thể đồng bộ với kỷ luật đảng.

– Sau 15 ngày, kể từ ngày tòa án tuyên phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên đối với đảng viên thì tòa án phải sao gửi bản án đã tuyên đến cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra của cấp ủy quản lý đảng viên. Căn cứ vào nội dung đã tuyên trong bản án, ủy ban kiểm tra giúp cấp ủy nghiên cứu bản án, hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục và trình cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ theo quy định của Điều lệ Đảng.

Bên cạnh đó theo quy định tại khoản 1 Điều 278 về tôi tham ô tài sản có quy định như sau:

“Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.

Do đó, hành vi của bạn đã cấu thành tội tham ô tài sản theo khoản 1 Điều 278 do đó, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi của mình và khung hình phạt ở đây là bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Đồng thời, theo quy định tại Hướng dấn số 09-HD/UBKTTW hướng dẫn thực hiện một số điều của quy định số 181- QĐ/TW ngày 30/3/2013 của bộ chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm thì trong trường hợp đảng viên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan pháp luật có thẩm quyền để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Quy định về thẩm quyền kỷ luật đảng viên ?

Thưa Luật sư! Cho tôi xin hỏi có 02 đồng chí: 1. Bí thư chi bộ nhà trường là Đảng ủy viên cơ sở. 2. Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường. 02 đ/c này cùng một nội dung vi phạm là :Sử dụng quỹ đóng góp của Hội phụ huynh học sinh chi không đúng mục đích thì Ban chấp hành Đảng ủy cơ sở có thẩm quyền kỷ luật 2 đ/c này không?

Xin cảm ơn.

Thẩm quyền kỷ luật đảng viên ?

Luật sư , điều lệ Đảng về kỷ luật Đảng viên, gọi:

Trả lời:

Điều 36 quy định về Thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm :

“1. Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ (kể cả cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, , thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ do cấp trên giao).

Đảng uỷ cơ sở quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ, cách chức cấp uỷ viên cấp dưới.

Đảng uỷ cơ sở được uỷ quyền quyết định thì có quyền quyết định khai trừ đảng viên, nhưng không phải là cấp uỷ viên cùng cấp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý.

2. Cấp uỷ tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ viên cùng cấp vi phạm nhiệm vụ do cấp uỷ giao.

Ban thường vụ cấp uỷ quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên, cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý vi phạm nhiệm vụ chuyên môn được giao.

3. Ban Chấp hành Trung ương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Bộ Chính trị.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; khiển trách, cảnh cáo Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

4. Uỷ ban kiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, nhưng không phải là cấp uỷ viên cùng cấp; quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp uỷ cùng cấp quản lý và cấp uỷ viên cấp dưới trực tiếp.

5. Cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra cấp trên có quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xoá bỏ hình thức kỷ luật do cấp dưới quyết định.

6. Đảng viên giữ nhiều chức vụ bị kỷ luật cách chức thì tuỳ mức độ, tính chất vi phạm mà cách một hay nhiều chức vụ.”

Theo như bạn trình bày, Bí thư chi bộ nhà trường là Đảng ủy viên cơ sở và Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường. 02 đồng chí này cùng một nội dung vi phạm là :Sử dụng quỹ đóng góp của Hội phụ huynh học sinh chi không đúng mục đích. Theo quy định tại khoản 1 điều 36 điều lệ Đảng thì chi bộ có thẩm quyền xử lý kỷ luật.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Đảng viên bị xử phạt hành chính có bị khai trừ ra khỏi Đảng không?

Thưa luật sư, Tôi hiện nay là đảng viên đang sinh hoạt tại địa phương X. Tuy nhiên, do mâu thuẫn cá nhân, tôi có cho bạn của tôi. Bạn tôi không phải đảng viên. Vậy liệu tôi có bị khai trừ ra khỏi đảng không ?

Cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Công ty Xin giấy phép . Với thắc mắc của bạn, Công ty Xin giấy phép xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Như bạn trình bày, người thân của bạn từ năm 2008, bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng. Căn cứ Điều 2, về nguyên tắc xử lý kỷ luật đảng viên, cụ thể như sau:

– Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất cứ cương vị lĩnh vực công tác nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh.

– Việc thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm phải thực hiện đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục và đúng thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Đảng, quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và hướng dẫn của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.

– Khi xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, thái độ tiếp thu phê bình và sửa chữa, khắc phục khuyết điểm; mục tiêu, yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng.

– Các hình thức kỷ luật đảng viên được thực hiện theo đúng quy định của Điều lệ Đảng. Đảng viên vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật đều phải thi hành kỷ luật nghiêm minh; vi phạm đến mức khai trừ thì phải khai trừ, không áp dụng hình thức xoá tên; cấp uỷ viên vi phạm đến mức cách chức thì phải cách chức, không cho thôi giữ chức; đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì áp dụng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo, không đủ tư cách thì xoá tên trong danh sách đảng viên.

– Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không “xử lý nội bộ”; bị toà án tuyên phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ; nếu bị xử phạt bằng hình thức thấp hơn, được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính thì tuỳ nội dung, mức độ, tính chất, tác hại và nguyên nhân vi phạm mà xem xét thi hành kỷ luật đảng một cách thích hợp.

– Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật. Đảng viên bị thi hành kỷ luật về Đảng thì cấp uỷ quản lý đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị – xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước và điều lệ của đoàn thể. Khi các cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị – xã hội đình chỉ công tác, khởi tố bị can hoặc thi hành kỷ luật đối với cán bộ, hội viên, đoàn viên là đảng viên thì phải thông báo ngay cho tổ chức đảng quản lý đảng viên đó biết. Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức đảng quản lý đảng viên phải xem xét xử lý kỷ luật về Đảng.

– Đảng viên vi phạm đang trong thời gian nghỉ thai sản theo chế độ quy định, đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc mất khả năng nhận thức, được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật.

Quy định 94/QĐ-TW không nêu rõ trường hợp đảng viên bị xử phạt hành chính về hành vi xâm hại đến sức khỏe người khác có bị xử lý kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng. Tuy nhiên, về nguyên tắc xử lý đảng viên vi phạm có nêu rõ tùy từng trường hợp cụ thể, tùy nội dung, mức độ, tính chất và nguyên nhân vi phạm mà xem xét thi hành kỷ luật đảng một cách thích hợp.

Do đó, nếu tại thời điểm vi phạm, xét thấy phải khai trừ người vi phạm ra khỏi Đảng để nêu gương, răn đe đối với các Đảng viên khác thì áp dụng hình thức kỷ luật là có căn cứ. Trân trọng!

4. Hình thức kỷ luật đảng viên ? Thủ tục khai trừ Đảng ?

Kính chào Xin giấy phép, tôi có một số thắc mắc xin được tư vấn như sau: tôi hiện là thành viên của UBKT cấp xã,tôi gặp một trường hợp quần chúng mới thực hiện chuyển hộ khẩu thường trú của mình đi nơi khác nhưng vẫn có mặt và hoạt động bình thường tại địa phương, sau đó được chi bộ tại địa phương giới thiệu đi học cảm tình đảng và được theo dõi,tiến hành các thủ tục kết nạp đảng viên đầy đủ theo quy định.

Theo báo cáo và nắm bắt của chi bộ đưa lên, hoàn toàn không đề cập hay báo cáo việc đã chuyển hộ khẩu của quần chúng này. Hiện chúng tôi được cấp huyện ủy chỉ thị phải làm rõ và tiến hành kỉ luật đảng đối với chi bộ và đồng chí này. Vậy tôi xin được hỏi trường hợp trên có phải là lỗi vi phạm kỉ luật đảng không vì trường hợp này quần chúng chuyển hộ khẩu thường trú đi trước khi học cảm tình đảng nhưng vẫn tạm trú tại địa phương và tham gia sinh hoạt, hoạt động đầy đủ theo quy định. Nếu đúng là vi phạm thì chúng tôi nên xử lí theo hình thức kỉ luật nào là phù hợp?

Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư !

Trả lời:

Chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới xin giấy phép,với thông tin câu hỏi bạn cung cấp chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Căn cứ vào trên thì không có một điều nào quy định trường hợp về tội quần chúng chuyển hộ khẩu đi nơi khác nhưng vẫn tạm trú ở nơi ở cũ và được giới thiệu đi học cảm tình đảng do đạo đức tốt là vi phạm pháp luật nên đây là trường hợp không bi xử lý kỷ luật do vậy mà việc chi bộ không khai báo ngừoi này đã chuyển hộ khẩu đi nơi khác nhưng vẫn tạm trú ở nơi cũ là không vi phạm điều lệ đảng và không bị xử lý kỷ luật đối với chị bộ và đồng chí này.

Để hiểu rõ hơn về các trường hợp đảng viên vi phạm và các hình thức kỷ luật đối với đảng viên bạn có thể xem tại và tham khảo

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trân trọng./.

>> Tham khảo thêm nội dung:

5. Đảng viên chơi hụi bị xử lý kỷ luật thế nào?

Kính chào Luật sư Minh Khuê, xin hỏi: Tơi tên D.G là Đảng viên, phó chánh thanh tra sở nội vụ Kiên Giang, vợ tôi là Đ.L là công chức Ban Thi đua nay tôi xin trình bày nội dung nhờ luật sư tư vấn.

Năm 2014 vợ tôi có làm chủ hụi (họ) tôi có tham khảo Bộ Luật Dân sự 2005, Nghị định 144 NĐ/CP, Luật công chức, Luật phòng chống tham nhũng thấy không sai nên có cho vợ làm, vợ tôi kêu các thành viên tham gia là gia đình bên vợ bên chồng và một số anh em ban ngành khác, tổng số 24 chân hụi 1 triệu/tháng có sổ sách rõ ràng hàng tháng mỗi người bỏ thâm kín ai bỏ cao người đó được hốt vợ tôi ăn huê hồng. Nay cơ quan nói vợ tôi làm hụi có lãi trái pháp luật, thu lợi bất chính nên xử lý kỷ luật cảnh cáo vợ tôi và cảnh cáo mặt đảng vi phạm những điều đảng viên không được làm và chính quyền với tôi. nay tôi xin tư vấn 03 nội dung sau:

1. Vợ tôi làm hụi có trái với quy định của pháp luật hay không?

2. Có thu lợi bất chính hay không?

3. Tôi có vi phạm những điều Đảng viên không được làm và kỷ luật đối với tôi có đúng không?

Xin trân trọng cám ơn luật sư.

Đảng viên chơi hụi bị xử lý kỷ luật thế nào?

:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Hình thức họ, hụi, biêu, phường được công nhận tại điều 479 () như sau:

“Điều 479. Họ, hụi, biêu, phường

1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thoả thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.

2. Hình thức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức .”

Điều 2 cũng quy định chính sách của Nhà nước về họ như sau:

Điều 2. Chính sách của Nhà nước về họ

1. Quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ.

2. Nghiêm cấm việc tổ chức họ để cho vay nặng lãi, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm hoặc các hành vi trái pháp luật khác để chiếm đoạt tài sản của người khác.”

Theo Nghị định 144/2006/NĐ-CP có hai hình thức hụi là hụi có lãi và hụi không có lãi:

“Điều 11. Họ không có lãi

Họ không có lãi là họ mà theo sự thoả thuận giữa những người tham gia họ, thành viên được lĩnh họ nhận các phần họ khi đến kỳ mở họ và không phải trả lãi cho các thành viên khác. Thành viên đã lĩnh họ có nghĩa vụ tiếp tục góp họ để các thành viên khác được lĩnh cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh họ.”

“Điều 17. Họ có lãi

Họ có lãi là họ mà theo sự thoả thuận giữa những người tham gia họ, thành viên được lĩnh họ nhận các phần họ khi đến kỳ mở họ và phải trả lãi cho các thành viên khác. Thành viên đã lĩnh họ có nghĩa vụ tiếp tục góp các phần họ để các thành viên khác được lĩnh cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh họ.”

Đối với trường hợp họ có lãi thì lãi suất đối với phần họ được thực hiện theo quy định tại Điều 476 của Bộ Luật Dân sự là không quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định – theo Điều 476 Bộ luật dân sự 2005 và lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định là 9%/năm – Quyết định 2868/QĐ-NHNN năm 2010. Do đó lãi suất trong trường hợp chơi hụi có lãi tối đa là 13.5%/năm tại thời điểm hiện nay.

Như vậy, hoạt động chơi hụi bản thân nó không vi phạm pháp luật mà nó chỉ bị nghiêm cấm nếu người chơi lợi dụng nó để che giấu hoạt động cho vay nặng lãi (chơi hụi có lãi với lãi suất cao hơn 13.5%), …. Trong trường hợp của bạn, nếu việc chơi hụi nhằm mục đích tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, không vi phạm những điều cấm của pháp luật, thì hoạt động này pháp luật sẽ bảo vệ. Nếu vợ bạn chơi hụi có lãi mà vượt quá lãi suất như đã nêu ở trên thì việc chơi hụi của vợ bạn trở thành cho vay nặng lãi và sẽ trái với quy định của pháp luật.

Đối với bạn là Đảng viên chơi hụi:

Theo điểm d khoản 3 điều 30 :

“3. Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

d) Cho vay nặng lãi, sử dụng các hành vi trái pháp luật dưới mọi hình thức để đòi nợ.”

Ủy ban kiểm tra Trung ương ban hành hướng dẫn điểm d khoản 3 điều 30 như sau:

“Cho vay nặng lãi, sử dụng các hành vi trái pháp luật dưới mọi hình thức để đòi nợ.

– Trực tiếp đứng ra làm “chủ hụi, họ” hoặc “cái hụi, họ”, dù một hay nhiều dây hụi, họ làm tổn hại tiền, tài sản của Nhà nước, của tập thể hoặc của công dân để trục lợi.

– Tuy không trực tiếp nhưng thông qua người thân (cha, mẹ, vợ, chồng, con) đứng ra làm chủ hụi, họ để thu lợi bất chính, thì tùy nội dung, mức độ, tính chất, tác hại, nguyên nhân vi phạm để xem xét, xử lý thích hợp.

– Lạm dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao để lừa dối lấy tiền công quỹ hoặc vay tiền của các tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng dùng vào mục đích cho vay nặng lãi hoặc chơi hụi, họ.

– Trực tiếp thu gom hoặc môi giới trong việc thu gom tiền của người khác để cho vay với lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch.

– Có trách nhiệm hoặc được giao trách nhiệm giải quyết những trường hợp vỡ hụi, họ, lừa đảo, trốn nợ mà giải quyết có lợi cho người trong gia đình, người thân quen không đúng quy định.”

Như vậy, nếu bạn là Đảng viên mà chơi hụi trái pháp luật thì sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật là khai trừ.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

6. Thời hạn kỷ luật đối với Đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng và chính sách quy hoạch cán bộ lãnh đạo ?

Xin chào luật sư Tôi năm năm 40 tuổi và hiện đang công tác tại Ban quản lý dự án của một huyện ở tây nguyên. Năm 1996 tôi thi trượt tốt nguyêp THPT sau đó tôi không tiếp tục thi nữa và đi học trung cấp chuyên nghiệp ( theo hệ 3 năm dùng bằng tốt nghiệp THCS ) ra trường xin vào công tác trong nhà nước cho đến nay. Năm 2010 tôi dùng bằng tốt nghiệp THCN để thi vào đại học và tiếp tục đi học lớp đại học tại chức kỹ thuật cầu đường nay đã có bằng.

Tôi xin hỏi như trường hợp của tôi đã có bằng đại học rồi nhừng không có bằng tốt nghiệp cấp 3 và chỉ có giấy xác nhận đã học xong chương trình cấp 3 thì theo quy dịnh pháp luạt có đủ điều kiện đưa vào quy hoạch cán bộ Lãnh đạo không?

Thời hạn kỷ luật đối với Đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng và chính sách quy hoạch cán bộ lãnh đạo ?

Luật sư tư vấn:

Luật Xingiayphep tư vấn quy định về thời hạn kỷ luật đối với Đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng và chính sách quy hoạch cán bộ lãnh đạo… theo quy định hiện hành:

hướng dẫn vấn đề quy hoạch cán bộ quản lý như sau:

Điểm 6-Mục I của hướng dẫn này có quy định về vấn đề quy hoạch đối với cán bộ đương chức như sau:

6. Quy hoạch đối với cán bộ đương chức:

Thống nhất thực hiện chủ trương quy hoạch cán bộ lên chức vụ cao hơn, không quy hoạch tái cử, tái bổ nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm khi xây dựng quy hoạch nhiệm kỳ tới và các nhiệm kỳ tiếp theo, cũng như khi rà soát, bổ sung quy hoạch của nhiệm kỳ hiện tại. Các đồng chí đương nhiệm về nguyên tắc đã phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ đang đảm nhiệm, nếu có triển vọng phát triển thì đưa vào quy hoạch chức vụ cao hơn; nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện tiếp tục tái cử thì là nguồn đương nhiên để xem xét khi tiến hành công tác nhân sự của khóa mới.

Nội dung đánh giá quy hoạch cán bộ như sau:

3. Phải đánh giá đúng cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch:

3.1. Nội dung đánh giá: Căn cứ để lựa chọn, giới thiệu cán bộ vào quy hoạch là tiêu chuẩn chức danh cán bộ, bao gồm tiêu chuẩn chung của cán bộ nêu trong Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ, theo các nội dung cơ bản sau:

– Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: nhận thức, tư tưởng chính trị; việc chấp hành chủ trương, đường lối, quy chế, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc giữ gìn đạo đức, lối sống, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác; tinh thần tự học tập nâng cao trình độ; tính trung thực, công bằng, khách quan, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác; việc chấp hành chính sách, pháp luật của vợ, chồng, con; mối quan hệ với nhân dân…

– Năng lực thực tiễn: thể hiện ở kết quả, hiệu quả công tác; tính chủ động, sáng tạo; mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; khả năng đoàn kết, tập hợp, quy tụ cán bộ; năng lực điều hành, tổ chức thực hiện; khả năng dự báo tình hình, xử lý những tình huống phức tạp phát sinh trong ngành, lĩnh vực, địa phương công tác.

– Uy tín: thể hiện thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm và kết quả đánh giá cán bộ.

– Sức khoẻ: bảo đảm sức khoẻ để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh quy hoạch.

– Chiều hướng, triển vọng phát triển, khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi được bố trí vào chức vụ cao hơn.

Như vậy, trường hợp của bạn đang là cán bộ quản lý nên hoàn toàn đủ tiêu chuẩn đưa vào quy hoạch cán bộ quản lý.

Xin chào văn phòng Xin giấy phép. Em là Phùng Thị Thủy, sn 1994 em có một câu hỏi mong anh ( Chị) giải đáp giúp em. Do chưa tìm được công việc phù hợp nên em muốn mở một cửa hàng bán vải nhỏ và sửa chữa quần áo đơn giản để trang trải sinh hoạt hằng ngày thì có cần đăng kí kinh doanh không? Khi đăng kí thì cần những thủ tục gì? Gặp ai để được đăng kí? Em không có hộ khẩu tại nơi em mở cửa hàng thì có sao không? Em mong anh (chị) tư vấn giúp em.em xin chân thành cảm ơn.

Theo quy định tại khoản 1-Điều 3- thì trường hợp mở cửa hàng bán vải, may đo, sửa chữa quần áo không thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh. Vì vậy, bạn phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật đăng ký kinh doanh.

Thủ tục đăng ký kinh doanh: (tiến hành theo )

Bạn phải đăng ký kinh doanh theo hình thức , theo đó thủ tục như sau:

– Hồ sơ đăng kí kinh doanh: (01 bộ)

+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;

+ Bản sao CMND;

– Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh:

Bạn nộp hồ sơ tới Phòng tài chính-kế toán thuộc UBND cấp Huyện nơi bạn mở cửa hàng kinh doanh.

– Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết yêu cầu:

+ Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và trao giấy biên nhận, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

+ Trường hợp sau 3 ngày mà không nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì bạn có quyền khiếu nại tới cơ quan đăng ký kinh doanh.

Kính chào Xin giấy phép, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: khi phát hiện đảng viên có hành vi vi phạm thì thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là bao nhiêu tháng. Kỷ luật ngay hay sau 6 tháng hoặc sau 12 tháng mới kỷ luật. Theo tôi được biết thì tại Nghị định 34/2011/NQQ-CP về thời hạn xử lý công chức; Nghị định 27/2012/NĐ-CP về xử lý viên chức. Tại điều 7 quy định thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng. Kể từ ngày phát hiện có hành vi vi phạm cho đến ngày cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật. Vậy đối với kỷ luật đảng viên thì thời hạn là bao nhiêu tháng. Xin trân thành cảm ơn./.

Theo quy định tại khoản 6-Điều 2- thì: Khi các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị – xã hội đình chỉ công tác, khởi tố bị can hoặc thi hành kỷ luật đối với cán bộ, hội viên, đoàn viên là đảng viên thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho tổ chức đảng quản lý đảng viên đó biết. Chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức đảng quản lý đảng viên phải xem xét, xử lý kỷ luật về Đảng.

Như vậy, thời gian để cấp ủy phải thực hiện xem xét kỷ luật đảng viên là 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về thắc mắc của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư, gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *